Thuốc Sulfamethoxazole: Tác dụng và Liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Sulfamethoxazole là kháng sinh tổng hợp dẫn xuất pyrimidin. Thuốc được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục do vi khuẩn nhạy cảm.

sulfamethoxazole trimethoprim
Thuốc Sulfamethoxazole là kháng sinh tổng hợp dẫn xuất pyrimidin

  • Tên thuốc: Sulfamethoxazole
  • Tên khác: Sulfamethoxazol
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm và virus

Những thông tin cần biết về thuốc Sulfamethoxazole

1. Tác dụng

Sulfamethoxazole là kháng sinh tổng hợp dẫn xuất pyrimidin. Sulfamethoxazole là thường kết hợp với Trimethoprim nhằm tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tình trạng kháng thuốc.

Sulfamethoxazole có phổ kháng khuẩn rộng, nhạy cảm với nhiều vi khuẩn ưa khí gram dương và âm như Legionella pneumophila, E. coli, Shigella, Proteus indol dương tính, Haemophilus influenzae, Staphylococcus, Neisseria gonorrhoeae, Streptococcus, Proteus mirabilis, Neisseria meningitidis,…

Sulfamethoxazole cạnh tranh với acid para aminobenzoic nhằm ức chế giai đoạn 1 của quá trình sinh tổng hợp acid folic trên khuẩn gây bệnh.

Sulfamethoxazole được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sau đó được phân bố vào dịch và mô trong cơ thể. Thuốc được chuyển hóa tại gan và thải trừ qua đường tiểu ở dạng nguyên bản và đã được chuyển hóa.

2. Chỉ định

Thuốc Sulfamethoxazole được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp – viêm phổi, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục

Thuốc Sulfamethoxazole chỉ được sử dụng cho trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm. Vì vậy cần tiến hành chẩn đoán trước khi dùng thuốc. Tránh trường hợp dùng thuốc cho những trường hợp nhiễm khuẩn không đáp ứng.

XEM THÊM: 7 loại thuốc nhỏ chữa viêm tai giữa thường dùng và lưu ý

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Sulfamethoxazole cho những trường hợp sau:

  • Bệnh suy gan/ suy thận nặng
  • Phụ nữ mang thai
  • Thiếu máu hồng cầu
  • Trẻ sơ sinh và sinh thiếu tháng
  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Hàm lượng: 500mg

5. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc Sulfamethoxazole bằng đường uống. Nếu có kích ứng dạ dày, bạn có thể sử dụng thuốc với sữa hoặc thức ăn.

sulfamethoxazole tính chất
Có thể sử dụng thuốc với thức ăn và sữa để hạn chế tình trạng kích ứng dạ dày

Cần uống nhiều nước khi sử dụng thuốc Sulfamethoxazole nhằm hạn chế hình thành sỏi thận. Để thuốc phát huy tác dụng tốt, cần dùng thuốc tại một thời điểm cụ thể trong ngày.

Liều dùng thông thường:

  • Người lớn: Dùng 480 – 960mg/ lần, ngày dùng 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em: Dùng 48mg/ kg/ ngày, chia thành 2 liều dùng.

Liều dùng có thể được điều chỉnh tùy vào mức độ nhiễm khuẩn và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Thông báo với bác sĩ nếu không nhận thấy cải thiện lâm sàng hoặc triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Sulfamethoxazole.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Sulfamethoxazole trong bao bì, đặt thuốc ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Sulfamethoxazole

1. Thận trọng

Thuốc không được sử dụng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi vì có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Thận trọng khi sử dụng thuốc trong điều trị dài hạn cho bệnh nhân suy thận và người cao tuổi. Đồng thời cần theo dõi máu và khả năng chuyển hóa acid folic.

Thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc phải các vấn đề sức khỏe đặc biệt, như thiếu máu, rối loạn máu, thiếu vitamin, hen suyễn, dị ứng nặng, ức chế tủy xương, thiếu G6PD, mất cân bằng khoáng chất và tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp).

Thuốc Sulfamethoxazole có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại vaccine. Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định tiêm vaccine trong thời gian điều trị.

Sulfamethoxazole có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Để tránh tổn thương trên da, cần sử dụng kem chống nắng và thực hiện biện pháp bảo vệ nếu phải di chuyển ngoài trời.

Lượng đường trong máu có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng thuốc Sulfamethoxazole. Nếu bạn bị tiểu đường, cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.

Bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS có thể nhạy cảm hơn với hoạt động của thuốc và dễ phát sinh các tác dụng không mong muốn như rối loạn máu, sốt và phản ứng da.

sulfamethoxazole trimethoprim
Nồng độ thuốc đi vào sữa mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ ốm yếu và sinh thiếu tháng

Sulfamethoxazole có thể đi vào sữa mẹ. Tuy nhiên nồng độ thuốc ít gây tác hại đối với trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Ngược lại với trẻ ốm yếu và sinh thiếu tháng, thuốc có thể gây ra một số triệu chứng như không mong muốn như thiếu G6PD, vàng da và nồng độ bilirubin trong máu tăng.

Sử dụng thuốc trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy thuốc chỉ được dùng cho phụ nữ mang thai khi nhiễm khuẩn nặng và có thể đe dọa đến tính mạng.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Viêm lưỡi
  • Viêm miệng
  • Buồn nôn
  • Sỏi thận
  • Mụn phỏng
  • Viêm thận kẽ
  • Hội chứng Steven-Johnson
  • Nổi mề đay
  • Ban da
  • Suy thận
  • Hội chứng Lyell
  • Giảm huyết cầu tố
  • Thiếu máu tan huyết
  • Vàng da ứ mật
  • Thiếu máu hồng cầu do suy giảm acid folic
  • Ù tai
  • Ảo giác
  • Tăng kali huyết
  • Viêm tĩnh mạch, tổn thương mô (xảy ra ở người sử dụng thuốc Sulfamethoxazole ở đường tĩnh mạch)

Tương tự như những loại thuốc kháng sinh khác, Sulfamethoxazole có thể gây ra viêm đại tràng có màng giả do vi khuẩn kháng thuốc Clostridium difficile. Các triệu chứng nhận biết: đau bụng, tiêu chảy kéo dài, đau dạ dày, máu trong phân,… Trong trường hợp này cần ngưng thuốc và báo cho bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

3. Tương tác thuốc

Cân nhắc trước khi sử dụng kết hợp Sulfamethoxazole với những loại thuốc sau:

sulfamethoxazole nhóm thuốc
Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có ý định điều trị phối hợp
  • Ciclosporin: Sử dụng cùng lúc với Sulfamethoxazole làm tăng độc tính lên thận.
  • Methotrexate, pyrimethamin: Dùng với Sulfamethoxazole làm tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
  • Thuốc chống đông máu warfarin
  • Rifampicin
  • Rifabutin

4. Xử lý khi sử dụng thuốc quá liều

Sử dụng Sulfamethoxazole quá liều có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp (buồn nôn, trầm cảm, ức chế tủy xương, nôn mửa, chóng mặt, nhức đầu và lú lẫn).

Với trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành axit hóa nước tiểu và rửa dạ dày để giảm nồng độ thuốc trong cơ thể.

Bệnh nhân bị ngộ độc mạn (sử dụng liều cao trong thời gian dài) có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giảm bạch cầu và tiểu cầu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Viêm phế quản mạn tính là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?

Viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh về phổi mà hiện nay nhiều người mắc phải. Theo...

Viêm phế quản phổi là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh?

Theo thống kê thì tại Mỹ, hàng năm có khoảng hơn 51000 người tử vong do bệnh viêm phổi. Trong...

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở lứa tuổi từ 6...

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bị viêm phế quản cấp tính có thể sử dụng các biện pháp tự...

viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị

So với giai đoạn đầu thì tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường có diễn tiến phức tạp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *