Viêm tai ngoài: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm tai ngoài cũng nguy hiểm không kém gì so với bệnh viêm tai giữa. Nếu không được điều trị sớm sẽ nhanh chóng chuyển sang qua giai đoạn nặng và nguy cơ mất thính giác vĩnh viễn là rất cao. Chính vì vậy các thông tin về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như cách điều trị cần được tìm hiểu thật kĩ.

viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là một trong những bệnh về tai mà chúng ta rất hay gặp phải

Viêm tai ngoài là gì?

Cách hiểu đơn giản nhất về bệnh viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng ở bên ngoài của tai và ống tai, nơi kết nối bộ phận bên ngoài của tai với màng nhĩ. Hiện tượng này thường được các bác sĩ gọi là viêm tai ngoài. Căn bệnh này thường xuyên xuất hiện ở những người hay tiếp xúc với nước, như vận động viên bơi lội, thợ lặn… Cụ thể là có tới 2.4 triệu người Mỹ khám bệnh viêm tai ngoài có nguyên nhân xuất phát từ việc thường xuyên bơi lội.

Xem thêm: Viêm tai ngoài cấp tính và những thông tin cần biết

Nguyên nhân gây viêm tai ngoài

Việc bơi hoặc tiếp xúc với nước quá lâu có thể dẫn đến viêm tai ngoài. Vì nước trong ống tai có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn.

nguyên nhân viêm tai ngoài
Nước vào tai khi bơi có thể gây viêm tai ngoài

Tình trạng viêm tai cũng có thể xảy ta nếu lớp da bên ngoài tai bị tổn thương. Cụ thể, việc gãi mạnh, dùng tai nghe, dùng bông gan cũng có thể kích ứng và tác động đến vùng da này. Khi lớp da này bị tổn thương là môi trường để vi khuẩn phát triển.

Ráy tai là lớp bảo vệ tự nhiên cho tai, chống lại hiện tượng nhiễm trùng. Nhưng nếu thường xuyên tiếp xúc với độ ẩm và trầy xước có thể gây viêm nhiễm. Nếu tiếp xúc với nước quá nhiều thì có thể làm ráy tai bị rửa trôi, làm tai dễ bị nhiễm trùng.

Triệu chứng viêm tai ngoài

Các triệu chứng của viêm tai ngoài thường có:

  • Sưng tai
  • Đỏ tai
  • Đau hoặc khó chịu trong tai
  • Chảy mủ ở tai
  • Ngứa ở tai
  • Giảm thính lực.
triệu chứng viêm tai ngoài
Đau tai là triệu chứng điển hình của viêm tai ngoài

Đau dữ dội ở mặt, đầu hoặc cổ có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã tiến triển đáng kể. Các triệu chứng thường kèm theo sốt và sưng hạch bạch huyết cho thấy nhiễm trùng đã phát triển.

Diễn tiến và các triệu chứng bệnh còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm tai ngoài

  • Những người thường xuyên bơi lội sẽ hay bị viêm tai ngoài. Đặc biệt là ở những nơi trong nước có chứa lượng vi khuẩn cao.
  • Tắm hoặc dùng dụng cụ vệ sinh tai quá thường xuyên cũng dễ khiến cho tai bị nhiễm trùng.
  • Những người có ống tai hẹp thì khả năng nước bị mắc kẹt lại trong tai càng cao. Đó là lý do tại sao trẻ nhỏ lại hay mắc căn bệnh này.
  • Những người thường xuyên dùng tai nghe, máy trợ thính, hay dùng các sản phẩm dễ gây kích ứng da cũng là đối tượng dễ mắc bệnh.

Tuy nhiên bệnh viêm tai ngoài không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

Xem thêm: Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh: Cách nhận biết và điều trị

Biến chứng viêm tai ngoài

Nếu không được điều trị sớm, bệnh viêm tai ngoài sẽ ngày càng nặng và dễ dẫn tới các biến chứng:

biến chứng viêm tai ngoài
Nhiều người bị mất thính giác khi viêm tai ngoài không được chữa trị
  • Mất thính giác tạm thời: Bạn có thể bị mất  thính giác trong một thời gian cho đến khi bệnh viêm tai ngoài được kiểm soát.
  • Viêm tai ngoài mạn tính: Tình trạng viêm tai ngoài được đánh giá là bước sang giai đoạn mạn tính khi mà các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 3 tháng. Ở giai đoạn này việc điều trị gặp nhiều khó khăn do có thể gặp phải chủng vi khuẩn hiếm gặp, phản ứng dị ứng da, dị ứng với thuốc điều trị.
  • Nhiễm trùng mô sâu hay còn gọi là viêm mô tế bào: Tình trạng viêm ở vùng tai ngoài gây nhiễm trùng vào sâu trong các mô của liên kết da.
  • Tổn thương xương và sụn: Khi viêm tai ngoài lan rộng có thể làm tổn thương vùng sụn và xương của phần dưới hộp sọ, gây đau nghiêm trọng. Biến chứng này hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường, người có hệ miễn dịch yếu. Khi viêm tai ngoài có dấu hiệu hoại tử hay được gọi là viêm tai ngoài ác tính nhưng không phải là ung thư.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Hiện tượng nhiễm trùng do viêm tai ngoài có thể lan rộng và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Chẳng hạn như não và các dây thần kinh gần đó.

Điều trị viêm tai ngoài

Như đã nhấn mạnh ở phần trên, việc điều trị bệnh nếu không được thực hiện sớm thì rất dễ gặp phải biến chứng. Bệnh viêm tai ngoài thường được điều trị như sau:

# Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi tiến hành các biện pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng bệnh và đưa ra hướng chữa trị hiệu quả.

điều trị viêm tai ngoài
Dùng thuốc nhỏ tai theo chỉ định của bác sĩ khi bị viêm tai ngoài
  • Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cùng với thuốc steroid để giảm sưng trong ống tai. Thông thường thuốc nhỏ tai sẽ được dùng trong vòng từ 7 đến 10 ngày.
  • Nếu viêm tai ngoài do nấm gây ra thì bác sĩ sẽ cho dùng thuốc nhỏ tai kháng nấm. Thông thường tình trạng này hay gặp ở những người bị tiểu đường, hệ thống miễn dịch kém.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen có thể giảm đau khá tốt.

Nhưng cần lưu ý là việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định.

# Điều trị tại nhà

Việc điều trị tại nhà khi bị viêm tai ngoài phần lớn là áp dụng các biện pháp phòng ngừa.Tức là luôn giữ cho tai trong tình trạng khô ráo và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Bạn nên:

Điều trị viêm tai ngoài tại nhà
Người bệnh viêm tai ngoài nên dùng nút chụp tai khi bơi lội
  • Dùng nút bịt tai khi tắm để ngăn nước chui vào tai.
  • Dùng mũ bơi khi bơi
  • Tránh làm trầy xước tai, cẩn thận cả khi dùng bông ngoáy tai.
  • Lau khô đầu và tai sau khi bơi để hạn chế nước rơi vào tai.

Tham khảo thông tin về viêm tai ngoài ở trẻ em

Trẻ em nhất là trẻ thường xuyên tiếp xúc với nước thì dễ bị viêm tai ngoài hơn những trẻ khác. Do cấu tạo ống tai của trẻ nhỏ hơn của người lớn nên nước khó thoát ra ngoài, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tai

Đau tai được coi là triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị viêm tai ngoài. Hơn nữa do trẻ nhỏ chưa thể diễn đạt được các triệu chứng nên cha mẹ cần phải chú ý hơn khi trẻ:

  • Hay chạm tay vào tai
  • Khóc khi bạn chạm vào tai của trẻ
  • Một số trường hợp có triệu chứng sốt
  • Có chất lỏng chảy ra từ tai

Cha mẹ không được chủ quan khi trẻ có những dấu hiệu bất thường ở tai, cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bệnh viêm tai ngoài hoàn toàn có thể chữa dứt điểm nếu áp dụng đúng theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Viêm tai ngoài ác tính: Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Viêm tai ngoài ác tính (tên tiếng anh Malignant Otitis Externa), còn được gọi  là viêm tai ngoài hoại tử...

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhỏ tai đúng cách

Thuốc nhỏ tai thường được dùng để điều trị nhiễm trùng tai và một số bệnh lý liên quan. Tuy...

Viêm tai ngoài cấp tính

Viêm tai ngoài cấp tính: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm tai ngoài cấp tính biểu hiện dưới dạng nhiễm trùng lan tỏa toàn bộ ống tủy hoặc cục bộ....

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh: Cách nhận biết và điều trị

Nhiễm trùng tai ngoài có thể ảnh hưởng đến ống tai hoặc mặt ngoài của màng nhĩ, một số trường...

Bệnh viêm tai ngoài có thể gây suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến xương ở vùng thái dương,...

Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không? Giải đáp thắc mắc

Viêm tai ngoài là là tình trạng da của ống tai bị nhiễm trùng và viêm sưng. Bệnh viêm tai...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *