Ý nghĩa chỉ số Creatinin bình thường – Cao – Thấp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chỉ số Creatinin biểu hiện cho nồng độ Creatinin trong cơ thể. Đây chính là sản phẩm của sự thoái hóa Creatin tồn tại trong các cơ, chúng được đào thải qua thận, đồng thời là chỉ số phản ánh chính xác tình trạng và chức năng của thận. Creatin tham gia vào quá trình sản sinh nguồn năng lượng để phục vụ cho các hoạt động của cơ. Khi bị thoái hóa trong các cơ, Creatin sẽ tạo thành Creatinin, chất này được lọc qua cầu thận. Nếu không được cơ thể nhanh chóng tái hấp thu ở ống thận, Creatinin đọng lại và phản ánh chức năng lọc của thận.

Creatinin là gì?

Creatinin được tạo ra từ số lượng Creatin tồn tại trong các cơ bị thoái hóa, sau đó chất này được lọc qua cầu thận. Thông thường trong máu của mỗi người đều có Creatinin. Creatinin nội sinh chủ yếu xuất hiện từ tụy, thận và gan, được Arginin và Methionin tổng hợp. Trong khi đó, Creatin ngoại sinh do những loại thức ăn được tiêu thụ hàng ngày cung cấp.

Ý nghĩa chỉ số Creatinin bình thường - Cao - Thấp
Thông tin cơ bản về nghĩa chỉ số Creatinin bình thường – Cao – Thấp

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì phạm vi bình thường của nồng độ Creatinin trong máu. Creatinin được đào thải qua thận nên chỉ số Creatinin trong máu có thể phản ánh chính xác khả năng lọc của thận ở hiện tại.

Chính vì thế nếu chức năng bài tiết của thận bình thường thì nồng độ Creatinin sẽ luôn trong phạm vi bình thường và không đổi. Tuy nhiên nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ Creatinin tăng cao, người bệnh có thể bị rối loạn chức năng thận.

Khi thận gặp vấn đề và bị suy giảm chức năng do tình trạng mất nước hoặc một số rối loạn như viêm bể thận, viêm cầu thận, hoại tử ống thận cấp tính, tắc nghẽn đường nước tiểu… khả năng lọc Creatinin sẽ giảm đáng kể. Điều này khiến nồng độ Creatinin trong máu vượt qua khỏi mức bình thường hoặc tăng cao ở mức báo động.

Ngoài ra sau mỗi bữa ăn, nồng độ Creatinin trong máu thường sẽ tăng nhẹ, nhất là sau khi tiêu thụ một lượng lớn protein. Bên cạnh đó, chỉ số Creatinin sẽ có một số biến đổi trong ngày. Cụ thể: Cao nhất lúc 7 giờ tối và thấp nhất lúc 7 giờ sáng.

Tham khảo thêm: Thận yếu gây mụn làm sao để khắc phục?

Chỉ số Creatinin là gì?

Thông qua độ lọc cầu thận ước tính (GFR: tên viết tắt), chức năng thận sẽ được đánh giá một cách chính xác hơn, được ước đoán dựa vào chỉ số Creatinin trong máu. Nồng độ ure trong máu hay BUN là chỉ số khác có khả năng chức năng thận. Thông thường mối tương quan giữa chỉ số Creatinin và ure sẽ cho kết luận chính xác hơn về chức năng thận và nguyên nhân làm phát sinh những rối loạn nếu có.

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ Creatinin trong máu tăng cao ở nam trưởng thành có liên quan đến khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, còn ở trẻ sơ sinh thì được xác định là có liên quan đến nhiễm trùng.

Chỉ số Creatinin
Thông qua độ lọc cầu thận ước tính, chức năng thận sẽ được đánh giá một cách chính xác hơn dựa vào chỉ số Creatinin trong máu

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin

Khi chức năng thận bị suy yếu bởi bất kỳ nguyên nhân nào, nồng độ Creatinin trong máu sẽ có dấu hiệu tăng đáng kể do khả năng lọc Creatinin của thận kém đi. Vì thế những xét nghiệm định lượng Creatinin máu được áp dụng với mục đích chẩn đoán và đánh giá chức năng thận.

Ngoài ra kiểm tra bao nhiêu Creatinin được đào thải ra khỏi cơ thể cũng là một cách đánh giá chính xác hơn về chức năng thận. Trong Y học, hoạt động này còn được gọi là độ thanh thải của Creatinin. Khi thực hiện kiểm tra, bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá chính xác tốc độ lọc của thận.

Xét nghiệm định lượng Creatinin được tiến hành một cách thường quy, giống như là một phần quan trọng trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Ngoài ra kỹ thuật xét nghiệm này cũng được yêu cầu thực hiện khi bạn mắc phải một số bệnh lý cấp tính hoặc khi có nghi ngờ cơ quan thận làm việc không tốt.

Tình trạng suy giảm chức năng thận được cảnh báo bởi những dấu hiệu sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung, ăn không ngon miệng, chán ăn
  • Phù, sưng ở bụng, vùng mặt, mắt cá chân, đùi
  • Nước tiểu có màu cà phê hoặc có máu, nhiều bọt
  • Lượng nước tiểu giảm đáng kể
  • Xuất hiện cảm giác nóng rát khi đi tiểu, có sự thay đổi về thói quen đi tiểu, có dịch tiết bất thường trong khi tiểu, tiểu đêm
  • Tăng huyết áp
  • Đau dưới khung sườn, ở vùng hông lưng, gần vị trí thận.

Ngoài ra phụ thuộc vào nguy cơ tổn thương thận và bệnh lý của từng bệnh nhân, tần suất thực hiện xét nghiệm Creatinin máu sẽ thay đổi.

  • Bệnh nhân bị tiểu đường: Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, xét nghiệm định lượng Creatinin máu nên được thực hiện tối thiểu 1 lần/ năm.
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận: Để theo dõi tình trạng sức khỏe, những người mắc bệnh thận sẽ được yêu cầu thực hiện đo chỉ số Creatinin trong máu thường xuyên.
  • Chức năng thận có thể bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, đang điều trị với những loại thuốc có tác dụng phụ tới thận. Vì thế những đối tượng này được khuyên nên thường xuyên thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin.

Tham khảo thêm: Người bị thận yếu nên ăn gì và kiêng gì thì tốt? Không thể bỏ qua

Các xét nghiệm định lượng Creatinin

Các xét nghiệm định lượng Creatinin gồm xét nghiệm Creatinin máu và xét nghiệm Creatinin nước tiểu.

1. Xét nghiệm Creatinin máu

Xét nghiệm định lượng Creatinin máu được tiến hành một cách thường quy, giống như là một phần quan trọng trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Ngoài ra kỹ thuật xét nghiệm này cũng được yêu cầu thực hiện khi có nghi ngờ cơ quan thận làm việc không tốt hoặc mắc phải một số bệnh lý cấp tính. Kết quả xét nghiệm định lượng Creatinin bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:

  • Chấn thương cơ khiến chỉ số Creatinin trong máu tăng.
  • Mang thai khiến chỉ số Creatinin trong máu thấp hơn.
  • Nồng độ Creatinin trong máu tăng bởi một số loại thuốc gồm thuốc hóa trị kim loại nặng, thuốc cao huyết áp, aminoglycosides, cimetidine và một số loại thuốc khác có khả năng gây độc cho thận như cephalosporin.
Xét nghiệm định lượng Creatinin máu
Xét nghiệm định lượng Creatinin máu là một phần quan trọng trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản

2. Xét nghiệm Creatinin nước tiểu

Creatinin tích tụ trong cơ thể khi chức năng thận có vấn đề. Việc thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin trong nước tiểu có khả năng đánh giá chính xác thận có làm việc tốt hay không.

Thông thường những thử nghiệm xác định nồng độ Creatinin nước tiểu 24 giờ được thực hiện cho những người bị nghi ngờ mắc bệnh thận. Nồng độ Creatinin trong cơ thể tăng cao là biểu hiện của bệnh thận.

Tham khảo thêm: Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Chỉ số Creatinin bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Creatinin trong máu và trong cả nước tiểu sẽ được xác định và so sánh. Trong đó có những chỉ số sau:

Chỉ số Creatinin máu ở người trưởng thành và khỏe mạnh

  • Ở nữ giới khỏe mạnh: 44 – 97 umol/l (đơn vị Sl) hoặc 0.5 – 1.1 mg/dl (đơn vị Sl).
  • Ở nam giới khỏe mạnh: 53-106 umol/l (đơn vị SI) hoặc 0.6-1.2 mg/dl.

Ngoài ra chỉ số Creatinin còn chịu tác động và phụ thuộc vào những yếu tố gồm giới tính, độ tuổi, trọng lượng cơ thể… Cụ thể nồng độ Creatinin có thể giảm đáng kể ở những người cao tuổi giảm khối lượng cơ.

  • Vị thành niên: 0.5 – 1.0 mg/dl.
  • Trẻ em: 0.3 – 0.7 mg/dl.
  • Trẻ nhỏ: 0.2 – 0.4 mg/dl.
  • Trẻ sơ sinh: 0.3 – 1.2 mg/dl.

Chỉ số Creatinin thế nào là cao?

Chỉ số Creatinin tăng cao bao nhiêu phụ thuộc vào mức độ suy thận, cụ thể:

Suy thận theo độMức Creatinin ( mmol/l)
Suy thận độ I< 130 mmol/l
Suy thận độ II130- 299 mmol/l
Suy thận độ IIIa300 – 499 mmol/l
Suy thận độ IIIb500 – 899 mmol/l
Suy thận độ IV> 900 mmol/l

Đối với những bệnh nhân có chức năng thận suy giảm từ cấp độ IIIa trở lên sẽ phải điều trị thay thay thế bằng phương pháp chạy thận nhân tạo cả đời. Điều này khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi rất nhiều.

Chỉ số Creatinin cao bao nhiêu phụ thuộc vào mức độ suy thận
Chỉ số Creatinin trong máu tăng cao bao nhiêu phụ thuộc chủ yếu vào mức độ suy thận

Triệu chứng của nồng độ Creatinin cao

Những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh thận rất đa dạng. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm các triệu chứng thường ít biểu hiện ra lâm sàng và không tương xứng với kết quả tăng nồng độ Creatinin. Đối với một số trường hợp, bệnh nhân bị bệnh thận chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên, không có biểu hiện triệu chứng mặc dù chỉ số Creatinin máu cao.

Ở một số trường hợp khác, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, không tập trung, giảm trí nhớ, hoa mắt chóng mặt
  • Khó thở, thở nông
  • Phù ở chân tay hoặc/ và ở mặt
  • Thiếu máu
  • Đi tiểu bất thường, tiểu ít, thường tiểu đêm, nước tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường, có màu đậm hoặc có máu, nước tiểu sủi bọt
  • Có cảm giác căng tức hoặc đau khi đi tiểu
  • Tăng huyết áp
  • Ngứa và khó chịu ở da
  • Đau vùng cạnh sườn hoặc đau lưng
  • Triệu chứng không đặc hiệu: Nôn, buồn nôn, da khô, hơi thở có mùi hôi. Ở giai đoạn này bệnh nhân đã bị suy thận rất nặng, thông thường bệnh nhân đã bị suy thận giai đoạn cuối.

Tham khảo thêm: Có phải nước tiểu vàng là do thận yếu không?

Nguyên nhân khiến nồng độ Creatinin trong máu tăng cao (xuất hiện trong bệnh lý suy thận)

Những nguyên nhân được liệt kê dưới đây sẽ khiến nồng độ Creatinin trong máu tăng cao, gồm:

  • Suy thận do nguồn gốc trước thận: Mất nước, suy tim mất bù, hẹp động mạch thận, xuất huyết.
  • Suy thận do nguồn gốc tại thận: Tổn thương ống thận (nhiễm độc thận, tăng acid uric, đau tủy xương, sỏi thận, bể thận cấp tính hay mạn tính, viêm thận), tổn thương cầu thận (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận lupus hệ thống, viêm cầu thận).
  • Suy thận do nguồn gốc sau thận: Khối u tử cung, những khối u bàng quang, ung thư tiền liệt tuyến, sỏi thận.

Những trường hợp có nồng độ Creatinin thấp hơn bình thường

Những trường hợp được liệt kê dưới đây sẽ có nồng độ Creatinin thấp hơn bình thường, bao gồm:

  • Những người cao tuổi sẽ có chỉ số Creatinin trong máu thấp hơn bình thường.
  • Nồng độ Creatinin trong máu của trẻ sơ sinh vào khoảng 0.2 mg/dl trở lên, phụ thuộc vào sự phát triển cơ bắp của trẻ.
  • Những người bị sụt cân nghiêm trọng, suy dinh dưỡng nặng hoặc đang mắc phải những bệnh mạn tính kéo dài mà các cơ có xu hướng teo và giảm dần theo thời gian. Lúc này nồng độ Creatinin đo được sẽ thấp hơn dự kiến.

Chính vì những lý do nêu trên nên việc thực hiện xét nghiệm định lượng Creatinin để đánh giá chức năng thận là điều vô cùng cần thiết. Bởi hoạt động này sẽ giúp bạn tầm soát tốt tình trạng suy thận ngay từ giai đoạn rất nhẹ.

Đồng thời có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bệnh có thể nhanh chóng tiến triển nặng theo thời gian khi không kịp thời phát hiện. Khi bị suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân buộc phải chạy thận nhân tạo suốt đời.

Nồng độ Creatinin trong máu của trẻ sơ sinh vào khoảng 0.2 mg/dl trở lên
Phụ thuộc vào sự phát triển cơ bắp của trẻ, nồng độ Creatinin trong máu của trẻ sơ sinh vào khoảng 0.2 mg/dl trở lên

Bài viết là thông tin cơ bản về ý nghĩa chỉ số Creatinin bình thường – Cao – Thấp. Từ những thông tin này hi vọng người bệnh hiểu hơn về chỉ số Creatinin, vai trò của chỉ số này cùng những xét nghiệm chẩn đoán. Do bệnh suy thận thường ít có triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn đầu nên người bệnh nên thường xuyên thực hiện định lượng Creatinin. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện và chữa trị, phòng ngừa bệnh tiến triển theo hướng xấu.

Có thể bạn quan tâm

Các loại thực phẩm chức năng bổ thận – Giá bán và lưu ý

Thực phẩm chức năng bổ thận có tác dụng cường dương và lưu thông khí huyết, giúp cải thiện các...

Giải Mã 50 THƯỢNG DƯỢC “Phòng The” Từ Bài Thuốc Sinh lý Mãnh Lực Phục Dương Khang

Mãnh lực phục dương khang đang là bài thuốc sinh lý nổi tiếng hàng đầu của YHCT được hàng triệu...

Tìm hiểu các món ăn trị thận yếu

Các món ăn trị thận yếu vừa ngon lại dễ làm

Canh bí đao, nước uống đậu tằm, cháo rau hẹ,... là các món ăn trị thận yếu bạn nên sử...

Người bị thận yếu nên ăn gì và kiêng gì thì tốt? Không thể bỏ qua

Vấn đề ăn gì tốt cho thận yếu là mối bận tâm hàng đầu của những người được chẩn đoán...

Bệnh thận yếu gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Bệnh thận yếu có nguy hiểm không? Có gây biến chứng gì không?

Thận yếu gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Thận yếu còn dẫn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *