Viêm Loét Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Hướng Chữa Trị

Viêm loét miệng là tình trạng niêm mạc miệng, lợi, lưỡi xuất hiện các tổn thương nhỏ gây đau rát khi ăn uống, giao tiếp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này, trong đó bao gồm cả yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể. Vết loét có thể tự cải thiện hoặc cần can thiệp điều trị.

Viêm loét miệng là gì? Đối tượng thường mắc phải

Viêm loét miệng hay còn gọi là lở miệng, nhiệt miệng,… là thuật ngữ chỉ tình trạng mô mềm trong miệng bị tổn thương như môi, lưỡi, má trong, vòm họng, nướu răng. Tên khoa học của tình trạng này là Aphthous Ulcer. Vết loét xuất hiện có hình tròn hoặc oval, màu trắng, bên ngoài có viền sưng đỏ.

Viêm loét miệng là gì? Đối tượng thường mắc phải
Viêm loét miệng là tình trạng trong khoang miệng xuất hiện các tổn thương nông, gây đau rát khó chịu

Giai đoạn mới hình thành, kích thước vết loét nhỏ, sau đó dần dần chuyển sang bọng nước, dễ vỡ. Lúc này vết loét sẽ trở nên rộng hơn, kích thước khoảng 1cm. Chúng có thể tự lành sau khoảng 6 – 10 ngày mà không để lại bất kỳ di chứng gì, kể cả sẹo trong khoang miệng.

Đối tượng thường bị viêm loét miệng có thể kể đến như:

  • Người bị chấn thương mô mềm tại chỗ do sử dụng hàm giả không phù hợp, bị trượt bàn chải trong lúc đánh răng hoặc tổn thương niêm mạc miệng.
  • Người bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố, do đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn nam giới. Các thời điểm xuất hiện vết lở miệng ở phụ nữ thường là giai đoạn trước khi đến kỳ kinh, sau khi mãn kinh.
  • Người có thói quen hút thuốc lá thường bị nhiệt miệng, thậm chí là tình trạng tổn thương này có thể tái đi tái lại nhiều lần.
  • Một số bệnh nhân bị thiếu máu, cơ thể thiếu vitamin B12, axit folic, bị dị ứng thức ăn,…
  • Người có cha mẹ, chị anh em ruột bị nhiệt miệng.
  • Người bị stress, lo âu, phiền muộn kéo dài dễ bị nhiệt miệng, tái đi tái lại nhiều lần.

Nguyên nhân gây viêm loét miệng

Viêm loét miệng có thể hình thành do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và ngoài cơ thể. Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng. Theo đó, bạn có thể bị tổn thương niêm mạc khoang miệng do ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

  • Viêm loét miệng do nhiễm phải vi khuẩn Hp, virus Herpes hoặc nấm Candida ở miệng.
  • Tổn thương trong khoang miệng khi chải răng quá mạnh, dùng bàn chải có lông cứng, chấn thương do té ngã, chơi thể thao, tự cắn vào miệng, do tác động bởi răng giả,…
  • Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa nhiều natri lauryl sulfate.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa có tính axit chẳng hạn như dứa, cam, quýt, dâu tây,…
  • Ăn thiếu các dưỡng chất như vitamin B12, các nguyên tố vi lượng cần thiết khác.
  • Người đang sử dụng hàm giả, định hình răng bằng phương pháp niềng.
  • Cơ thể rối loạn nội tiết tố, stress, nóng trong,… dẫn đến nhiệt miệng.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tình trạng viêm loét miệng. Theo đó, một số bệnh lý trong cơ thể cũng là tác nhân khiến cho tổn thương xuất hiện. Có thể kể đến một vài bệnh lý liên quan như:

Nguyên nhân gây viêm loét miệng
Tình trạng viêm loét có thể là do ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác trong cơ thể
  • Bệnh Celiac, một dạng rối loạn đường ruột nghiêm trọng, thường gặp phải ở người nhạy cảm với gluten.
  • Bệnh đường ruột như bệnh Crohn, bệnh viêm loét đại tràng.
  • Bệnh Behcet là một dạng rối loạn cơ thể hiếm gặp gây nên tình trạng viêm toàn thân, trong đó có hiện tượng nhiệt miệng.
  • Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus kích thích hệ miễn dịch tấn công, tuy nhiên có sự nhầm lẫn khiến các tế bào khỏe mạnh bị ảnh hưởng.
  • Bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính như HIV làm hệ thống miễn dịch suy giảm trầm trọng.

Trường hợp vết viêm loét miệng kéo dài không khỏi, ngoài ra tái phát thường xuyên rất có thể là do ảnh hưởng bởi các bệnh lý trong cơ thể. Để điều trị, trước hết bạn phải thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Triệu chứng khi bị viêm loét miệng

Ban đầu bệnh viêm loét miệng gây ra các tổn thương nhỏ, gồm một hoặc nhiều đốm trắng trong khoang miệng. Sau đó chúng dần lớn dần, chứa dịch nước bên trong. Vài ngày sau đó các vết viêm bắt đầu vỡ ra hình thành vết loét gây đau rát khó chịu, nhất là khi ăn, uống.

Người ta chia thành 3 dạng viêm loét chính, bao gồm vết loét nhỏ, lớn và loét do herpes. Cụ thể như sau:

  • Loét nhỏ: Vết loét mới hình thành kích thước không quá 1cm, gây cơn đau nhẹ không quá nghiêm trọng. Nếu được chăm sóc tốt, tổn thương sẽ nhanh chóng phục hồi sau 7 – 14 ngày, không để lại sẹo trong khoang miệng.
  • Loét lớn: Lớp niệm mạc bị tổn thương ngày càng sâu, diện tích vết thương ngày càng lớn dần. Đối với những vết loét này cần nhiều thời gian hơn để hồi phục, thông thường phải mất tới 6 tuần để niêm mạc lành hoàn toàn, tuy nhiên sẽ có để lại sẹo.
  • Loét herpes: Tương tự như hình dạng viêm loét do virus herpes gây ra. Tuy nhiên, tình trạng viêm loét miệng sẽ không lây lan ra xung quanh và có thời gian phục hồi nhanh. Thông thường bạn chỉ mất 1 – 2 tuần chăm sóc điều trị vết thương sẽ khỏi, không gây sẹo nhưng khả năng tái phát cao.

Nhận biết viêm loét miệng thông qua triệu chứng điển hình là xuất hiện tổn thương trên lưỡi, má trong, đáy nướu, môi,… Trung tâm vết loét thường có màu trắng, xung quanh viền đỏ. Khi miệng vết loét bắt đầu xám lại cho thấy vết thương đang dần hồi phục.

Bên cạnh đó, trường hợp viêm nhiễm nặng hơn người bệnh còn kèm theo sốt cao, nổi hạch bạch huyết, cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh rủi ro gây hại cho cơ thể.

Viêm loét miệng có nguy hiểm không?

Viêm loét miệng như đã đề cập có thể tự lành sau 6 – 10 ngày mà không cần điều trị, không để lại sẹo. Tuy nhiên khi phát hiện tổn thương trong khoang miệng, bạn cần tự điều chỉnh thói quan ăn uống, sinh hoạt để vết thương nhanh chóng lành lại.

Các cơn đau rát khi ăn sẽ dần cải thiện mà không gây ra các vấn đề khác. Do đó, tình trạng loét miệng, lỡ miệng hay còn gọi là nhiệt miệng không nguy hiểm quá mức và có thể khắc phục trong thời gian ngắn.

Viêm loét miệng có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp loét miệng đều cải thiện sau một thời gian, tuy nhiên vẫn có nhiều rủi ro

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chủ quan, không điều chỉnh thói quen ăn uống và không có biện pháp can thiệp cải thiện viêm loét. Chẳng hạn như tiếp tục ăn đồ cay nóng, đồ ăn không hợp vệ sinh, không an toàn,… khiến cho vết loét nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Khi đó, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề khác, chẳng hạn như đau đớn khi ăn, nói chuyện hoặc đánh răng, lan rộng vết loét, viêm mô tế bào, cơ thể sốt cao, mệt mỏi,… Trường hợp này bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị để phòng rủi ro biến chứng.

Bởi, nếu vết loét trong miệng ngày càng nghiêm trọng, không chỉ gây ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày mà còn gây hại cho sức khỏe người bệnh. Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra có khả năng lan rộng, viêm loét nặng nề ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, làm cơ thể suy nhược. Vi khuẩn tấn công sâu vào máu còn có nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Cách chữa trị viêm loét miệng an toàn

Viêm loét miệng nhẹ có thể cải thiện nhanh chóng thông qua việc sử dụng thuốc kháng sinh, kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ và bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Tùy mức độ loét miệng ở mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là các hướng chữa viêm loét miệng được áp dụng phổ biến:

Sử dụng mẹo chữa tại nhà

Sử dụng mẹo dân gian trị viêm loét miệng tại nhà là sự lựa chọn hàng đầu của người bệnh. Phương pháp dân gian dùng nguyên liệu là thảo dược tự nhiên, lành tính và an toàn, thích hợp áp dụng cho trường hợp viêm loét nhẹ, mới khởi phát. Tham khảo ngay một số cách chữa đơn giản dưới đây:

Cách chữa trị viêm loét miệng an toàn
Dùng mẹo chữa tại nhà giảm triệu chứng do viêm loét miệng gây ra
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng: Nước muối loãng có tính kháng khuẩn cao, giúp diệt khuẩn trong khoang miệng, sát trùng, giảm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Dùng nước muối pha loãng giúp diệt vi khuẩn tại vết loét, đồng thời thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn.
  • Súc miệng bằng nước cốt dừa: Đây là cách làm có lẽ còn nhiều người chưa biết đến. Tuy nhiên mẹo dân gian này đã được lưu truyền từ đời xưa. Sở dĩ sử dụng nước cốt dừa trị viêm loét miệng là do trong loại nước cốt này chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào, tác dụng kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng và xoa dịu cơn đau rát, giúp vết thương mau chóng hồi phục.
  • Dùng mật ong: Mật ong chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống viêm, diệt khuẩn. Sử dụng mật ong còn giúp vết thương trong khoang miệng phục hồi nhanh chóng hơn. Sử dụng mật ong nguyên chất thoa lên vùng viêm loét để kích thích tái tạo tế bào mới, tránh tình trạng tổn thương nặng gây sẹo.
  • Dùng khế chua: Loại quả quen thuộc với nhiều người, có tính axit, có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, giúp thanh nhiệt cơ thể. Theo đó, bạn dùng khế chua trị viêm loét miệng theo cách sau. Dùng 2 – 3 quả khế chua, cho vào nồi đun với 500ml nước, sau đó chắt lấy nước ngậm và nuốt từ từ, không uống hết cùng một lúc. Sử dụng trước khi ngủ và sau khi ăn cơm.

Ngoài các mẹo chữa kể trên, có nhiều phương pháp điều trị loét miệng tại nhà với nguyên liệu tự nhiên khác như dùng cây cỏ mực, giấm táo, rau đắng,… Mẹo dân gian lành tính, dễ áp dụng, nguyên liệu dễ tìm. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp xây dựng thói quen sống khoa học hơn, đồng thời cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất lành mạnh.

Dùng thuốc Tây y

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị viêm loét miệng. So với mẹo chữa, thuốc có tác dụng nhanh, hoạt tính mạnh, giúp giải quyết các vấn đề trong khoang miệng hiệu quả, là hướng điều trị được áp dụng phổ biến.

Cách chữa trị viêm loét miệng an toàn
Sử dụng thuốc bôi tại chỗ giảm viêm, chống khuẩn, giúp vết thương nhanh lành

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tương ứng. Các dạng thường dùng gồm thuốc bôi, thuốc uống. Người bệnh nên hạn chế việc tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược bừa bãi để tránh gặp phải các tương tác, phản ứng phụ không mong muốn. Tham khảo một số thuốc trị viêm loét, lở miệng dưới đây:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được chỉ định cho đối tượng viêm loét miệng kèm theo dấu hiệu bội nhiễm. Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng hiệu quả. Loại này chỉ dùng trong trường hợp thật sự cần thiết.
  • Thuốc kháng nấm: Chỉ định bôi tại chỗ trong trường hợp viêm nhiễm liên quan đến nấm miệng. Thuốc trị nấm thường dùng như itraconazole, fluconazol, nystatin.
  • Thuốc uống corticosteroid: Sử dụng cho đối tượng viêm loét nặng, điều trị bằng các mẹo chữa không khỏi do sức đề kháng yếu kém, ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác. Thuốc giúp người bệnh xoa dịu cảm giác khó chịu, tuy nhiên sẽ gây một vài phản ứng phụ khi dùng, nhất là đối với dạ dày, hệ tiêu hóa. Chính vì thế, người bệnh chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và theo dõi trong quá trình dùng.
  • Thuốc kháng viêm: Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, thuốc giúp giảm viêm, sưng đau, giúp vết loét mau chóng phục hồi.
  • Viên uống sắt, kẽm, vitamin: Bổ sung các dưỡng chất bị thiếu hụt cho cơ thể, từ đó giúp vết thương lành lại nhanh, an toàn.

Dùng thuốc tân dược điều trị loét miệng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Các triệu chứng khó chịu được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi dùng, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh cải thiện an toàn, tránh gặp phải các tác dụng phụ gây hại sức khỏe tổng thể.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Theo quan niệm Đông y, tình trạng viêm loét miệng do nhiệt độc, hỏa độc, thấp nhiệt hay do âm hư tạo thành. Để điều trị trước hết cần thanh nhiệt tỳ vị, chống viêm, đồng thời bổ sung dưỡng chất giúp nâng cao đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. Thầy thuốc sẽ kê thang thuốc phù hợp với tình trạng viêm nhiễm và thể trạng của bệnh nhân.

Cách chữa trị viêm loét miệng an toàn
Dùng thuốc Đông y chữa viêm loét miệng, đồng thời khắc phục các vấn đề liên quan khác

Các thang thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm loét miệng như:

  • Thang thuốc 1: Sử dụng 12g mỗi vị gồm hoàng cầm, chi tử, liên kiều, đương quy, thục địa, kết hợp 20g mỗi vị gồm sài đất, cỏ mực, đinh lăng, bồ công anh, thêm 16g mỗi vị gồm mướp đắng, tang diệp, thảo đất. Sắc nấu nước uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
  • Thang thuốc 2: Sử dụng 12g mỗi vị gồm hoàng liên, chi tử, thục địa, sa sâm, đương quy, ngưu tất, bạch thược, nấu cùng với 10g tâm sen, 20g mỗi vị gồm rau má, cỏ mực, bạch mao căn, rau mã đề, đinh lăng, lạc tiên và 16g mỗi vị gồm cát căn, hắc táo nhân. Sắc uống ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
  • Thang thuốc 3: Sử dụng 12g mỗi vị gồm ngân hoa, liên kiều, tri mẫu, sinh địa, mơ muối và 20g mỗi vị gồm rau má, cỏ mực, lá vong, mạch môn, tang diệp, cam thảo đất, kết hợp 16g mỗi vị gồm lá tre, mẫu lệ, đương quy. Sắc nước uống ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống. Sử dụng mỗi đợt điều trị trong 5 – 7 ngày.

Trên đây là một số thang thuốc Đông y được chỉ định trong điều trị bệnh viêm loét miệng. Người bệnh sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc, đồng thời kết hợp chăm sóc cơ thể, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống để tình trạng viêm loét sớm cải thiện, bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm loét miệng

Viêm loét miệng có thể cải thiện sau một thời gian vệ sinh răng miệng đúng cách và chăm sóc cơ thể. Tuy nhiên tổn thương có thể tái phát dễ dàng khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bạn đọc nên chủ động phòng ngừa, một số lưu ý như sau:

Chăm sóc và phòng ngừa viêm loét miệng
Chủ động chăm sóc răng miệng, thay đổi thói quen sống phòng bệnh viêm loét miệng
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, kiêng những món có thể gây kích ứng như đồ ăn cay nóng, bánh quy giòn, thức ăn quá mặn, đồ ăn có tính aixit, nhiều gia vị,… Nếu bạn bị nhạy cảm với bất kỳ món ăn nào cũng nên hạn chế không nên dùng.
  • Thay vào đó, bạn nên ăn cân bằng dinh dưỡng, bổ sung rau củ quả, trái cây có tính mát, ăn ngũ cốc và ưu tiên những món mềm, dễ nhai nuốt. Đảm bảo tránh trường hợp khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng làm hiện tượng viêm loét tái phát.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày, đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Dùng bàn chải và kem đánh răng phù hợp, tránh chải răng quá mạnh gây tổn thương niêm mạc miệng, mô nướu,…
  • Trường hợp bạn có niềng răng hoặc thực hiện các phương pháp chăm sóc nha khoa nên hỏi bác sĩ để dùng các sáp chỉnh nha nhằm che các cạnh sắc nhọn của niềng, tránh gây tổn thương khoang miệng.
  • Viêm loét miệng có thể hình thành khi cơ thể bị stress, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố. Chính vì thế, bạn nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn để tránh gặp phải tình trạng tái phát viêm loét khó chịu.

Nhìn chung viêm loét miệng có thể khắc phục sau một thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị quá chuyên sâu. Tuy nhiên khả năng bệnh tái phát cũng khá cao, nhất là khi bạn không chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách. Do đó, để phòng ngừa rủi ro, bạn nên khám chữa sớm, đồng thời chủ động phòng ngừa chứng bệnh này để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Hơi Thở Có Mùi Trứng Thối Nên Xử Lý Thế Nào Nhanh Hết?

10 Cách Trị Viêm Nướu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Mà Dễ Dùng

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng

Viêm Niêm Mạc Miệng: Triệu Chứng và Giải Pháp Điều trị

Viêm niêm mạc miệng hình thành các vết loét bên trên lớp bao phủ quanh miệng, đôi khi xuất hiện trên lưỡi. Nguyên nhân gây viêm có thể do ảnh...
Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em

Thuốc Trị Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em có tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu, giúp bé...

Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân và Cách Trị Liệu

Bệnh viêm loét miệng ở trẻ em có thể xảy ra do các tác động cơ học, do chế độ...

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng

Viêm Niêm Mạc Miệng: Triệu Chứng và Giải Pháp Điều trị

Viêm niêm mạc miệng hình thành các vết loét bên trên lớp bao phủ quanh miệng, đôi khi xuất hiện...

Viêm loét miệng mãn tính là gì?

Viêm Loét Miệng Mãn Tính: Cách Điều Trị và Ngăn Chặn

Viêm loét miệng mãn tính là một trong những bệnh lý có tỷ lệ ngày càng gia tăng hiện nay....

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là gì? Triệu chứng

Bé Bị Viêm Loét Miệng Họng Sốt Cao: Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao là tình trạng thường gặp hiện nay. Theo thống kê, trẻ dưới...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.