Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống [cập nhật]
Hiện nay việc điều trị thoái hóa cột sống được áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Để làm tăng khả năng phục hồi tổn thương, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị thoái hóa cột sống dưới sự hướng dẫn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa.
Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống – [Cập nhật mới]
Thoái hóa cột sống gây hiện tượng tổn thương tại các đầu sụn, làm mất khả năng vận động và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chính sự rối loạn chuyển động trong cột sống gây ra các vấn đề đau lưng, tê bì và một số biến chứng nghiêm trọng khác.
Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống có thể là chủ động (do bệnh nhân thực hiện) hoặc thụ động (thực hiện cho bệnh nhân). Thông thường, các phương pháp điều trị được thực hiện nhằm kiểm soát các triệu chứng ban đầu và ít khi mang lại hiệu quả. Bởi hầu hết các phương pháp như tập thể dục, sử dụng thuốc giảm đau hay phẫu thuật cũng chỉ là bước đầu giúp cải thiện cơn đau nhức, suy nhược và làm giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng.
Vì vậy, bác sĩ đầu ngành vẫn khuyến khích bệnh nhân nên kiểm soát cơn đau do thoái hóa cột sống bằng phương pháp không xâm lấn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi cột sống ngày càng bị xơ cứng và gây khó khăn cho việc di chuyển? Vậy phác đồ điều trị thoái hóa hóa cột sống được thực hiện như thế nào?
– Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thụ động bao gồm:
* Sử dụng thuốc giảm đau:
Một số loại thuốc giảm đau điển hình được sử dụng để làm giảm cơn đau lưng do thoái hóa gồm có:
- Acetaminophen
- NSAID
- Steroid uống
- Thuốc làm giãn cơ
Hầu như các loại thuốc giảm đau này đều mang lại tác dụng kiểm soát cơn đau trong thời gian ngắn. Mặt khác, nó cũng mang lại rất nhiều rủi ro đối với sức khỏe tổng thể. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng loại thuốc giảm đau phù hợp.
* Tiêm ngoài màng cứng:
Bên cạnh các nhóm thuốc uống, bác sĩ có thể tiêm ngoài màng cứng trị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này giúp đưa thuốc giảm đau vào cơ thể nhanh và làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, cơn đau có thể bùng phát dữ dội hơn khi tan hết thuốc.
* Thao tác chỉnh hình:
Ngoài việc trị liệu, bác sĩ cũng sẽ sử dụng những chuyên môn đặc biệt để làm giảm triệu chứng đau nhức do thoái hóa như nắn xương khớp, xoa bóp vị trí bị đau nhức. Phương pháp này giúp làm giảm những áp lực lên mô thần kinh nhạy cảm, tăng phạm vi chuyển động, phục hồi lưu lượng máu, làm giảm hiện tượng căng cơ và tạo thành một loạt phản ứng hóa học trong cơ thể (giống như giải phóng endorphin – một chất giảm đau tự nhiên có trong cơ thể).
* Siêu âm:
Khi các triệu chứng đau lưng cấp tính do thoái hóa, siêu âm là phương pháp có thể giúp làm ấm khu vực đau nhức. Từ đó, nó giúp kích thích lưu lượng máu cần thiết cho khu vực này, đồng thời giúp kiểm soát được triệu chứng đau nhức.
* Massage trị liệu:
Massage trị liệu là giải pháp giúp cải thiện triệu chứng đau lưng, giảm tình trạng co cứng cơ, tăng khả năng chuyển động của lưu lượng máu, đồng thời kích thích endorphin trong cơ thể. Bên cạnh đó, các liệu pháp khác như châm cứu, trị liệu hành vi cũng có khả năng giúp làm giảm đau lưng. Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách chúng có thể gây tác dụng ngược và làm ảnh hưởng đến chức năng cột sống.
– Các phương pháp nằm trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống chủ động:
* Thể dục thể thao:
Để mang lại hiệu quả cho việc điều trị, các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao để duy trì hiệu quả cho việc điều trị. Một số những bài tập tăng cường được hướng dẫn cụ thể sẽ giúp ích cho quá trình luyện tập.
* Bỏ thuốc lá, bia rượu:
Khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng thoái hóa cột sống, bác sĩ chuyên khoa thường cảnh báo bệnh nhân nên ngưng việc hút thuốc, sử dụng bia rượu để hạn chế các biến chứng do thoái hóa gây ra. Một số nghiên cứu y khoa khẳng định, thoái hóa cột sống có phản ứng với những người thường xuyên hút thuốc lá.
* Duy trì cân nặng ở mức trung bình:
Tăng cân đột ngột tạo áp lực nghiêm trọng đối với cột sống và các vị trí xương liên quan. Vì thế, trong phác đồ điều trị thoái hóa cột sống, các bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân nên duy trì cân nặng ở mức vừa phải để làm giảm các triệu chứng căng thẳng giữa các cơ và dây chằng ở lưng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên duy trì thói quen vận động thường xuyên, tránh ngồi lâu ở một tư thế, tránh mang vác nặng, xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ như thế nào?
- Nên khám chữa thoái hóa đốt sống cổ ở bệnh viện nào uy tín?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!