Cập nhật phác đồ điều trị viêm da cơ địa mới nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da cơ địa là một tình trạng da mãn tính tiến triển. Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh lý này mà người bệnh nên biết.

phác đồ điều trị viêm da cơ địa
Phác đồ điều trị viêm da cơ địa mới nhất

Phác đồ điều trị viêm da cơ địa

Chẩn đoán

Chẩn đoán viêm da cơ địa được thực hiện dựa trên lâm sàng và các đặc điểm về tiền sử, hình thái, phân bố của các tổn thương da cùng các dấu hiệu lâm sàng liên quan.

1. Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh viêm da cơ địa có các dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi:

+ Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi (từ 0-1 tuổi)

  • Bệnh xuất hiện khoảng 3 tuần sau khi sinh
  • Tổn thương bắt đầu với những đám da bị đỏ, ngứa ở 2 má hoặc có thể là thân mình, da đầu, trán, cổ, mặt dưới các chi.
  • Tổn thương có thể sẽ xuất hiện ở đầu gối khi trẻ biết bò
  • Xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ bị vỡ, xuất tiết và đóng vẩy tiết. Mụn nước có thể bị bội nhiễm.
  • Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi thường hay tái phát, mãn tính
  • Khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi, bệnh sẽ tự khỏi

+ Viêm da cơ địa ở trẻ em

  • Hầu hết là do viêm da cơ địa ở thời kỳ nhũ nhi chuyển sang
  • Biểu hiện là da dày, xuất hiện sẩn đỏ, mụn nước khu trú hoặc lan tỏa cấp tính kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát
  • Nơi xuất hiện thường là ở nếp gấp khuỷu tay, cẳng tay, khoeo, hai bên cổ, mi mắt
  • Nếu trẻ tiếp xúc với lông gia cầm, gia súc, đồ len, dạ,…thì bệnh sẽ diễn biến thành cấp tính
  • Khoảng 50% sẽ khỏi bệnh khi được 10 tuổi

+ Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn

  • Dấu hiệu là vùng da mỏng trên mảng da dày, mụn nước, lichen hóa, sẩn đỏ dẹt, ngứa ở nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, da quanh mắt đối với thanh thiếu niên
  • Có hơn 20 – 80% người bệnh có dấu hiệu viêm da lòng bàn tay, chân
  • Viêm da quanh mí mắt, chàm ở vú

+ Những triệu chứng khác

  • Khô da do tăng mất nước qua biểu bì
  • Da cá, dày sừng nang lông, dày da lòng bàn tay, chân
  • Viêm môi bong vẩy
  • Chứng da vẽ nổi
  • Mi mắt dưới có 2 nếp gấp, viêm kết mạc tái diễn (có thể gây lộn mi), tăng sắc tố quanh mắt, đục thủy tinh thể

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Nồng độ IgE huyết thanh đặc hiệu và/hoặc chất gây dị ứng tăng cao
  • Sinh thiết cho thấy một hình viêm da xốp hóa cấp tính, bán cấp hoặc mãn tính không đặc hiệu. Có vai trò hữu ích để loại trừ các tình trạng khác, chẳng hạn như u lympho tế bào T ở da
  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hiếm khi cần thiết nhưng số kiểm tra số lượng tế bào máu hoàn chỉnh có thể hữu ích để loại trừ suy giảm miễn dịch.
  • Xét nghiệm tế bào da có thể xác định bội nhiễm S aureus.

3. Chẩn đoán xác định

Được chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn của Hanifin và Rajka.

+ Tiêu chuẩn chính

  • Ngứa
  • Biểu hiện điển hình của tổn thương là lichen hóa các nếp gấp ở trẻ em hoặc thành dải ở người lớn.
  • Vị trí thường là mặt hoặc mặt duỗi ở các chi
  • Tổn thương phát ban tái phát hay mãn tính
  • Tiền sử gia đình hoặc cá nhân có mắc các bệnh dị ứng

+ Tiêu chuẩn phụ

  • Da khô, dày sừng nang lông, vảy cá
  • Tăng đường kẻ lòng bàn tay, viêm da ở tay chân, viêm môi
  • Chàm vú, vẩy phấn, nếp ở cổ
  • Ngứa khi tiết mồ hôi
  • Tăng sắc tố quanh mắt
  • Mi mắt dưới có 2 nếp gấp (dấu hiệu Dennie-Morgan)
  • Viêm kết mạc
  • Giác mạc hình chóp
  • Đục thủy tinh thể dưới bao sau

Để chẩn đoán xác định cần phải có trên (hoặc bằng) 3 tiêu chuẩn chính và trên (hoặc bằng) 3 tiêu chuẩn phụ.

Tìm hiểu chi tiết: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa – Quy trình và chi phí thực hiện

Điều trị

Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa là dùng thuốc chống khô da và dịu da, chống nhiễm trùng, chống viêm, tư vấn cho người bệnh, gia đình biết cách điều trị và phòng bệnh.

điều trị viêm da cơ địa
Theo phác đồ điều trị viêm da cơ địa mới nhất, biện pháp điều trị bao gồm toàn thân và tại chỗ

1. Điều trị tại chỗ

+ Can thiệp phi phẫu thuật

  • Tắm được xem là một phần của điều trị và duy trì, tuy nhiên không có tiêu chuẩn về tần suất hoặc thời gian tắm thích hợp
  • Áp dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để cải thiện hydrat hóa da
  • Nên hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa nonsoap (trung tính đến pH thấp, không gây dị ứng và không có mùi thơm)
  • Có thể sử dụng liệu pháp quấn ướt có hoặc không có corticosteroid tại chỗ cho bệnh nhân viêm da cơ địa từ trung bình đến nặng để giảm mức độ mất nước.

+ Corticosteroids tại chỗ

  • Được khuyên dùng ở những bệnh nhân không đáp ứng với biện pháp chăm sóc da và thường xuyên sử dụng các chất làm mềm da
  • Người bệnh cần phải được xem xét tuổi, khu vực tổn thương, mức độ da khô, mức độ đáp ứng trước khi được chỉ định thuốc này
  • Áp dụng corticosteroid hai lần mỗi ngày
  • Sử dụng như một liệu pháp duy trì từ 1 –  2 lần một tuần trên những khu vực thường bùng phát bệnh để ngăn ngừa tái phát
  • Theo dõi và giải quyết để cải thiện các tác dụng phụ có thể xảy ra liên quan đến corticosteroid tại chỗ

+ Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

  • Được khuyến nghị trong điều trị viêm da cơ địa cấp tính và mãn tính
  • Đối với những bệnh nhân mắc viêm da cơ địa nhỏ hơn 2 tuổi bị bệnh từ nhẹ đến nặng, nên sử dụng thuốc bôi ngoài nhãn tacrolimus 0,03% hoặc thuốc mỡ pimecrolimus 1%.
  • Tuy nhiên, Pimecrolimus và thuốc mỡ tacrolimus có thể gây bỏng da và ngứa, đặc biệt là khi áp dụng cho da bị viêm cấp tính.
  • Nhóm thuốc này được dùng như một liệu pháp duy trì (2-3 lần mỗi tuần) trên các khu vực thường bùng phát giúp ngăn ngừa tái phát, trong khi giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid tại chỗ
  • Việc sử dụng đồng thời một corticosteroid tại chỗ với TCI có thể được khuyến nghị để điều trị viêm da cơ địa

+ Thuốc kháng sinh và sát trùng tại chỗ

  • Sử dụng mupirocin được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị viêm da cơ địa từ trung bình đến nặng và có các dấu hiệu lâm sàng nhiễm vi khuẩn thứ cấp

+ Thuốc ức chế Phosphodiesterase-4 (PDE-4) tại chỗ

  • Một chất ức chế PDE-4 tại chỗ là một lựa chọn không steroid trong điều trị viêm da dị ứng.
  • Thuốc bôi Crisaborole (Eucrisa) được chỉ định cho viêm da dị ứng nhẹ đến trung bình ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

+ Thuốc bạt sừng, bong vẩy như mỡ goudron, salicyle 5%(hoặc 10%), crysophanic, ichthyol

+ Petrolatum, urea 10% cho những vùng da khô

+ Dung dịch thuốc tím 1/10.000, Jarish, nước muối sinh lý 0,9%

2. Điều trị toàn thân

+ Thuốc điều hòa miễn dịch toàn thân

  • Cyclosporine, Azathioprine, Methotrexate được khuyến nghị cho bệnh nhân chống lại biện pháp điều trị tại chỗ thông thường
  • Mycophenolate mofetil, Interferon gamma được coi là liệu pháp thay thế cho bệnh nhân không đáp ứng hoặc chống chỉ định liệu pháp điều trị khác hay quang trị liệu
  • Steroid toàn thân được dành riêng cho các đợt cấp tính nặng, nghiêm trọng và chỉ sử dụng ngắn hạn

+ Thuốc chống vi trùng toàn thân

  • Chỉ được khuyến nghị cho những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng về nhiễm khuẩn
  • Hoặc thuốc được sử dụng để kiểm soát nhiễm trùng Herpetic và để điều trị viêm da dị ứng ở những bệnh nhân bị thủy đậu.
  • Acyclovir (Zovirax) là thuốc được chỉ định trong trường hợp này

+ Thuốc kháng histamine toàn thân

  • Thuốc kháng histamin được sử dụng ngắn hạn để giúp giảm triệu chứng ngứa do liên quan đến nổi mề đay cấp tính ở bệnh nhân viêm da cơ địa.
  • Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: Hydroxyzine (Atarax), Diphenhydramine (Benadryl)

+ Corticoid toàn thân

  • Sử dụng ngắn hạn khi bệnh bùng phát nặng.
  • Prednisolon 5mg: uống 2 – 4 viên/ngày trong 7 ngày.

Xem thêm: Các loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất và lưu ý khi dùng

3. Quang trị liệu

  • Đây là phương pháp điều trị bậc hai, chỉ được áp dụng nếu các phương pháp điều trị khác thất bại
  • Có thể được sử dụng như biện pháp duy trì ở người mắc viêm da cơ địa mãn tính
  • Nhiều hình thức trị liệu bằng ánh sáng có lợi cho việc kiểm soát bệnh và triệu chứng, bao gồm: ánh sáng mặt trời tự nhiên, tia cực tím dải hẹp B (NB-UVB), tia cực tím băng rộng B (BB-UVB), tia cực tím A (UVA), tại chỗ và psoralen toàn thân cộng với UVA (PUVA), tia cực tím A&B (UVAB) và liệu pháp Goeckerman.
  • Quang trị liệu có thể được sử dụng như một mình hoặc kết hợp với các chất làm mềm và steroid tại chỗ.
  • Liệu trình thực hiện được xác định bởi bác sĩ chuyên khoa

Trên đây là phác đồ điều trị viêm da cơ địa mới nhất. Người bệnh nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy hỏi trực tiếp bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc từ lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa

Lá đơn đỏ (đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn tía...) là thảo dược được dùng để trị nhiều bệnh....

Chữa viêm da cơ địa bằng sữa mẹ có được không?

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là một dạng tổn thương biểu bì da, phổ biến ở đối tượng trẻ...

Cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc đông y cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý về da thường hay gặp phải đa số ở trẻ em, người...

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa thường được chỉ định để xác định mức độ...

Top 7 kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa được tin dùng

Ngoài tác dụng cung cấp độ ẩm, giúp làm mềm da, một số loại kem dưỡng ẩm cho người bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *