Top 12 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Tốt Nhất Được Tin Dùng
Dùng thuốc bôi nhiệt miệng là giải pháp điều trị các triệu chứng nhiệt miệng được nhiều người áp dụng, đem lại hiệu quả cao và phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn. Trên thị trường có nhiều loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng như: Mouthpaste, Oracortia, Orrepaste, Emoflour, VNP, Orajel, Kamistad, Zytee RB Gel…
Dùng thuốc bôi chữa nhiệt miệng có tốt không?
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét lớn nhỏ, nông sâu khác nhau trên bề mặt niêm mạc má, lưỡi, môi, nướu… Hầu hết những trường hợp bị nhiệt miệng thường xuất phát do nóng trong người, thiếu hụt vitamin, các tổn thương thực thể trong khoang miệng hoặc do stress, căng thẳng quá mức… Ngoài ra, nhiều trường hợp nhiệt miệng mãn tính, tái đi tái lại không khỏi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như suy giảm chức năng gan, bệnh Crohn, Behcet, Celiac…
Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ đề cập đến các trường hợp nhiệt miệng thông thường. Các vết loét nhiệt miệng thường có hình tròn, hình oval, chính giữa có màu trắng hoặc vàng, viền ngoài đỏ tươi. Tại vị trí vết loét rất đau nhức, rát xót, nhất là khi ăn các loại thực phẩm chua cay, mặn, nóng… Ngoài ra, vết loét trong giai đoạn tiến triển thường bị sưng phù, ửng đỏ rất khó chịu.
Trên thực tế, nhiệt miệng là bệnh lý lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng những triệu chứng của bệnh lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống và giao tiếp. Có rất nhiều cách để kiểm soát triệu chứng này và một trong những phương pháp cơ bản nhất được áp dụng phổ biến nhất là dùng thuốc bôi. Nhóm thuốc bôi nhiệt miệng được điều chế với nhiều dạng khác nhau như dạng gel thuốc mỡ, dạng kem, dạng bột… nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh.
Thuốc bôi nhiệt miệng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như giảm tức thì cơn đau rát, xoa dịu vết thương và kích thích cơ chế làm liền miệng tổn thương chỉ sau vài ngày sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc bôi có chi phí tương đối rẻ nên được rất nhiều người tin dùng.
Tuy nhiên, hạn chế của thuốc chính là chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng là chính chứ không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra. Do đó bệnh vẫn sẽ tái phát trở lại bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, khi dùng thuốc bôi chữa nhiệt miệng, người bệnh cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống sinh hoạt phù hợp để phòng tránh tái phát nhiệt miệng.
Xem thêm: Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Gì Giúp Nhanh Khỏi Hơn?
TOP 12 loại thuốc bôi nhiệt miệng phổ biến trên thị trường
Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết chọn lựa loại nào phù hợp thì 12 gợi ý dưới này sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định hơn:
1. Thuốc Oracortia
Oracortia là một trong những sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng nổi tiếng của Thái Lan và rất được tin dùng tại thị trường Việt Nam. Thuốc chứa hoạt chất chính là Tramcinolone acetonide – một loại glucorticoid chứa Flour giúp ức chế quá trình phóng thích các chất gây viêm nhiễm, từ đó giảm sưng đau tại vết loét nhiệt miệng. Đồng thời, ngăn chặn các tổn thương dạng loét lan rộng nhờ khả năng hấp thu nhanh và không gây kích ứng cho khoang miệng.
- Liều dùng – Cách dùng:
- Bôi trực tiếp một lượng thuốc Oracortia nhỏ lên vị trí vết loét nhiệt miệng.
- Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, người bị nhiễm nấm, virus Herpes, loét hạch hoặc nổi mụn trứng cá đỏ.
- Giá tham khảo: ~ 425.000đ/ tuýp.
2. Thuốc Kamistad
Kamistad là loại thuốc bôi ngoài chữa nhiệt miệng hiệu quả có xuất xứ từ Đức, sản phẩm độc quyền của công ty Stada Arzneimittel A.G. Trong loại thuốc này chứa các thành phần như Lidocaine, Benzalkonium chloride, dịch chiết hoa cúc cùng các thành phần tá dược khác, mỗi thành phần đều đem lại những tác dụng cụ thể đối với người bị nhiệt miệng. Sản phẩm được điều chế dưới dạng gel bôi dễ sử dụng, phù hợp dùng cho nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ cho đến người lớn.
- Công dụng:
- Điều trị nhiệt miệng nhờ khảng năng kháng khuẩn, chống viêm và xoa dịu kích ứng;
- Ngoài ra, Kamistad còn được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ cải thiện đau rát do khô môi, nứt nẻ, đau do nhổ răng khôn, trẻ đang mọc răng sữa hoặc trồng răng giả…;
- Liều dùng – Cách dùng:
- Dùng thuốc Kamistad khoảng 3 lần/ ngày, liên tục trong vòng 1 tuần để cải thiện triệu chứng tốt nhất.
- Riêng với trẻ em nên sử dụng liều lượng ít hơn, bằng 1/2 so với người lớn và tuyệt đối không lạm dụng dùng quá 3 lần/ ngày.
- Chống chỉ định: Không dùng cho người nhạy cảm quá mức với các thành phần trong thuốc. Tránh lạm dụng vì sản phẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng gây bỏng rát niêm mạc miệng…
- Giá tham khảo: ~ 40.000 – 50.000đ/ tuýp x 10g.
3. Thuốc Mouthpaste
Mouthpaste là thuốc bôi trị nhiệt miệng được sản xuất tại Việt Nam, sản phẩm độc quyền của Công ty Cổ phần Dược Medipharco. Thuốc được điều chế dưới dạng gel bôi chứa thành phần chính là Triamcinolone acetonid có khả năng hỗ trợ điều trị và cải thiện các triệu chứng viêm loét niêm mạc miệng, má, môi, nướu lợi… do nhiệt miệng hoặc do thời tiết, đeo răng giả, mọc răng, nắn chỉnh răng…
- Liều dùng – Cách dùng:
- Dùng một lượng nhỏ thuốc Mouthpaste chấm lên vị trí vết loét, không bôi xoa trên diện rộng.
- Bôi từ 2 – 3 lần/ ngày và dùng sau mỗi bữa ăn là tốt nhất.
- Chỉ dùng trong vòng 8 ngày, sau đó ngưng lại để đánh giá tiến triển của bệnh.
- Giá bán tham khảo: ~ 20.000đ/ tuýp 5g.
4. Thuốc Zytee RB
Nhắc đến các sản phẩm thuốc bôi trị nhiệt miệng hiệu quả thì không thể bỏ qua dòng thuốc Zytee RB của Ấn Độ. Loại thuốc này được phân nhóm dược phẩm dùng trong điều trị viêm loét miệng, chứa các thành phần chính là cholin salicylat và clorua benzalkonium có tác dụng chống khuẩn, giảm viêm và giảm đau.
- Công dụng:
- Thuốc Zytee RB hoạt động theo cơ chế ngăn chặn quá trình giải phóng hormone prostaglandin, nhờ đó ức chế các triệu chứng sưng đau, khó chịu trong miệng.
- Có đặc tính kháng khuẩn mạnh và tiêu diệt loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trong khoang miệng.
- Được chỉ định cụ thể dùng cho các trường hợp nhiệt miệng, viêm loét miệng, giảm đau răng, kích ứng răng nướu do đeo răng giả…
- Liều dùng – Cách dùng:
- Nhỏ 1 – 2 giọt gel thuốc ra đầu ngón tay rồi chấm trực tiếp vào vị trí vết loét nhiệt miệng.
- Liều dùng khuyến cáo bôi lặp lại sau mỗi 3 – 4 tiếng.
- Giá bán tham khảo: ~ 25.000đ/ tuýp 10ml.
5. Thuốc Orrepaste
Orrepaste là dòng thuốc bôi nhiệt miệng nổi tiếng được nhập khẩu từ Malaysia. Đây là loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm, được điều chế dưới dạng gel, chứa hàm lượng 0.1% Triamcinolone có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ngăn hệ miễn dịch. Orrepaste được chỉ định sử dụng cho các trường hợp viêm loét, nhiệt miệng và những người đáp ứng với nhân steroid.
- Liều dùng – Cách dùng:
- Với liều điều trị nhiệt miệng dùng mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
- Những trường hợp bị nặng có thể tăng liều từ 2 – 3 lần/ ngày.
- Lưu ý tránh bôi thuốc trên diện rộng để không gây ra tác dụng phụ;
- Chống chỉ định: Không sử dụng Orrepaste cho các trường hợp sau:
- Người có cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc;
- Người bị nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm nấm ở miệng, họng;
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú;
- Giá bán tham khảo: ~ 33.000đ/ tuýp 5g.
Xem thêm: Top 8 Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Bé Tốt, An Toàn Nhất
6. Thuốc Emoflour
Emoflour là loại thuốc bôi nhiệt miệng phổ biến được điều chế dưới dạng gel đặc trị có xuất xứ từ Thụy Sĩ. Sản phẩm này được dùng chủ yếu trong nha khoa, đối với các trường hợp viêm bị tụt nướu, viêm nha chu hay bị nhiệt miệng gây đau nhức, ê buốt. Trong gel bôi Emoflour chứa hoạt chất stannous flouride 0.4% đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Công dụng: Thuốc Emoflour gel có tác dụng:
- Đặc trị chứng ê buốt chân răng, mòn hở và đau nhức nướu lợi;
- Ức chế các tổn thương men răng và ngăn ngừa sâu răng;
- Xoa dịu vết loét nhiệt miệng đang đau nhức và kích thích làm lành nhanh chóng;
- Ngoài ra còn dùng để sát khuẩn sau các ca phẫu thuật răng miệng;
- Liều dùng – Cách dùng:
- Lấy một lượng nhỏ gel thuốc bôi trực tiếp vào vị trí vết loét tổn thương, đợi khoảng 1 phút cho gel khô thì nhổ bỏ và súc miệng lại cho sạch.
- Liều dùng khuyến cáo 3 – 4 lần/ ngày.
- Giá tham khảo: ~ 190.000đ/ tuýp 75ml.
7. Thuốc Urgo
Gel bôi chữa nhiệt miệng Urgo là dòng sản phẩm có xuất xứ từ Pháp và được tin dùng trên khắp thế giới. Loại thuốc này được điều chế dưới dạng gel bôi trực tiếp, đem lại tác dụng chữa trị nhiệt miệng theo cơ chế sau khi tiếp xúc với nước bọt sẽ hình thành màng mỏng bảo vệ vết loét nhiệt miệng khỏi các tác nhân gây kích thích tối đa trong vòng 4 tiếng đồng hồ.
Tuy nhiên, sản phẩm chỉ phù hợp với những trường hợp vết viêm loét nhiệt miệng mức độ nhẹ và chưa nhiễm khuẩn nặng. Tránh lạm dụng quá mức vì thành phần alcohol có khả năng làm kích ứng khoang miệng, phát sinh các tổn thương lây lan.
- Thành phần chính: Gel trị nhiệt miệng Urgo có chứa: dẫn xuất Cellulose với khả năng hình thành màng bảo vệ, acid carboxylics và acid mineral giúp chống viêm, giảm đai, acohol sát khuẩn khoang miệng và một số thành phần phụ khác.
- Công dụng:
- Giảm đau tức thì nhờ khả năng bảo vệ vết loét hiệu quả;
- Hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng;
- Liều dùng – Cách dùng:
- Bôi một lớp gel thuốc mỏng lên bề mặt vết loét, há miệng khoảng 10 giây đợi khô mới được khép miệng lại.
- Liều dùng tối đa 4 lần/ ngày, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày;
- Chống chỉ định: Không dùng sản phẩm này cho người có vết thương hở, đang chảy máu, phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi và những người có cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
- Giá tham khảo: ~ 75.000 – 90.000đ/ lọ 6ml.
8. Thuốc Orajel
Orajel có tên đầy đủ là Gel Orajel Mouth Sores Triple Medicated. Đây là tuýp thuốc bôi sát trùng miệng có xuất xứ từ Mỹ và là giải pháp giảm đau tạm thời cho các vết loét nhiệt miệng, đau do ăn uống, niềng răng hoặc bị kích ứng nướu. Sản phẩm được điều chế dưới dạng gel bôi dễ sử dụng, chứa 20% benzocaine, chất khử trùng và các hoạt chất làm giảm cảm giác đau ngứa.
- Công dụng: giảm đau vết loét, vết mụn rộp, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng đối với tất cả các vết lở miệng nói chung.
- Liều dùng – Cách dùng:
- Cắt phần đầu ống thuốc theo đường chỉ dẫn, sau đó dùng tăm bông hoặc cho thuốc ra tay với lượng vừa đủ rồi bôi trực tiếp vào vị trí vết loét.
- Liều dùng 2 – 3 lần/ ngày và không dùng quá 7 ngày.
- Chỉ định – Chống chỉ định:
- Chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
- Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Giá bán tham khảo: ~ 320.000đ/ tuýp.
9. Thuốc VNP
Gel bôi VNP là dòng sản phẩm trị nhiệt miệng của Việt Nam và được đánh giá cao về hiệu quả cũng như mức độ an toàn. Trong sản phẩm có chứa thành phần chính là Chlorhexidine digluconate 20mg có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn tại các ổ loét nhanh chóng. Nhờ đó đem lại hiệu quả giảm đau nhức và làm lành nhanh cho các trường hợp nhiệt miệng, dùng trước và sau khi tiến hành các thủ thuật nha khoa như cấy ghép implant…
- Liều dùng – Cách dùng:
- Dùng tăm bông lấy thuốc hoặc cho thuốc ra tay rồi bôi đều lên vết loét niêm mạc đang tổn thương;
- Đợi vài phút cho thuốc khô, không được súc miệng ngay hay nuốt thuốc;
- Người bệnh không ăn uống bất kỳ thứ gì trong vòng 30 phút đến 1 tiếng sau khi bôi thuốc;
- Liều dùng khuyến cáo từ 2 – 3 lần/ ngày. Trong đó nên có 1 lần sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Giá bán tham khảo: ~ 40.000đ/ tuýp 10g.
10. Thuốc Gengigel
Nhắc đến các dòng thuốc bôi chữa nhiệt miệng hiệu quả thì không thể bỏ qua sản phẩm Gengigel đang được nhiều người tin dùng. Sản phẩm này được chỉ định dùng phổ biến cho các trường hợp điều trị viêm nha chu, viêm nướu, nhiệt miệng, mọi vết lở loét hoặc các vấn đề liên quan đến phẫu thuật nha khoa.
- Thành phần chính: Gel bôi Gengigel chứa thành phần chính là Hyaluronic Acid có tác dụng xoa dịu cơn đau nhức, làm lành vết thương ở các mô niêm mạc, nướu răng…
- Liều dùng – Cách dùng:
- Lấy một lượng thuốc nhỏ ra tăm bông hoặc đầu ngón tay rồi bôi trực tiếp vào vết loét nhiệt miệng. Đợi 2 phút cho khô và không cần súc miệng lại.
- Liều dùng khuyến cáo từ 3 – 4 lần/ ngày cho đến khi các triệu chứng nhiệt miệng thuyên giảm.
- Giá bán tham khảo: ~ 300.000đ/ tuýp 20ml.
11. Thuốc Oral NanoSilver Gel
Oral NanoSilver Gel là loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng rất được tin dùng vì được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả cũng như mức độ an toàn. Sản phẩm này với bảng thành phần cực kỳ lành tính với chiết xuất các hoạt chất dịch chiết tự nhiên như kim ngân hoa, cam thảo, hoa hòe, mật ong…
- Công dụng: Thuốc bôi Oral NanoSilver Gel có tác dụng:
- Giảm đau rát, khó chịu do nhiệt miệng;
- Làm sạch khoang miệng, khử mùi hôi miệng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng;
- Liều dùng – Cách dùng:
- Lấy một lượng thuốc nhỏ vừa đủ ra đầu ngón tay, bôi trực tiếp vào vị trí vết loét và không xoa hay chà xát.
- Nên dùng 2 – 3 lần/ ngày, tốt nhất là sau buổi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ.
- Giá tham khảo: ~ 600.000đ/ hộp x 50 gói.
12. Thuốc Trinolone Oral Paste
Cuối cùng trong danh sách này là dòng thuốc bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste của Thái Lan. Khác với những dòng thuốc bôi khác trên thị trường, sản phẩm này có chứa 0.1% hoạt chất Triamcinolone acetonide – một loại cortico – steroid với khả năng chống khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của các vết loét, cải thiện cơn đau nhức và làm lành vết thương nhanh chóng.
- Cách dùng – Liều dùng:
- Dùng một chiếc tăm bông lấy một lượng thuốc vừa đủ và bôi trực tiếp vào vị trí vết loét. Lưu ý chỉ bôi một lớp thật mỏng tại chỗ và không xoa ra xung quanh.
- Liều dùng khuyến cáo là từ 2 – 3 lần/ ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Chống chỉ định:
- Không dùng thuốc cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
- Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi;
- Giá tham khảo: ~ 50.000đ/ tuýp 5g.
Lưu ý cần biết để dùng thuốc bôi nhiệt miệng an toàn, hiệu quả
Để sử dụng thuốc bôi trị nhiệt miệng hiệu quả như mong muốn nhưng vẫn đảm bảm an toàn cho sức khỏe, người dùng cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng, loại thuốc, thời gian sử dụng… theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý tăng giảm liều hay kết hợp các loại thuốc với nhau trong 1 lần dùng để tránh gây ra tác dụng phụ gây hại;
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, đặc biệt kiểm tra bảng thành phần để xem bản thân có dị ứng với hoạt chất nào hay không.
- Trong quá trình sử dụng thuốc bôi, quan sát kỹ phản ứng của cơ thể và ngưng dùng ngay khi có các dấu hiệu bất thường. Sau đó thông báo cho bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn sử dụng loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Khi chọn mua thuốc bôi tại các cửa hàng, hiệu thuốc, cần kiểm tra kỹ nhãn mác, bao bì, thời hạn sử dụng.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tuyệt đối không dùng thuốc có dấu hiệu hư hỏng hay nổi ẩm mốc.
Ngoài ra, để hỗ trợ đạt hiệu quả tốt khi dùng thuốc bôi nhiệt miệng cũng như tránh các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, người dùng cần chú ý hơn trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau:
- Ăn uống đủ chất, cân đối hệ sinh học trong cơ thể, không để thiếu hụt dưỡng chất, nhất là các loại vitamin C, B2, B3, B12, PP hay sắt, kẽm… Nên ăn thanh đạm, chế biến thức ăn ít gia vị, dễ tiêu hóa.
- Tránh thức ăn cay nóng, nhiều mỡ, chua cay quá mức, rượu bia… vì sẽ gây kích ứng vết loét nhiệt miệng. Hãy nhớ một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật.
- Bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày hoặc nhiều hơn vì nước sẽ giúp làm loãng các dược chất trong thuốc bôi mà bạn đang sử dụng, hạn chế tác dụng phụ. Kết hợp xen kẽ nước ép trái cây để tăng cường vitamin, khoáng chất.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Duy trì tinh thần ổn định, thoải mái, nghỉ ngơi nhiều, tránh thức khuya, tránh stress, vận động thể chất phù hợp và không làm việc quá sức là những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến quá trình điều trị nhiệt miệng.
Sử dụng thuốc bôi trị nhiệt miệng là phương pháp cơ bản và đem lại hiệu quả rất đáng kể. Tuy nhiên, bản chất của giải pháp này vẫn chỉ dừng lại ở mức cải thiện triệu chứng mà thôi. Để điều trị dứt điểm nhiệt miệng và phòng tránh tái phát tốt nhất bạn nên kết hợp điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra theo chỉ định của bác sĩ và quan tâm hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để hạn chế những điều kiện thuận lợi cho nhiệt miệng hình thành.
Có thể bạn quan tâm
- Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Để Cho Bệnh Nhanh Khỏi?
- Trẻ Bị Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Cách Chữa và Ngăn Ngừa
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!