Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau

Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi khi giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau
Hướng dẫn tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau

Thoái hóa cột sống và tư thế nằm

Thoái hóa cột sống không chỉ khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức mà còn làm bạn rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Bên cạnh đó những người bị thoái hóa cột sống nếu có tư thế ngủ kém sẽ khiến cơn đau ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Điều này xuất hiện là do những vị trí nhất định đặt áp lực không cần thiết lên hông, cổ và lưng gây căng thẳng.

Để có thể hạn chế xuất hiện tình trạng trên cũng như giúp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống đỡ đau khi ngủ, bạn cần duy trì đường cong của cột sống khi nằm trên giường. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần đảm bảo phần đầu, vai và hông có thể thẳng hàng với nhau, đồng thời lưng cũng được hỗ trợ đúng cách.

Những tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau

1. Nằm ngửa cùng với gối hỗ trợ đầu gối

Nằm ngửa được xem là một tư thế ngủ tốt giúp cho lưng luôn khỏe mạnh. Tư thế này giúp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống phân bố đều trọng lượng và toàn bộ chiều dài của cơ thể. Đồng thời tư thế nằm ngửa còn giúp bạn giảm thiểu được các điểm áp lực, đảm bảo sự liên kết tốt ở những vị trí quan trọng như đầu, cổ và cột sống của bạn.

Bên cạnh đó người bệnh cần đặt một chiếc gối nhỏ bên dưới đầu gối của bạn để hỗ trợ tốt và duy trì đường cong tự nhiên cho cột sống và cơ thể.

Bạn có thể thực hiện tư thế nằm ngửa cùng với gối hỗ trợ đầu gối bằng những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nằm thẳng lưng

Bước 2: Sử dụng một chiếc gối không quá mềm, không quá cứng để hỗ trợ tốt cho đầu và cổ

Bước 3: Đặt một chiếc gối nhỏ bên dưới đầu gối của bạn và giữ cho cột sống của bạn trung tính. Khi bạn sử dụng gối chèn vào vị trí này nó sẽ tác động và giữ đường cong ở lưng dưới của bạn luôn tốt

Bước 4: Bạn có thể sử dụng thêm một chiếc gối nhỏ hoặc một chiếc khăn nhỏ đã được cuộn tròn chèn dưới phần lưng của bạn để hỗ trợ thêm.

 Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau
Nằm ngửa cùng với gối hỗ trợ đầu gối – tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau

2. Nằm nghiêng với một chiếc gối đặt giữa hai đầu gối

Nếu tư thế nằm thẳng trên lưng (nằm ngửa) khiến bạn không cảm thấy thoải mái, bạn có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng với một cái gối đặt giữa hai đầu gối. Nằm nghiêng là một tư thế thoải mái, bên cạnh đó việc chèn một chiếc gối vào giữa hai đầu gối của bạn sẽ hỗ trợ sự tăng chân trên, giúp giảm đau khi bị thoái hóa cột sống. Đồng thời giúp phục hồi sự liên kết tự nhiên của hông, xương chậu và cột sống.

Bạn có thể thực hiện tư thế nằm nghiêng với một chiếc gối đặt giữa hai đầu gối bằng những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nằm trên giường và cẩn thận lăn sang một bên. Điều này cho phép hai vai bên trái hoặc bên phải của bạn và phần còn lại của cơ thể được tiếp xúc với nệm

Bước 2: Sử dụng một chiếc gối không quá mềm, không quá cứng để hỗ trợ tốt cho đầu và cổ

Bước 3: Kéo hai đầu gối lên một chút. Sau đó dùng một cái gối đặt giữa chúng

Bước 4: Nếu có một khoảng cách giữa cơ thể bạn và nệm, đặc biệt ở thắt lưng, bạn nên xem xét sử dụng một chiếc gối nhỏ hoặc một chiếc khăn nhỏ đã được cuộn lại đặt tại vị trí đó để được hỗ trợ thêm.

Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau
Nằm nghiêng với một chiếc gối đặt giữa hai đầu gối – tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau

Những người có thói quen ngủ một bên cũng có thể sử dụng một chiếc gối ôm lớn áp vào ngực và bụng để giữ cho lưng được thẳng hàng, đồng thời hỗ trợ tốt giấc ngủ. Tuy nhiên cho dù bạn đã sử dụng gối để hỗ trợ, bạn cũng cần chống lại sự thôi thúc luôn luôn ngủ nghiêng về một phía của mình. Bởi thói quen này sẽ khiến cơ thể của bạn xuất hiện sự mất cân bằng ở cơ bắp và gây nên chứng vẹo cột sống.

3. Nằm nghiêng với tư thế thai nhi

Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, việc áp dụng tư tế nằm nghiêng sau đó cuộn tròn như thai nhi có thể giúp bạn giảm đau. Đồng thời mang đến sự nhẹ nhõm cho bạn trong suốt giấc ngủ. Bởi khi bạn nằm nghiêng với đầu gối được nhét vào lòng ngực sẽ giúp bạn uốn cong cột sống. Đồng thời giúp mở rộng các khớp tạo sự thư giản.

Bạn có thể áp dụng tư thế nằm nghiêng và cuộn tròn như thai nhi bằng những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Lên giường và cẩn thận lăn sang một bên, cho phép hai vai bên trái hoặc bên phải của bạn và phần còn lại của cơ thể được tiếp xúc với nệm

Bước 2: Sử dụng một chiếc gối không quá mềm, không quá cứng để hỗ trợ tốt cho đầu và cổ

Bước 3: Nhấc nhẹ nhàng đầu gối về phía ngực, đồng thời cuộn thân mình về phía đầu gối cho đến khi lưng tương đối thẳng

Bước 4: Đổi bên liên tục để ngăn chặn sự mất cân bằng của cơ thể.

Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau
Nằm nghiêng với tư thế thai nhi – tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau

4. Nằm sấp với một cái gối nằm ở dưới bụng

Nằm sấp với một gối nằm ở dưới bụng là tư thế giúp những người bị thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm giảm nhanh tình trạng đau nhức. Đồng thời giúp cải thiện sử liên kết của cột sống.

Bạn có thể áp dụng tư thế nằm sấp với một cái gối nằm ở dưới bụng bằng những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Lên giường và lăn về phía trước

Bước 2: Sử dụng một chiếc gối không quá mềm, không quá cứng để hỗ trợ tốt cho đầu và cổ. Tuy nhiên tùy thuộc vào cảm giác của cơ thể, bạn có thể không sử dụng gối kê ở dưới đầu

Bước 3: Đặt một chiếc gối mỏng dưới bụng, hông và xương chậu để nâng cao phần giữa, đồng thời giảm bớt một số áp lực ra khỏi lưng.

Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau
Nằm sấp với một cái gối nằm ở dưới bụng – tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau

5. Nằm ngửa trong tư thế nghiêng

Những người bị thoái hóa cột sống có thể áp dụng phương pháp nằm ngửa trong tư thế nghiêng để giúp làm giảm cơn đau. Với tư thế này bạn cần đầu tư và sử dụng một chiếc giường có khả năng điều chỉnh độ cao của đầu và lưng phù hợp như một chiếc ghế tựa.

Nằm ngửa trong tư thế nghiêng - tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau
Nằm ngửa trong tư thế nghiêng – tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau

XEM THÊM: Bật mí 6 loại thảo dược trị thoái hóa cột sống lành tính dễ tìm

Những điều cần lưu ý khi áp dụng tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau

1. Chọn gối

Một chiếc gối đầu phù hợp có khả năng duy trì tư thế nâng cao tự nhiên của cổ, đồng thời giúp nâng đỡ cột sống một cách tự nhiên. Bên cạnh đó bạn cần lựa chọn một chiếc gối có khả năng tạo nên sự thoải mái cho bạn, có khả năng thích nghi với những vị trí khác nhau. Đồng thời có thể giữ nguyên hình dạng tổng thể của nó sau khi sử dụng. Bạn nên thay đổi gối sau khoảng 12 hoặc 18 tháng.

Những người thường xuyên áp dụng tư thế nằm ngủ trên lưng (nằm ngửa) sẽ phù hợp hơn với một chiéc gối mỏng. Bởi nếu bạn thường xuyên ngẩng đầu trong một đêm dài hoặc ngẩng đầu quá cao có thể tạo nên sự căng thẳng, áp lực lên cổ và lưng của bạn. Những chiếc gối mỏng ngày nay thường được thiết kế một cách đặc biệt để có thể giúp bạn cân bằng cổ, vai và lưng. Những chiếc gối này cũng là một sự lựa chọn lý tưởng nếu như bạn muốn đặt chúng dưới hông và thắt lưng.

Những người bị thoái hóa cột sống thường xuyên áp dụng tư thế ngủ nghiêng cần sử dụng một chiếc gối dày hơn để mang đến sự cân bằng trong thời gian ngủ và giúp bạn giảm đau. Để có thể hỗ trợ tốt, chiếc gối này sẽ giúp bạn lắp đầy hoàn toàn không gian giữa cổ và nệm.

Đối với những người thường xuyên ngủ sấp, bạn cần sử dụng một chiếc gối mỏng hoặc có thể không sử dụng gối. Bởi việc đẩy đầu về phía sau có thể tạo áp lực lên trên cổ của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể thử ngủ với tư thế nằm úp mặt vào một chiếc gối nhỏ nhưng chắc chắn rằng chỉ có phần trán được nhô lên. Điều này sẽ giúp bạn có thể thở khi úp mặt vào gối và giữ thẳng cổ.

2. Chọn nệm

Những người bị thoái hóa cột sống nên chọn cho mình một tấm nệm có khả năng hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh và mang lại sự thoải mái. Dựa vào hình dạng, kích thước và tỉ lệ của cơ thể có thể giúp bạn xác định được độ hỗ trợ cần thiết. Những người có hông rộng sẽ phù hợp với một chiếc nệm mềm hơn. Bởi chúng có thể giúp bạn giữ cho cột sống luôn thẳng hàng. Tuy nhiên trong những trường hợp khác, nệm mềm không phải là một sự lựa chọn hoàn hảo bởi chúng ít cung cấp sự hỗ trợ hơn. Việc cơ thể bị chìm quá sâu có thể làm các khớp bị xoắn lại. Đồng thời cột sống cũng dần thoát ra khỏi sự liên kết tự nhiên của chúng.

Một topper nệm bọt có thể được sử dụng để hỗ trợ bổ sung cho những chiếc nệm lò xo. Bên cạnh đó bạn cũng có thể đặt một tấm gỗ dán bên dưới chiếc nệm giúp tăng thêm độ cứng cho nệm.

Những điều cần lưu ý khi áp dụng tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống nên chọn một tấm nệm có khả năng hỗ trợ quá trình chữa bệnh và mang lại sự thoải mái

3. Vệ sinh giấc ngủ

Những người bị thoái hóa cột sống thường xuyên có cảm giác đau đớn làm gián đoạn giấc ngủ. Chính vì thế bạn không nên ngủ muộn. Bởi điều này sẽ giúp bạn bù lại giấc ngủ bị mất trong đêm. Bên cạnh đó bạn cần duy trì lịch trình đều đăn với thời gian ngủ và thời gian thức dậy phù hợp. Bởi hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi đêm.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng những mẹo vệ sinh giấc ngủ sau đây:

  • Tránh sử dụng những chất kích thích như cà phê vào mỗi buổi tối. Nếu cần phải uống một cốc, bạn hãy hoàn thành ly cuối cùng trước buổi trưa
  • Tránh luyện tập thể dục cùng với những bài tập nặng gần với thời gian bạn muốn đi ngủ. Bởi điều này có thể làm tăng mức adrenaline và nhiệt độ cơ thể khiến bạn khó ngủ hơn
  • Bạn nên tắm bằng nước ấm, đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thực hiện những bài tập yoga nhẹ nhàng trước khi đi ngủ từ 30 – 60 phút. Bởi điều này có thể giúp bạn dễ ngủ hơn
  • Làm mờ ánh sáng và loại bỏ những âm thanh gây khó chịu như Tivi, điện thoại và máy tính.

Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau không chỉ giúp người bệnh giảm nhanh cơn đau nhức khi ngủ mà còn giúp hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh. Chính vì thế bạn có thể áp dụng phương pháp hỗ trợ này cùng với phát đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để mau chóng hồi phục.

Tuy nhiên trong thời gian áp dụng, nếu nhận thấy cơn đau không thể thuyên giảm hoặc cơ thể xuất hiệu nhiều dấu hiệu lạ đi kèm như: Đau ngực; tê ở chân, mông hoặc háng; mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột; khó tiểu… bạn cần đến bệnh viện và trao đổi bác sĩ. Khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bạn.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, điều chỉnh tư thế nằm chỉ có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa biến dạng cột sống, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Thông tin về vấn đề “Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc về vấn đề nào, tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ

Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm chèn ép và...

Tổng hợp những bài tập Gym tốt cho cột sống

8 Bài tập đơn giản giúp duy trì cột sống khỏe mạnh

Luyện tập thể dục hằng ngày sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và cường tráng hơn. Mỗi bài tập...

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y là phương pháp an toàn, khá hiệu quả

5 bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn....

Tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6

Thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6 là tình trạng các đốt sống bị bào mòn do...

Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ như thế nào?

Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ như thế nào là vấn đề đang được nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *