5 Cách xông mũi trị viêm xoang HIỆU QUẢ, ĐƠN GIẢN cho người bệnh
Xông mũi trị viêm xoang là một trong những liệu pháp nhiệt giúp cải thiện nhanh tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, đau nhức xoang và hỗ trợ chữa bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, xông mũi cần được thực hiện đúng cách để thu được hiệu quả cao.
Lợi ích của xông mũi đối với người bị viêm xoang
Khi lớp màng này bị sưng viêm, các chất nhầy và mạch máu lưu thông kém gây bít tắc tắc nghẽn xoang. Các tân dịch và niêm mạc có xu hướng biến thành mủ và hoại tử trong các hốc xoang, gây triệu chứng viêm xoang.
Để khắc phục, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp xông hơi với tinh dầu. Đây là phương pháp điều trị đơn giản, ít tốn kém nhưng đem lại nhiều lợi ích đáng kể.
Xông hơi làm sạch khoang mũi
Hơi nóng giúp mở rộng tế bào niêm mạc mũi xoang. Hơi nước, không khí ấm và ẩm có tác dụng rửa trôi vi khuẩn, chất nhầy, bụi bẩn ứ đọng, giúp làm sạch hốc xoang, cải thiện tình trạng xoang bị tắc nghẽn do bít tắc dịch nhầy, giúp xoang mũi thông thoáng.
Giảm chứng nghẹt mũi do viêm xoang
Hơi nóng và các hoạt chất trong tinh dầu bốc lên có khả năng làm loãng chất nhầy, mủ bít tắc trong xoang và đẩy chúng ra ngoài. Nhờ vậy, người bệnh nhanh chóng thoát khỏi chứng ngạt mũi, sổ mũi, mất khứu giác trong đợt phát bệnh.
Cải thiện lưu thông mạch máu, giảm đau nhức do viêm xoang
Nhiệt độ tăng khi xông hơi giúp cho các tế bào xoang mũi giãn ra. Điều này có tác dụng hỗ trợ và tăng cường lưu thông máu, cải thiện chứng đau đầu và đau nửa đầu do viêm xoang. Ngoài ra, sự tăng nhiệt của cơ thể còn có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể trong cuộc chiến chống lại vi trùng trú ẩn trong xoang mũi.
→Xem thêm: Viêm xoang nhức đầu – Nguyên nhân và cách chữa nhanh nhất
Xông mũi đúng cách trị viêm xoang
Cách xông mũi trị viêm xoang
Để xông hơi trị viêm xoang đúng cách, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Nhỏ tinh dầu vào trong tô nước nóng (khoảng 50 – 70 độ C).
- Hít luồng hơi bốc lên, thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút.
- Xì mũi nhẹ nhàng để đẩy chất nhầy, dịch ra ngoài.
Khi nước nguội hoặc tinh dầu đã bay hơi hết, bạn có thể châm thêm nước nóng và tinh dầu rồi tiếp tục thao tác. Bệnh nhân bị viêm xoang có thể mua bình xông hơi điện, điều chỉnh nhiệt độ ở mức 50 – 70 độ C để tiến hành xông mũi.
Nên xông hơi mấy lần một ngày?
- Xông hơi nên được tiến hành 2 -3 lần mỗi ngày.
- Mỗi lần xông từ 10 – 20 phút.
Cần lưu ý gì khi xông mũi trị viêm xoang?
- Vệ sinh mũi thật sạch bằng nước muối sinh lý và lau khô trước khi xông hơi để tinh chất có thể thấm trực tiếp đến niêm mạc mũi xoang.
- Điều chỉnh nhiệt độ xông hơi ở mức vừa phải. Không để nhiệt độ quá cao bởi có thể làm bỏng niêm mạc mũi nhưng cũng không nên để nền nhiệt quá thấp vì không hiệu quả.
- Bạn có thể xông hơi mà không có tinh dầu. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị không cao và thường các triệu chứng quay lại nhanh chóng ngay sau khi ngừng thực hiện.
Một số tinh dầu tốt cho người bị viêm xoang mũi
Có rất nhiều loại tinh dầu có khả năng làm giảm viêm và cải thiện triệu chứng của bệnh viêm xoang. Mỗi loại lại sở hữu các đặc tính khác nhau. Trước khi tiến hành xông hơi, bạn có thể tìm hiểu và bổ sung một số tinh dầu sau:
Tinh dầu khuynh diệp
Các chuyên gia cho biết, trong thành phần của tinh dầu khuynh diệp (tinh dầu bạch đàn) có chứa một hợp chất chống viêm mạnh là cineole, có khả năng khắc phục tình trạng sưng viêm của niêm mạc mũi cũng như làm giảm triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, đau nhức đầu… Thành phần eucalyptol trong sản phẩm giúp làm chậm quá trình sản xuất chất nhầy, thông thoáng đường thở, dịu cơn ho do viêm xoang.
Ngoài ra, khả năng kháng khuẩn, đặc biệt là các chủng tụ cầu khuẩn như Staphylococcus aureus của tinh dầu khuynh diệp đã được chứng minh. Xông hơi bằng nguyên liệu trên có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa viêm xoang bội nhiễm.
Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà (Melaleuca alternifolia) – thực vật bản địa Úc. Đây là nguyên liệu có tính sát khuẩn, sát trùng mạnh, có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây viêm nhiễm trú ẩn trong các hốc xoang, đồng thời ngăn bệnh tái phát trong tương lại. Ngoài ra, hoạt chất chống viêm trong tinh dầu tràm trà cũng có khả năng giảm sưng viêm và phù nề niêm mạc xoang mũi, cải thiện lưu thông.
Tinh dầu bạc hà
Giống như tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà có chứa nhiều chất có khả năng chống viêm, giảm virus, kháng khuẩn. Vì vậy, nó có thể loại bỏ được vi trùng, đồng thời giảm sưng viêm và hỗ trợ làm lành tổn thương trong hốc xoang.
Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn giúp thông mũi, làm mát các hốc xoang, giảm ho do viêm xoang ở một số đối tượng.
Tinh dầu thông
Tình trạng viêm và sản xuất chất nhầy quá nhiều trong viêm xoang có thể được cải thiện nhờ vào tinh dầu thông. Tương tự như các tinh dầu được liệt kê bên trên, tinh dầu thông cũng sở hữu nhiều hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm. Nhờ đó, hệ hô hấp có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn. Tinh dầu thông cũng có thể được sử dụng hằng ngày để trị xung huyết, dị ứng.
Tinh dầu hương thảo
Không chỉ là loại thảo mộc dùng trong nấu ăn, hương thảo còn được ứng dụng trong việc điều chế tinh dầu phục vụ cho nhu cầu làm đẹp và trị bệnh. Tinh dầu hương thảo có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm đau do viêm xoang.
Xông mũi trị viêm xoang giúp cho nhiều người cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhưng ít tốn kém. Thực hiện đúng cách và kiên trì để thu được hiệu quả cao. Ngoài việc xông mũi, mọi người có thể dùng đồng thời thêm thuốc điều trị để bệnh nhanh chóng bị đẩy lùi.
Có thể bạn quan tâm
- Top 7+ thuốc xịt mũi trị viêm xoang tốt nhất và cách sử dụng
- Điều trị viêm xoang bằng laser liệu có hiệu quả không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!