Ra khí hư khi mang thai do đâu? Có cần điều trị?
Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể của chị em phụ nữ thường trải qua rất nhiều sự thay đổi. Một trong số đó không thể không nhắc là sự bất thường về dịch âm đạo. Nhiều bà bầu đã gặp phải tình trạng khí hư ra nhiều. Vậy ra khí hư khi mang thai và do đâu? Cần làm gì để xử lý tình trạng này? Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho bà bầu có những giải đáp rõ ràng.
Ra khí hư khi mang thai là do đâu?
Xuyên suốt khoảng thời gian mang thai, phụ nữ thường có nhiều sự thay đổi từ sức khỏe đến vẻ bề ngoài cùng. Nhiều nhất là những sự mệt mỏi do tình trạng ốm nghén, buồn nôn kéo dài. Không những vậy, nhiều bà bầu còn thường gặp tình trạng khí hư ra nhiều ở vùng kín dẫn đến lo sợ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi.
Các chuyên gia cho biết, khí hư là chất dịch nhầy tiết ra từ âm đạo, có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng, không có mùi hôi. Chúng đóng vai trò khá quan trọng trong việc giữ ẩm vùng kín và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cũng như việc bôi trơn khi quan hệ tình dục.
Đối với phụ nữ mang thai, khí hư cũng bị thay đổi khá nhiều so với bình thường. Chúng có thể bị thay đổi cả số lượng và tính chất. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ra khí hư nhiều khi mang thai là do nội tiết tố bị thay đổi nhiều khiến cơ thể chưa kịp tiếp nhận và thích nghi. Vì thế, khí hư tiết ra nhiều và thay đổi tính chất là điều hoàn toàn có khả năng.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác cũng tác động không kém dẫn đến tình trạng khí hư ra nhiều trong quá trình mang thai như:
- Trong suốt thời gian mang bầu, thai nhi được hình thành và phát triển về mặt kích thích đồng nghĩa với việc tử cung, cổ tử cung và các bộ phận thuộc khu vực vùng kín cũng có những sự thay đổi nhất định để thích ứng. Lượng khí hư tiết ra nhiều hơn để thích hợp điều hòa sự giãn nở của vùng kín cũng như điều hòa âm đạo;
- Vì nội tiết tố cơ thể bị thay đổi do mang thai dẫn đến nhu cầu sinh lý càng gia tăng. Điều này khiến cho khí hư tiết ra nhiều để điều hòa cơ thể và giải quyết các vấn đề sinh lý được dễ dàng hơn;
- Trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ, phần đầu của thai nhi sẽ bị chèn vào vùng xương chậu và gây ra hiện tượng khí hư tiết ra ngày một nhiều. Ở những tuần cuối, khí hư xuất hiện có thể có chứa các vệt dịch nhầy có lẫn máu. Và đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu sắp chuyển dạ để sinh.
Ra nhiều khí hư khi mang thai như thế nào là bất thường?
Như vừa mới đề cập, khí hư là chất dịch nhầy được tiết ra ở âm đạo có vai trò giữ ẩm vùng kín và ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại. Ra nhiều khí hư khi mang thai là hiện tượng bình thường, bà bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, khi tính chất của khí hư bị thay đổi ở thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh viêm nhiễm nguy hiểm. Bà bầu cần đặc biệt chú ý đến tình trạng ra nhiều khí hư kèm những biểu hiện sau:
1. Khí hư có màu trắng đục và có mùi hôi nhẹ
Khí hư có màu trắng đục là dấu hiệu cho biết dịch tiết âm đạo ở trạng thái bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lượng khí hư tiết ra nhiều kèm với mùi hôi khó chịu có thể là dấu hiệu của sức khỏe có vấn đề cần được quan tâm.
2. Khí hư có màu trắng đục và vón cục
Phần lớn các trường hợp khí hư có màu trắng đục và vón cục thường là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nấm men. Là một trong những tình trạng viêm nhiễm khá phổ biến và nhiều phụ nữ thường gặp phải khi mang thai. Các chuyên gia cho biết, tình trạng nhiễm nấm men trong thời kỳ mang thai thường ít khi gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc điều trị càng sớm và triệt để để phòng tránh đến quá trình sinh nở.
3. Khí hư có màu hồng
Một số trường hợp khí hư tiết ra có màu hồng nhạt đôi khi là dấu hiệu rất bình thường khi mang thai. Nguyên nhân chính là lúc vào những ngày đầu và ngày cuối thai kỳ nội tiết tố rất dễ bị thay đổi nên khiến cho khí hư có màu hồng. Và tình trạng này thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày.
Tuy nhiên, một số trường hợp ra khí hư có màu hồng khi mang thai có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo của việc sảy thai, nhiễm trùng hoặc quan hệ tình dục quá mức khi mang thai. Hiện tượng khí hư có màu hồng kéo dài trong nhiều ngày liền, bà bầu cần chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
4. Khí hư có màu đỏ
Ra nhiều khí hư có màu đỏ trong thời kỳ mang thai được cho là một dấu hiệu nguy hiểm. Lúc này, bà bầu cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nhất là các trường hợp có xuất hiện cục máu đông. Bởi vì, triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
Bên cạnh đó, cũng còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng khí hư có màu đỏ khi mang thai. Đó có thể là do tình trạng âm đạo bị nhiễm trình nặng. Vấn đề này cực kỳ nguy hiểm ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
5. Khí hư có màu vàng hoặc xanh
Khí hư tiết ra nhiều có màu vàng hoặc xanh có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Phổ biến nhất là do Chlamydia hay Trichomonas gây ra. Một số triệu chứng đi kèm thường gặp có thể là ngứa ngáy vùng kín, cơ quan sinh dục bị sưng tấy.
Mẹ bầu cần lưu ý, rất nhiều trường hợp bệnh lây qua đường tình dục thường không có triệu chứng cụ thể nào để phân biệt nếu không được tiến hành thăm khám. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp làm giảm các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản.
6. Khí hư có màu xám
Khí hư tiết ra từ âm đạo có màu xám khi mang thai có thể là dấu hiệu báo hiệu của tình trạng nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn. Mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn khi có mùi tanh khó chịu.
Một số trường hợp, hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo. Đây là một bệnh phụ khoa thường gặp, phổ biến ở phụ nữ đã quan hệ hoặc đang trong độ tuổi sinh sản. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến giai đoạn sinh nở. Việc điều trị sớm sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây hại và phòng ngừa các biến chứng có khả năng xảy ra.
7. Khí hư có màu nâu
Ra nhiều khí hư có màu nâu thường chỉ là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Hiện tượng này hoàn toàn không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày liền, không có dấu hiệu thuyên giảm và có đi kèm với mùi hôi khó chịu thì bà bầu cần chủ động thăm khám để được điều trị càng sớm càng tốt.
Ra nhiều khí hư khi mang thai có làm sao không? Có cần điều trị?
Khí hư bất thường trong khoảng thời gian mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hay các bệnh phụ khoa khác. Phần lớn, các bệnh lý này không những khiến bà bầu có cảm giác khó chịu vì vùng kín luôn ẩm ướt và có mùi hôi mà còn phải thường xuyên thay đổi quần lót. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và công việc của mẹ bầu. Hơn thế nữa, tình trạng viêm nhiễm còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và cả thai nhi. Có thể là những hệ lụy sau:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Nguyên nhân chính gây ra khí hư bất thường là do các vi khuẩn hoạt động quá mức, do đó, trong khí hư bị tiết ra ngoài có mang mầm bệnh. Nếu việc điều trị không kịp thời có thể lây lan đến cơ thể của thai nhi qua nhau thai. Điều này khiến thai nhi phát triển không bình thường và có thể gây dị tật thai nhi;
- Bà bầu khó sinh: Khi xuất hiện khí hư có màu hồng hoặc màu đỏ nhạt diễn ra nhiều lần trong giai đoạn mang thai có thể là do bà bầu đang gặp phải hiện tượng nhau thai tiền đạo. Một phần là do thai nằm ở vị trí thấp nhất trong tử cung khiến cho bánh nhau che một phần tử cung hoặc toàn bộ. Tình trạng này dẫn đến tình trạng xuất huyết hoặc gây khó sinh;
- Bà bầu sinh non, thậm chí sảy thai: Nếu nguyên nhân chính gây ra tình trạng khí hư tiết ra nhiều khi mang thai là do vi khuẩn lậu, virus HPV thì có thể khiến thai nhi không thể phát triển, từ đó dẫn đến tình trạng sinh non. Ở một mức độ nặng hơn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bất kể khí hư có màu sắc nào, nhiều hay ít hoặc kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy hay sưng tấy vùng kín, bà bầu cần sớm thăm khám và điều trị bệnh. Bởi vì, tình trạng ra khí hư khi mang thai khả năng tự khỏi là hoàn toàn hiếm gặp. Việc điều trị càng sớm thì phương pháp điều trị càng đơn giản và giúp tiết kiệm được phần nào cho việc chăm sóc con trẻ khi chào đời.
ĐỌC NGAY: Vùng kín, khí hư có mùi hôi khi mang thai cần làm gì?
Bà bầu nên làm gì khi khí hư ra nhiều?
Ra nhiều khí hư trong thời kỳ mang thai có màu trắng đục và có mùi hẹ là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu khí hư bị thay đổi tính chất và cả số lượng thì có thể cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề, thai phụ cần đặc biệt quan tâm và tuyệt đối không được chủ quan. Bởi vì, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý tiềm ẩn nào đó đáng lo ngại. Lúc này, bà bầu nên chủ động thăm khám cũng như có những phương pháp khắc phục phù hợp. Cụ thể hơn:
1. Tiến hành thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Theo lời khuyên của chuyên gia, phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và con. Việc thăm khám sẽ giúp phát hiện sớm những triệu chứng bất thường gây bất lợi cho sức khỏe của người mẹ và sự hình thành của thai nhi.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, khi khí ra tiết ra ngày một nhiều và có thay đổi tính chất như màu sắc, mùi hôi bất thường thì bà bầu cần chủ động thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tìm rõ nguyên nhân, từ đó đề ra phác đồ điều trị phù hợp với tình thời điểm thai kỳ.
2. Điều trị bằng thuốc được chỉ định
Việc dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai thường không được khuyến cáo bởi việc dùng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro cho cả mẹ và sự phát triển của thai kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp cần thiết vẫn được chỉ định điều trị bằng thuốc, bác sĩ vẫn có thể chỉ định sau khi cân nhắc kỹ lưỡng.
Phần lớn, ra nhiều khí hư khi mang thai thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chèn âm đạo là chính. Nhóm thuốc này chỉ có tác dụng tại chỗ mà không làm ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Song song, một số trường hợp khác có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Bên cạnh đó, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý. Nếu trong quá trình sử dụng có phát sinh các vấn đề bất thường, bà bầu cần báo cáo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
3. Áp dụng mẹo vặt dân gian
Đối với những trường hợp khí ra nhiều khi mang thai ở giai đoạn nhẹ hoặc vừa mới khởi phát, bà bầu có thể tận dụng một số loại thảo dược thiên nhiên để điều trị thay vì dùng thuốc Tây y. Cách điều trị này được đánh giá tương đối an toàn, lành tính và hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Điều này hoàn toàn phù hợp cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số mẹo vặt được nhiều bà bầu quan tâm và tin tưởng áp dụng:
– Vệ sinh “cô bé” bằng nước lá chè xanh:
Dùng nước lá chè xanh trị khí hư ra nhiều khi mang thai là một giải pháp hữu ích mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Trong một số tài liệu nghiên cứu cho biết, thành phần EGCG trong lá chè xanh có tác dụng diệt khuẩn, chống nấm men tốt, nhất là nấm Candida gây bệnh phụ khoa. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất khác còn có tác dụng cung cấp độ ẩm cho, giúp cân bằng môi trường pH trong âm đạo.
Cách thực hiện: Cho một nắm lá chè xanh tươi (đã rửa sạch) cùng 2 thìa cà phê muối hạt vào trong nồi. Thêm 2 – 2,5 lít nước rồi bắc lên bếp đun cho đến khi các dưỡng chất tan hết trong nước. Đổ ra chậu lớn, thêm một ít nước lạnh cho đủ ấm rồi dùng phần nước để vệ sinh vùng kín. Sau dùng, dùng khăn bông lau khô và mặc quần áo rộng rãi. Kiên trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
– Khắc phục tình trạng khí khi ra nhiều khi mang thai bằng lá diếp cá:
Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm và phòng ngừa viêm nhiễm nên hoàn toàn có thể sử dụng để loại bỏ các khí khi bất thường khi mang thai. Cách làm này còn có tác dụng cân bằng môi trường âm đạo và loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm.
Cách thực hiện: Mang 100g rau diếp cá rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất. Tốt hơn nếu ngâm rửa cùng với nước muối pha loãng. Vớt ra để ráo rồi cho hết vào trong nồi cùng 2 lít nước. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. Đổ hết phần nước ra chậu lớn, thêm một ít nước lã sao cho nước đủ ấm để vệ sinh vùng kín. Cuối cùng, dùng khăn bông lau sạch người và mặc quần áo rộng rãi.
– Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không:
Thêm một cách trị khí hư ra nhiều khi mang thai khác là xông hơi vùng kín bằng lá trầu không. Cách làm này tương đối dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian và tiền bạc, đặc biệt mang lại hiệu quả tương đối khả quan. Bởi trong lá trầu không có chứa lượng tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và tính sát trùng mạnh. Đồng thời, một số dưỡng chất khác còn giúp ức chế tình trạng viêm nhiễm và giúp vùng kín được khô thoáng.
Cách thực hiện: Đem khoảng 5 – 7 lá trầu không tươi đã được rửa sạch cho vào nồi cùng với 2 lít nước lã. Lưu ý, nên vò nhẹ lá trầu không trước khi cho vào nồi. Tắt bếp, đổ nước ra chậu lớn rồi dùng để xông hơi vùng kín cho đến khi nước nguội hẳn. Trong quá trình ngồi xông, bà bầu cần chú ý đến khoáng cách để tránh bị bỏng. Để gia tăng công dụng, có thể tận dụng phần nước đã nguội để vệ sinh vùng kín. Sau cùng là dùng khăn bông khô lau sạch và mặc trang phục thoải mái, rộng rãi.
4. Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc áp dụng mẹo vặt dân gian, bà bầu cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe tại nhà đặc biệt là việc vệ sinh vùng kín. Một vùng kín khỏe mạnh, không bị viêm nhiễm sẽ hỗ trợ được phần loại trong việc khắc phục tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai. Các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà bao gồm:
- Luôn giữ cho vùng kín luôn được khô thoáng và sạch sẽ thông qua việc vệ sinh cô bé ít nhất 2 lần 1 ngày. Trong việc vệ sinh, tuyệt đối không được thụt rửa sâu vào bên trong;
- Bà bầu có thể sử dụng thêm dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dụng để gia tăng công dụng loại bỏ vi khuẩn và khí hư ra nhiều. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên và tránh các sản phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh;
- Sau khi vệ sinh, nên dùng khăn bông khô để lau hết nước;
- Mặc trang phục thoáng mát, sạch sẽ và rộng rãi. Nhất là quần lót, tránh mặc quần lót quá chật hay ẩm ướt. Quần lót chật sẽ khiến vùng kín bị bí bách và dễ bị viêm nhiễm;
- Bên cạnh đó, bà bầu cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Một lối sống khoa học sẽ giúp bà bầu nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp thai nhi phát triển đúng giai đoạn;
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng hay bị áp lực quá mức. Bà bầu có thể tham gia một số bộ môn vận động nhẹ nhàng để cải thiện hệ miễn dịch như hành thiền, đi bộ nhẹ nhàng, yoga,…
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho các bà bầu nhận biết những triệu chứng bất thường của khí hư. Từ đó, cảnh giác và chủ động thăm khám sớm để tránh làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi cũng như qua trình sinh nở. Đồng thời, bà bầu cũng cần chủ động hơn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày để có được sức khỏe tốt nhất để sẵn sàng chào đón con trẻ ra đời.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Ra huyết trắng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm?
- Ra dịch màu vàng khi mang thai cảnh báo điều gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!