Mổ thoái hóa cột sống có mấy phương pháp, chi phí bao nhiêu?
Thoái hóa cột sống là một căn bệnh về xương khớp, do quá trình lão hóa xương theo tuổi tác hoặc do tính chất công việc, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày. Thoái hóa cột sống thường gặp phải ở những người lớn tuổi, dân văn phòng, người làm việc nặng,… phương pháp điều trị nào là tốt nhất và chi phí cho việc điều trị có thực sự đắt đỏ.
Phương pháp mổ thoái hóa cột sống
Việc điều trị thoái hóa cột sống không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật, vẫn có thể chữa lành bệnh bằng các phương pháp Đông y, vật lý trị liệu kết hợp cùng với việc dùng thuốc giảm đau (theo sự hướng dẫn của bác sĩ).
Phẫu thuật chính là biện pháp cuối cùng giúp bệnh nhân giảm đau, không phải tất cả các trường hợp mắc phải đều tiến hành phẫu thuật, chỉ nên phẫu thuật đối với các trường hợp nặng.
Chỉ định điều trị bằng phương pháp mổ
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân mà các bác sĩ chỉ định có phẫu thuật hay là không. Bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật khi gặp phải các trường hợp:
- Thoái hóa cột sống, hẹp cột sống chuyển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân mất dần khả năng vận động.
- Rễ thần kinh bị chèn ép quá mức, các dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.
- Chấn thương do tai nạn.
- Các cơn đau dai dẳng, kéo dài khiến cho bệnh nhân không chịu đựng nổi.
Hiện nay, ngành Y học cho ra nhiều phương pháp phẫu thuật để chữa trị căn bệnh thoái hóa cột sống:
1/ Phương pháp mổ hở
Là một trong những phương án được lựa chọn nhiều nhất của các bệnh nhân, để giải phóng sự chèn ép của các dây thần kinh, bên cạnh đó không thể tránh khỏi các nguy cơ biến chứng như: mất máu, nhiễm trùng, máu đông,… cũng có các trường hợp phải tiến hành mổ lại lần thứ hai.
Phương pháp mổ hở không chỉ đem lại một kết quả khả quan mà còn tiết kiệm được một khoản phí.
2/ Phương pháp mổ nội soi
Áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào quá trình phẫu thuật, mổ nội soi chỉ cần một vết rạch nhỏ, kính hiển vi để thực hiện ca mổ. Phương pháp này đem lại độ an toàn cao, giảm bớt sự nguy hiểm và giảm khả năng bệnh tái phát.
Không phải trường hợp nào cũng có thể mổ nội soi, bệnh nhân mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống thì không được áp dụng mổ bằng phương pháp này.
3/ Phương pháp mổ và cố định cột sống
Phương pháp mổ này sử dụng ốc vít và dây kim loại để cố định cột sống, hàn nối hai hoặc nhiều đốt sống liền kề, loại bỏ khả năng các đốt bị lệch ra ngoài. Điều đáng lưu ý ở phương pháp mổ này sẽ để lại vét sẹo, thẩm mỹ không được cao, gặp khó khăn trong việc vận động sau mổ.
Các trường hợp áp dụng phương pháp mổ và cố định cột sống như: rối loạn phát triển cấu tạo cột sống, chấn thương cột sống và các dây thần kinh, chỉnh hình cột sống,…
4/ Phương pháp mổ thoái hóa cột sống bằng tia laser
Nếu phương pháp mổ trên để lại vết sẹo không nhỏ thì phương pháp mổ bằng tia laser sẽ không để lại sẹo cho bệnh nhân, có tính thẩm mỹ cao, ít để lại biến chứng. Phương pháp mổ bằng tia laser làm giảm sự chèn ép lên dây thần kinh, giảm áp suất đĩa đệm, kích thích khả năng tự phục hồi, chống nhiễm khuẩn cơ, xương, khớp.
Lưu ý trước khi tiến hành các ca mổ, bệnh nhân bắt buộc phải ngừng hẳn các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, để không gây ra tác dụng phụ với thuốc gây mê.
Chi phí để thực hiện một ca mổ thoái hóa cột sống
Chi phí cho một ca mổ hiện nay khá đắt đỏ, bất đắt dĩ mới thực hiện mổ, bệnh chưa đến mức nghiêm trọng thì nên áp dụng các phương pháp Đông y kết hợp dùng thuốc không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật.
Bệnh nhân chọn phương án điều trị bằng mổ hở là đa số vì chi phí thấp nhất trong các phương pháp mổ hiện nay, dao động từ 15 – 20 triệu đồng; 20 – 40 triệu đồng cho trường hợp mổ nội soi, nhưng nếu trường hợp khá phức tạp thì chi phí cho việc mổ nội soi là 40 – 50 triệu đồng (tính thêm các khoản phí về máy móc và kỹ thuật). Nếu bệnh nhân có Bảo hiểm y tế đúng tuyến sẽ tiết kiệm được khá nhiều trong quá trình điều trị.
Không chỉ có chi phí để thực hiện cho ca mổ mà còn rất nhiều chi phí khác như: chi phí bồi dưỡng, chi phí thuốc men trước và sau khi mổ, chi phí xét nghiệm, chi phí viện phí, chi phí cho việc tái khám,…
Những điều cần lưu ý trước và sau khi mổ thoái hóa cột sống
- Tránh đứng, ngồi trong thời gian quá dài, làm việc phải biết dành thời gian nghỉ ngơi, không tập thể dục quá tích cực, không tập các bài tập nặng, phải biết lựa chọn các môn tập cho phù hợp.
- Cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý với bệnh tình.
- Bổ sung canxi và magie có trong cá, tôm, cua,… có lợi cho xương.
- Hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, các thức ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
- Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn.
- Uống nhiều nước.
- Bổ sung các vitamin có trong các loại trái cây.
- Dùng thuốc theo lời dặn của bác sĩ.
Tự chăm sóc bản thân là rất quan trọng, xương bắt đầu thoái hóa từ khi còn trẻ chứ không phải về già xương mới bị thoái hóa, khi mắc phải cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 Bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ của ông bà ta
- Tư thế nằm cho người bị thoái hóa cột sống đỡ đau
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chuẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa nào.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!