Cây xương rồng và những lợi ích đối với sức khỏe con người

Không chỉ được trồng để làm cảnh, cây xương rồng còn được sử dụng để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên trước khi sử dụng thảo dược này, bạn cần tìm hiểu kỹ để hạn chế các rủi ro tiềm ẩn.

xương rồng khế
Tìm hiểu về tác dụng của cây xương rồng đối với sức khỏe

Đông trùng hạ thảo Vietfarm - Thành tựu nghiên cứu chuyên sâu của Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược Cổ truyền Dân tộc. Sở hữu hàm lượng hoạt chất CAO NHẤT thị trường, đem đến nhiều hiệu quả ưu việt xứng danh món quà thượng phẩm cho sức khỏe người Việt.

Tìm hiểu về cây xương rồng

Xương rồng (danh pháp khoa học là Cactaceae) có nguồn gốc từ châu Mỹ và sinh trưởng chủ yếu ở vùng sa mạc hoặc nơi có nhiệt độ cao.

Vì sinh sống trong môi trường khắc nghiệt nên thân xương rồng có gai để dự trữ và hạn chế tối đa quá trình bay hơi nước.

Một cây xương rồng có tuổi thọ rất cao, dao động từ 25 – 300 năm. Loại cây này không chỉ được trồng để trang trí mà còn được sử dụng để cải thiện và tăng cường sức khỏe.

1. Lợi ích của cây xương rồng đối với sức khỏe

Cây xương rồng có chứa một số thành phần tốt cho sức khỏe – đặc biệt là giống xương rồng lê gai. Giống xương rồng này có hình dạng phẳng và có thể ăn được khi cây còn nhỏ.

cây xương rồng bàn chải
Cây xương rồng giúp làm giảm lượng đường trong máu và được sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường

Dưới đây là những lợi ích mà cây xương rồng đem lại cho sức khỏe con người.

  • Kháng virus: Xương rồng có khả năng chống một số virus (bao gồm virus: Herpes simplex, HIV và virus hợp bào hô hấp)
  • Bảo vệ các tế bào thần kinh: Các tế bào thần kinh có thể bị hư hại do quá trình lão hóa hoặc do một số nguyên nhân khác. Xương rồng có đặc tính bảo vệ dây thần kinh, ngăn chặn các tác nhân làm hư hại và mất chức năng của các cơ quan này.
  • Chứa nhiều chất chống oxy hóa: Xương rồng là loài thực vật có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các thành phần chống này có khả năng bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi sự tàn phá của gốc tự do.
  • Điều chỉnh lượng đường trong máu: Nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng xương rồng như giải pháp bổ sung nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên thành phần trong xương rồng chỉ hỗ trợ làm giảm lượng đường, do đó bạn nên kết hợp với thuốc điều trị để đem lại kết quả tốt nhất.
  • Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt là vấn đề thường gặp ở nam giới. Thành phần trong xương rồng có thể hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt nhưng không gây ra tác dụng phụ như những loại thuốc tây y khác.
  • Làm giảm cholesterol: Xương rồng có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể. Do đó hiện nay nhiều bệnh nhân cao huyết áp, xơ vữa động mạch đã sử dụng thảo dược này để hỗ trợ quá trình điều trị.

2. Cách sử dụng xương rồng

Bạn có thể ăn trực tiếp xương rồng để tăng cường và cải thiện các vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung xương rồng ở dạng phơi khô, bột, viên nang,…

Mặc dù xương rồng đã được chứng minh có thể đem lại nhiều lợi ích cho con người nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định các lợi ích này. Vì vậy, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này để cải thiện bệnh lý.

trái xương rồng tai thỏ
Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng viên nang, bột,… có chiết xuất từ xương rồng

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh tiểu đường

  • Dùng 300g xương rồng lê gai hấp và 500mg thân cây xương rồng nướng giòn
  • Dùng 1 lần/ ngày

3. Tác dụng phụ

Xương rồng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách.

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Những điều lưu ý khi sử dụng xương rồng

Mặc dù xương rồng là thảo dược thiên nhiên và ít gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như những loại thuốc Tây y. Tuy nhiên thảo dược này cũng có thể gây ra một số rủi ro khi sử dụng.

1. Lưu ý

Do đó bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai không nên sử dụng xương rồng. Thành phần trong thảo dược này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu bạn sử dụng xương rồng để điều trị tiểu đường, hãy trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều dùng của thuốc điều trị và thảo dược này.
  • Một số viên nang, bột được chiết xuất từ xương rồng có thể không đảm bảo nguồn gốc. Vì vậy bạn cần lựa chọn nơi bán uy tín.
  • Nhựa từ cây xương rồng có thể gây kích ứng và phồng rộp da – nhất là da của trẻ em.
  • Chống chỉ định xương rồng cho bệnh nhân có lượng đường trong máu thấp.
  • Nếu chuẩn bị thực hiện thủ thuật ngoại khoa, bạn không nên sử dụng xương rồng. Nên ngưng sử dụng xương rồng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

2. Tương tác

Cây xương rồng có thể tương tác với các loại thuốc trị bệnh tiểu đường.

Thuốc điều trị tiểu đường có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Do đó sử dụng nhóm thuốc này cùng với xương rồng có thể làm giảm lượng đường đột ngột.

Để ngăn ngừa rủi ro, cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi liều dùng của thuốc điều trị.

xương rồng nopal
Cần thận trọng khi sử dụng xương rồng với thuốc điều trị tiểu đường

Một số loại thuốc trị tiểu đường có thể tương tác với xương rồng, bao gồm:

  • Glyburide
  • Clorpropamide
  • Insulin
  • Glimepiride
  • Tolbutamide
  • Rosiglitazone
  • Piolitazone
  • Glipizide
  • Metformin

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với cây xương rồng. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút