Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ như thế nào?

Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ như thế nào là vấn đề đang được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi nếu vận động không đúng cách sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời kéo theo những cơn đau nhức dữ dội làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ như thế nào?
Tìm hiểu thông tin về người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ như thế nào

Tổng quan về bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng các đĩa đệm cột sống lâu ngày bị thoái hóa. Đĩa đệm cột sống có cấu tạo bao gồm bên trong là nhân gel, bao phủ nhân gel (bên ngoài) là các vòng dạng sợi collagen. Cả hai đều có công dụng giống như một vật bao phủ và hấp thụ những chấn động từ bên ngoài. Đồng thời chúng kết hợp với một dây chằng nhằm giữ các xương sống lại với nhau. Bên cạnh đó các khớp sẽ cho phép cột sống của bạn di chuyển như: Uốn cong lưng, khom người, xoay lưng, xoay cổ…

Bệnh thoái hóa cột sống xuất phổ biến nhất tại vùng thất lưng và vùng cổ. Bởi đây đều là những vị trí thường xuyên vận động. Khi đó đĩa đệm của bạn sẽ bị mất nước đông thời co rút lại, sự gắn kết và các chức năng của đĩa đệm cũng mất dần.Thời gian đầu bệnh thường không xuất hiện triệu chứng hoặc xuất hiện những cơn đau ở thắt lưng và đau ở cổ ở mức nhẹ. Lâu ngày bạn sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội khi di chuyển, mang vác vật nặng, nâng người hay thậm chí là gập lưng, ưỡn lưng hoặc xoay đầu.

Bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ, chạy bộ không?

Đi bộ, chạy bộ là một trong những môn thể thao rất tốt cho sức khỏe. Quá trình đi bộ, chạy bộ giúp hỗ trợ tăng cường máu lên não, đồng thời giúp xương chắc khỏe và củng cố sự dẻo dai. Ngoài ra việc vận động còn giúp cơ thể thúc đẩy khoáng chất, sức khỏe ổn định và ngăn chặn được nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Chính vì thế khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh cũng có thể đi bộ, chạy bộ hằng ngày. Tuy nhiên bạn cần thực hiện các hoạt động đúng cách. Điều này sẽ giúp bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm, đồng thời hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Ngoài ra lợi ích từ việc đi bộ, chạy bộ ở những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống còn là:

1. Tăng cường cơ bắp

Quá trình đi bộ, chạy bộ có thể giúp bạn tăng cường cơ bắp ở vùng thắt lưng, hông, tay và chân. Khi những cơ bắp này trở nên rắn chắc, chúng sẽ giúp cột sống luôn được khỏe mạnh, ổn định và ở đúng vị trí. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng bệnh, giúp xương và cột sống không còn bị ảnh hưởng bởi bệnh thoái hóa cột sống. Từ đó khắc phục được triệu chứng đau nhức.

2. Tăng độ đàn hồi

Khi kết hợp đi bộ, chạy bộ cùng với những bài tập căng cơ khác, độ đàn hồi tại cột sống của bạn sẽ dần được cải thiện. Điều này rất tốt với những người bị thoái hóa cột sống bởi khi mắc bệnh độ đàn hồi của đĩa đệm sẽ bị giảm.

3. Cung cấp chất dinh dưỡng cho đĩa đệm

Khi bạn không dung nạp đầy đủ chất dinh đưỡng, tình trạng thoái hóa của bạn sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó đĩa đệm bị thoái hóa sẽ có khả năng hư hại nhanh hơn so với những đĩa đệm được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời thiếu dinh dưỡng sẽ ngăn chặn và làm chậm quá trình điều trị đĩa đệm khi có vết nứt. Đi bộ giúp bạn vận động một cách nhẹ nhàng, tăng cường sự lưu thông máu có chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình điều trị và cải thiện bệnh lý.

4. Giúp giữ cân nặng ở mức hợp lý

Thường xuyên đi bộ, chạy bộ giúp ngăn chặn tình trạng béo phì, thừa cân, đồng thời duy trì cân nặng của bạn ở mức ổn định. Việc có cân nặng quá mức sẽ gây căng thẳng, tạo áp lực lên cột sống và các đĩa đệm. Khi đó tình trạng thoái hóa cột sống của bạn sẽ trở nên trầm trọng hơn, chức năng của đĩa đệm và cột sống cũng bị ảnh hưởng.

Đi bộ và chạy bộ giúp giữ cân nặng ở mức hợp lý
Đi bộ và chạy bộ giúp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống giữ cân nặng ở mức hợp lý

Ngoài ra, lợi ích từ quá trình đi bộ, chạy bộ đối với cơ xương khớp còn là những điều sau đây:

  • Hỗ trợ cột sống
  • Cải thiện tư thế và sức khỏe của cột sống
  • Tăng cường sức mạnh cho các cơ ở bàn chân, cẳng chân, hông và toàn bộ thân người.

Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ như thế nào?

1. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi bộ, chạy bộ

Người nên hỏi bác sĩ chuyên khoa về những bài tập đi bộ và những lời khuyên có chuyên môn. Điều này sẽ giúp bạn tránh được khả năng gây tường tích, đồng thời giúp quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống trở nên tốt hơn. Khi đó các bác sĩ sẽ có thể thiết kế một bài tập đi bộ, chạy bộ dành riêng cho bạn.

Ngoài ra bạn nên lưu lại những điều cần chuẩn bị trước khi đi bộ, chạy bộ dưới đây:

Chuẩn bị quần áo và giầy tập

Trước khi đi bộ và chạy bộ, bạn nên chuẩn bị cho mình những trang thiết bị thích hợp để hỗ trợ tốt quá trình tập luyện, đặc biệt là quần áo và giầy thể thao.Tốt nhất bạn nên tìm mua và sử dụng một đôi giầy được thiết kế riêng cho những người đi bộ, chạy bộ. Bệnh nhân không nên sử dụng giầy đá banh hoặc giầy chơi tennis để áp dụng trong trường hợp này. Bởi mỗi loại giầy đều có những công dụng và lợi ích khác nhau.

Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống nên chọn trang phục đi bộ, chạy bộ thật thoải mái. Việc sử dụng quần áo chuyên dành cho những người tập luyện thể thao sẽ tốt hơn rất nhiều so với những bộ quần áo thông thường của bạn. Đồng thời mang lại cảm giác thoải mái trong suốt quá trình tập luyện.

Thức ăn và nước

Trước khi đi bộ hoặc chạy bộ bạn nên ăn nhẹ và uống một ít nước. Bởi việc cung cấp đầy đủ năng lượng và nước uống trước khi luyện tập sẽ giúp bạn không bị đuối sức và kéo dài được thời gian vận động. Bạn có thể sử dụng thịt nạc, chất béo lành mạnh hoặc thức ăn ít béo, những loại thực phẩm có chứa carbohydrates như: Gạo, ngũ cốc, bánh mì, rau quả hoặc các loại trái cây…

Nước lọc hoặc nước tinh khiết sẽ giúp làm mát cơ thể của bạn trong quá trình vận động và giúp bạn không bị mất nước. Tốt nhất bạn nên uống 2 ly nước lọc trong bữa ăn nhẹ và cách 2 giờ trước khi bạn bắt đầu vận động. Tuy nhiên nếu bạn chỉ đi bộ, chạy bộ trong một thời gian ngắn, bạn không cần phải ăn. Thay vào đó bạn có thể chỉ sử dụng nước uống trong suốt quá trình vận động.

Trước khi đi bộ, chạy bộ, bạn nên uống nước lọc trong bữa ăn nhẹ
Trước khi đi bộ, chạy bộ, bạn nên uống 2 ly nước lọc trong bữa ăn nhẹ và cách 2 giờ trước khi bạn bắt đầu vận động

2. Thời gian đi bộ, chạy bộ

Bạn có thể đi bộ và chạy bộ ở bất kì thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên tốt nhất bạn vẫn nên vận động vào buổi sáng sớm và khi mặt trời bắt đầu lặng. Bên cạnh đó nếu bạn tập thể dục vào ban đêm, bạn nên trang bị cho mình những bộ quần áo có sọc phản quang. Điều này sẽ giúp xe cộ có thể nhìn thấy bạn, tránh va chạm, đồng thời tránh gây thương tích.

3. Các kỹ thuật đi bộ, chạy bộ cho người bị thoái hóa cột sống

Đi bộ và chạy bộ là một hoạt động an toàn và rất dễ thực hiện. Chính vì thế rất ít người quan tâm đến các kỹ thuật vận động. Tuy nhiên việc biết và áp dụng kỹ thuật đi bộ, chạy bộ rất quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp quá trình vận động của bạn trở nên hiệu quả hơn, các triệu chứng do bệnh thoái hóa cột sống gây nên cũng được tác động và thuyên giảm.

Khởi đầu nhẹ nhàng

Đối với những người vừa mới bắt đầu tập luyện, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng trong khoảng thời gian từ 5 – 15 phút để cơ thể có thể làm quen. Đồng thời bạn nên bước đi một cách nhẹ nhàng. Sau đó bạn cần tăng dần tốc độ, bước đi một cách dứt khoát. Đồng thời bạn cũng cần tăng thời gian dần đều ở mỗi buổi luyện tập. Tốt nhất bạn nên tập từ 30 – 90 phút/ngày và vận động ít nhất 3 – 4 buổi/tuần là tốt nhất.

Lưu ý: Bạn cần nghỉ ngơi ngắn sau khi đi bộ, chạy bộ một vài vòng.

Làm nóng cơ thể trước khi đi bộ

Bạn có thể nhẹ nhàng khởi động đầu gối trước khi đi bộ bằng cách xoay đều đầu gối từ trái sang phải và ngược lại trong 5 phút. Bên cạnh đó bạn cũng có thể kết hợp xoay đầu gối với những bài tập căng cơ khác thêm 5 phút. Điều này sẽ giúp cơ thể của bạn sẵn sàng cho mỗi buổi tập, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế được tình trạng chấn thương không mong muốn.

Tư thế đi bộ

Bạn cần áp dụng tư thế đi bộ đúng cách như sau:

  • Lưng luôn thẳng; đầu hướng lên và chính giữa hai vai; mắt nhìn thẳng, tập trung về phía trước
  • Thả lỏng vai nhưng thẳng và tránh trượt lên phía trước
  • Dùng cơ bụng để nâng đỡ cột sống và nâng đỡ thân của cơ thể. Để làm được điều này bạn cần đứng thẳng hoàn toàn và giữ cho dạ dày kéo vào một chút. Tránh nghiên về phía trước trong thời gian đi bộ
  • Chân và hông cùng chuyển động đồng thời về phía trước. Mỗi sải chân nên được thực hiện một cách tự nhiên nhất (không quá dài nhưng cũng không quá ngắn). Tuyệt đối không cố gắng bước thật dài và mất quá nhiều bước tiến
  • Thực hiện đánh tay một cách nhịp nhàng hai bên hông trong thời gian di chuyển
  • Khi đi bộ nhanh hoặc chạy bước chân của bạn cần nhanh hơn nhưng vẫn luôn duy trì hơi thở một cách bình thường và chậm rãi. Hơi thở phải đủ để tiếp tục một cuộc trò chuyện.
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cần áp dụng tư thế đi bộ đúng cách
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cần áp dụng tư thế đi bộ đúng cách

Nếu bạn bị thoái hóa cột sống và đang xem xét về những bài tập đi bộ, chạy bộ, bạn cần thoải mái vận động và không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Bởi việc vận động đúng cách sẽ giúp tình trạng bệnh lý và triệu chứng đau nhức của bạn mau chóng thuyên giảm, hỗ trợ tốt cho cột sống và đĩa đệm của bạn. Đồng thời giúp người bệnh hạn chế được những rủi ro và biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh.

Tuy nhiên nếu cơn đau ngày càng trở nặng sau thời gian vận động, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và áp dụng cách xử lý thích hợp.

Thông tin về vấn đề “Người bị thoái hóa cột sống nên đi bộ, chạy bộ như thế nào?” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắt nào về vấn đề nào, tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Liệu pháp châm cứu bấm huyệt giúp dân văn phòng đập tan cơn đau nhức

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu

Châm cứu được chứng minh có thể loại bỏ và kiểm soát cơn đau ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Phương pháp này hoạt động trên cơ chế...

Cách phòng tránh thoái hoá đốt sống cổ ở người trẻ

Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xuất hiện ở người già mà hiện nay số người trẻ...

Tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6

Thoái hóa đốt sống cổ C1 C2 C3 C4 C5 C6 là tình trạng các đốt sống bị bào mòn do...

7 bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ của ông bà ta

Thuốc Tây thường giúp chấm dứt triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ....

Các loại thảo dược trị thoái hóa cột sống có ở quanh nhà

Bật mí 6 loại thảo dược trị thoái hóa cột sống có ở quanh nhà

Từ xa xưa, các loại cây cỏ đã được ông bà ta áp dụng để điều trị nhiều bệnh khác...

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Các loại thực phẩm phù hợp có thể hỗ trợ sức khỏe của xương khớp, dây thần kinh và các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *