Nhịp nhanh xoang là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nhịp nhanh xoang là tình trạng nhịp tim đập trên 100 chu kỳ mỗi phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cần xác định chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị đúng cách.

Nhịp nhanh xoang là gì?

Nhịp xoang là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ nhịp tim của con người được chi phối bởi các nút xoang đặt tại thành tâm nhĩ phải. Bình thường, các nút xoang đảm nhận chức năng giống như một cái máy phát nhịp tim tự nhiên. Chúng sẽ phát ra các tín hiệu điện lan truyền tới hệ thống điện nằm trong cơ tim để tim của chúng ta được co bóp đều đặn, quá trình này tạo ra nhịp tim hay nhịp xoang.

Nhịp nhanh xoang là gì
Nhịp nhanh xoang là tình trạng nhịp tim tăng lên trên 100 chu kỳ mỗi phút ở người trưởng thành

Bình thường, nhịp xoang của một người trưởng thành khỏe mạnh có tần số dao động từ 60 – 100 chu kỳ mỗi phút. Trong khi đó trẻ sơ sinh có nhịp xoang cao hơn, khoảng 110 – 150 chu kỳ/phút. Trẻ từ 2 – 6 tuổi nhịp xoang dao động từ 60 – 125 chu kỳ/phút. Tuy nhiên, ngoài tuổi tác thì tần số tim có thể bị chi phối bởi một số yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, chế độ luyện tập, trạng thái cân bằng của hệ thần kinh thực vật.

Nhịp nhanh xoang là hiện tượng xảy ra khi chỉ số trên vượt quá ngưỡng bình thường đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác như hồi hộp, đánh trống ngực, choáng váng, khó thở, tức ngực. Ví dụ như một người trưởng thành sẽ được chẩn đoán mắc chứng nhịp nhanh xoang khi tim đập trên 100 nhịp/phút. Đây có thể là một phản ứng sinh lý bình thường sau khi cơ thể vận động mạnh, sử dụng chất kích thích nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về nghiêm trọng về sức khỏe cần sớm được điều trị.

→Xem thêm: Loạn nhịp xoang là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang

Hiện tượng nhịp nhanh xoang thường xảy ra sau khi bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe. Đôi khi, các yếu tố như tâm lý, lối sống hay thói quen sử dụng chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng bệnh này.

Nhịp xoang nhanh do các vấn đề về y tế:

  • Sốt cao
  • Giảm tuần hoàn máu đến cơ tim
  • Giảm huyết áp hoặc huyết áp cao quá mức
  • Bệnh mạch vành
  • Nhồi máu cơ tim
  • Nhiễm trùng trong cơ thể
  • Thiếu máu
  • Bệnh cường giáp
  • Suy tim mất bù
  • Bệnh u tủy thượng thận
  • Mất ngủ
  • Bệnh nhồi máu phổi
  • Bệnh phổi mãn tính

Tác dụng phụ của thuốc:

  • Thuốc đối kháng cholinergic
  • Ngừng dùng thuốc chẹn beta giao cảm một cách đột ngột

Các nguyên nhân khác gây nhịp nhanh xoang:

  • Uống nhiều cà phê
  • Hút thuốc lá
  • Dùng hồng phiến (amphetamine)
  • Thiếu oxy
  • Đau nhiều
  • Giận dữ, lo lắng hoặc sợ hãi quá mức

Dấu hiệu nhịp nhanh xoang

Các triệu chứng nhịp nhanh xoang dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác về tim mạch. Người bệnh nên thận trọng đi khám khi thấy các biểu hiện bất thường dưới đây:

  • Thường xuyên có cảm giác hồi hộp
  • Khó chịu trong lồng ngực
  • Tim đập nhanh. Có thể cảm thấy rõ ràng từng hồi trống đang rung lên trong lồng ngực. Có khi tim đập quá mạnh đến mức người bệnh cảm tưởng như bộ phận này muốn nhảy vọt ra khỏi lồng ngực.
  • Hay xuất hiện cảm giác ngộp thở, khó thở giống như khi một người bị nhốt trong lồng kín mà thiếu không khí. Hoạt động hít vào, thở ra đều gặp khó khăn.
dấu hiệu nhịp nhanh xoang
Khó thở, đau thắt ngực là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhịp nhanh xoang
  • Ngực đau tức, khó chịu. Cảm giác đau nhói thường xuyên xuất hiện do lưu lượng máu đến cơ tim giảm. Tuy nhiên, nếu có cảm giác ngực đau thắt giống như bị ai đó bóp chặt thì không nên vội vàng chẩn đoán là nhịp nhanh xoang bởi đây rất có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Tứ chi rã rời không muốn đụng tay đụng chân làm bất cứ việc gì. Đôi lúc bệnh nhân sẽ có cảm giác gần như ngất xỉu nhưng vẫn còn nhận thức rõ mọi việc đang diễn ra.
  • Bước đi không vững vàng
  • Tình trạng buồn nôn, nôn ói có thể xuất hiện
  • Choáng váng, đầu óc quay cuồng, lâng lâng. Nguyên nhân là do hoạt động co bóp của cơ tim giảm khiến máu không cung cấp đủ lên não bộ.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Trường hợp nhịp xoang nhanh xoang xảy ra sau khi bạn bị căng thẳng, sợ hãi quá mức, hoặc sau khi sử dụng chất kích thích, vận động mạnh thì bạn không cần quá lo lắng. Hiện tượng này thường trở về bình thường sau khi các vấn đề trên được khắc phục. Đây còn được gọi là nhịp nhanh xoang sinh lý.

Tuy nhiên, nếu nhịp nhanh xoang có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, bệnh ở tim, cường giáp hay do bệnh lý khác, bạn nên tới bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt. Nhất là khi có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây:

  • Xuất hiện các cơn đau tức ngực liên tục
  • Khó thở, bồn chồn không yên
  • Mệt mỏi nhiều
  • Thường xuyên hồi hộp hoặc đánh trống ngực
  • Chóng mặt
  • Choáng váng, ngất xỉu

Tham khảo thêm: Các bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp hiện nay

Nhịp nhanh xoang có nguy hiểm không?

Ở người bị nhịp nhanh xoang, các triệu chứng như hồi hộp, choáng váng, tim đập nhanh, đau thắt ngực xảy ra thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi, hoang mang. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, khả năng lao động, hoặc tập cũng như chất lượng sống của người bệnh.

Thêm vào đó, nhịp nhanh xoang còn là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều vấn đề về y tế. Các bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm đều có thể phát sinh thêm nhiều biến chứng phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Chẩn đoán nhịp nhanh xoang

Các kỹ thuật đang được áp dụng để chẩn đoán nhịp nhanh xoang bao gồm:

Thăm khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về một số vấn đề như:

  • Lý do đi khám: Thông thường, nhiều bệnh nhân tới bệnh viện khám khi thấy các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, thường xuyên hồi hộp hoặc đánh trống ngực
  • Thời điểm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng
  • Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh
  • Khai thác tiền sử bệnh lý
  • Day xoang cảnh
  • Ấn nhãn cầu chẩn đoán phân biệt bệnh
  • Ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng khác có thể là căn cứ để bác sĩ xác định được nguyên nhân gây nhịp nhanh xoang, ví như như cơ thể bị mất nước, sốt,…
  • Xác định tính chất khởi phát của tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực hoặc các cơn tim nhanh.
chẩn đoán nhịp nhanh xoang
Điện tâm đồ chẩn đoán nhịp nhanh xoang

– Chẩn đoán cận lâm sàng:

  • Ghi điện tâm đồ: 12 chuyển đạo
  • Tần số nhịp xoang ≥ 100 ck/phút
  • Nghiệm pháp Valsava
  • Xét nghiệm T3, FT4 hay TSH để sàng lọc bệnh cường giáp. Căn bệnh này thường có các biểu hiện như mất ngủ, giảm cân, thường xuyên bị run tay, hồi hộp, tay đổ nhiều mồ hôi
  • Hội chứng cường Aldosterone thường có các dấu hiệu như hạ kali huyết, nhịp xoang nhanh xuất hiện kèm theo các cơn đỉnh tăng huyết áp. Bác sĩ cần trao đổi với bệnh nhân để xác định được chỉ số huyết áp ở đỉnh, đồng thời kết hợp thực hiện các phương pháp cận lâm sàng khác để chẩn đoán bệnh ( bao gồm xét nghiệm nồng độ Aldosterone, chụp CT hay chụp MRI ổ bụng).

Nhịp nhanh xoang có chữa khỏi được không?

Hầu hết các trường hợp bị nhịp nhanh xoang sinh lý thường không phải điều trị. Nhịp xoang sẽ trở lại bình thường khi có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, tâm lý thoải mái và các yếu tố nguy cơ bị loại bỏ.

Ngược lại, việc chữa trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt đối với các trường hợp bị nhịp nhanh xoang xuất phát từ các vấn đề về sức khỏe. Việc có chữa khỏi nhịp nhanh xoang hay không và tiên lượng về thời gian điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như khả năng kiểm soát tâm lý của mỗi cá nhân.

  • Trường hợp đang gặp các vấn đề về sức khỏe, người bệnh nên tích cực chữa trị theo phác đồ của bác sĩ. Nhịp xoang sẽ được điều chỉnh về mức ổn định khi bệnh được khắc phục.
  • Việc thay đổi thuốc điều trị có thể cho hiệu quả đối với các đối tượng bị nhịp nhanh xoang do tác dụng phụ của thuốc.

Một số trường hợp bị nhịp nhanh xoang không tìm ra nguyên nhân khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn, phức tạp. Bệnh nhân cần phải kiểm soát được toàn bộ các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể thì mới ổn định được chức năng nút xoang, đưa nhịp tim trở lại bình thường.

Cách điều trị nhịp nhanh xoang

Bệnh nhịp nhanh xoang dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào thì trước tiên người bệnh cũng cần quản lý được căng thẳng và thay đổi lối sống để giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ có thể gây kích thích nhịp tim. Tùy thuộc vào căn nguyên và mức độ nghiêm trọng mà bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc hay can thiệp ngoại khoa.

Thuốc chữa nhịp nhanh xoang

Bao gồm:

  • Thuốc chẹn beta: Loại thuốc này có tác dụng thư giãn mạch máu, ức chế quá trình giải phóng các chất kích thích làm tăng nhịp tim. Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhịp nhanh xoang do căng thẳng, sợ hãi, cảm xúc không ổn định.
  • Thuốc Ivabradin: Bệnh nhân bị nhịp nhanh xoang không rõ căn nguyên thường được chỉ định loại thuốc này.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc chẹn canxi, thuốc Amiodaron, thuốc điều trị bệnh lý liên quan
thuốc chữa nhịp nhanh xoang
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị nhịp nhanh xoang được áp dụng phổ biến

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi dùng thuốc Tây chữa nhịp nhanh xoang:

Việc sử dụng thuốc điều trị nhịp nhanh xoang không đúng cách có thể gây rối loạn nhịp tim trầm trọng hơn. Chính vì vậy, trong quá trình chữa trị, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Chỉ dùng thuốc được bác sĩ kê đơn
  • Uống đúng liều, đủ thời gian
  • Không tự ý ngừng uống thuốc một cách đột ngột mà chưa có sự cho phép của bác sĩ
  • Không dùng lại đơn thuốc cũ
  • Tái khám sau khi hết thuốc để bác sĩ điều chỉnh hướng điều trị cho phù hợp

Cách chữa nhịp nhanh xoang bằng ngoại khoa

Nếu nhịp xoang vẫn không được kiểm soát sau khi dùng thuốc, bác sĩ có thể cân nhắc đề nghị đốt điện tim hoặc phẫu thuật. Sau can thiệp, nhịp tim có thể đập chậm hơn bình thường nên một số trường hợp sẽ được đặt máy tạo nhịp tim.

Cách phòng ngừa nhịp nhanh xoang

Để nhịp tim luôn ổn định và giảm thiểu nguy cơ bị nhịp nhanh xoang, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích có thể gây tăng nhịp xoang như bia, rượu, cà phê
  • Không hút thuốc lá
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch vào trong thực đơn. Chúng bao gồm cá béo ( ăn ít nhất 2 lần/tuần), rau củ quả tươi, ngũ cốc, thịt gia cầm (bỏ da), sữa đã được tách béo.
  • Cắt giảm thịt đỏ và đồ ngọt trong thực đơn. Sử dụng nhóm thực phẩm này quá nhiều có thể gây tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
  • Tập thể dục từ 30 – 60 phút mỗi ngày với cường độ tăng dần. Lựa chọn các bộ môn phù hợp với sức khỏe, chẳng hạn như yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền. Tránh cố gắng tập luyện quá mức dễ dẫn đến nhịp nhanh xoang.

Có thể bạn quan tâm

chữa bệnh viêm xoang bằng tỏi

Chữa viêm xoang bằng tỏi theo những cách của người xưa [TỔNG HỢP]

Viêm xoang không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn mang lại cảm giác khó chịu mãn...

Viêm xoang bướm là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

Chúng ta có rất nhiều xoang, tương ứng với từng loại xoang sẽ có các loại viêm xoang. Bệnh viêm...

Cách dùng cây bạc đầu chữa viêm xoang tại nhà và lưu ý

Cây bạc đầu là loại cây thân thảo, mọc hoang lại nhiều ở các vùng ẩm ướt. Vì mang bản...

Quả dứa có khả năng chữa khỏi bệnh viêm xoang.

Mẹo chữa viêm xoang bằng dứa hay không phải ai cũng biết

Quả dứa là một loại trái cây không còn xa lạ với chúng ta. Nó cung cấp nhiều vitamin, chất...

Chữa viêm xoang bằng khí dung là gì? Liệu có hiệu quả không?

Khí dung điều trị viêm xoang mũi là phương pháp điều trị tại chỗ, thực hiện bằng cách sử dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *