Sau cắt amidan có được uống nước đá không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sau khi cắt amidan nếu không có chế độ chăm sóc tốt, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, đa phần người bệnh sau phẫu thuật thường thích sử dụng nước đá vì chúng giúp giảm đau và khó chịu ở vòm họng. Nhưng, liệu sau cắt amidan có được uống nước đá không?

Sau cắt amidan có được uống nước đá không?
Thắc mắc: Sau cắt amidan có được uống nước đá không?

Sau cắt amidan có được uống nước đá không?

Cắt amidan là một trong những tiểu phẫu đơn giản. Tuy nhiên, chính vì amidan nằm ở vị trí đặc thù – nơi giao nhau giữa hệ hô hấp và tiêu hóa. Do đó, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc tốt để tránh ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu liên quan đến các bộ phận khác. Từ đó giúp ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng, chảy máu hoặc làm thay đổi giọng nói,…

Sau khi cắt amidan vài ngày, cổ họng người bệnh thường có cảm giác khô. Đặc biệt, vết cắt vẫn có thể sưng phù gây đau rát và khó chịu. Thông thường, để khắc phục triệu chứng này, bệnh nhân thường uống hoặc ngậm nước đá. Bởi họ quan niệm, hơi lạnh của nước đá sẽ giúp làm giảm sưng và giảm đau rát ở vòm họng, tạo cảm giác dễ chịu. Đồng thời, nước đá còn có tác dụng giúp máu đông lại và làm ngưng chảy máu ở vết cắt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chính là quan niệm sai lầm. Việc ngậm hoặc uống nước đá không được khuyến khích vì chúng không những không có tác dụng hỗ trợ điều trị mà còn gây phản ứng ngược dẫn đến viêm hố mổ do lạnh. Chưa kể đến, nước đá không đảm bảo an toàn vệ sinh chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết cắt.

Thêm vào đó, sử dụng nước đá không giúp giải quyết tình trạng ngưng chảy máu tại vết cắt mà còn khiến chảy máu nhiều hơn. Bởi theo một số nghiên cứu, nước đá chỉ có tác dụng giảm sưng và cầm máu tạm thời. Nếu sử dụng lâu sẽ khiến nhiệt độ cơ thể hạ thấp, làm thời gian đông máu càng chậm dẫn đến tình trạng chảy máu càng thêm nghiêm trọng.

Vì vậy, để kiểm soát triệu chứng bệnh sau khi cắt amidan, người bệnh không nên sử dụng nước đá.

Sau cắt amidan có được uống nước đá?
Để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh sau cắt amidan không nên sử dụng nước đá

Một số cách giúp cầm máu và giảm đau sau khi cắt amidan

Để giảm đau và hạn chế tình trạng chảy máu, đồng thời giúp phòng tránh biến chứng, người bệnh có thể sử dụng các mẹo đơn giản tại nhà sau đây:

1. Sử dụng nước trà xanh

Sử dụng trà xanh là một trong những biện pháp phổ biến giúp cầm máu và làm giảm đau sau khi cắt amidan. Trong trà có chứa lượng lớn hoạt chất tannin tự nhiên, có tác dụng thúc đẩy quá tình đông máu. Đồng thời, thành phần hóa học này còn có khả năng làm se và làm lành vết cắt.

+ Cách thực hiện:

  • Sử dụng một túi trà xanh chưa được khử caffein cho vào cốc nước đun sôi
  • Chờ khoảng 15 phút cho các hoạt chất trong trà hòa tan hoàn toàn, đồng thời chờ nước trà nguội
  • Dùng nước này ngậm trong miệng hoặc nhâm nhi từng chút

Ngoài cách làm này ra, bệnh nhân cũng có thể ngâm túi trà xanh trong nước lạnh khoảng 1 – 2 phút. Sau đó, ngậm túi trà trong miệng vài phút sẽ giúp hết chảy máu. Tuy nhiên, sau khi ngậm, nên súc lại miệng.

2. Mật ong

Mật ong có tác dụng cầm máu và làm lành vết thương. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp chống viêm và chống khuẩn, hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở vết cắt.

Cách cầm máu từ mật ong khá đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy 1 thìa cà phê mật ong ngậm trong miệng. Sau khoảng 5 – 10 phút ngậm, súc lại miệng bằng nước sạch. Lưu ý, nên chọn mật ong nguyên chất để dược liệu phát huy tối đa tác dụng giảm đau và hỗ trợ cầm máu.

Ngậm mật ong giúp cầm máu vết cắt amidan
Sau khi cắt amidan, người bệnh có thể ngậm mật ong để cải thiện chảy máu và giảm sưng viêm

3. Nước muối

Súc miệng bằng nước muối cũng được xem là giải pháp giúp giảm đau và cầm máu sau mổ. Mặc dù, nước muối khiến người bệnh cảm thấy đau và xót nhưng chúng có tính chất làm khô. Do đó, sử dụng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp miệng vết cắt mau lành. Bên cạnh đó, nước muối có tính chất kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn tại các quầy thuốc. Súc miệng thường xuyên 2 lần mỗi ngày sẽ giúp vết cắt mau chóng lành.

4. Ngậm quả việt quất

Quả việt quất chứa lượng lớn chất xơ và chất chống oxy hóa, có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt chất flavonoid được tìm thấy nhiều trong thực phẩm này có công dụng cải thiện sự mong manh của mao mạch máu. Do đó, giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng chảy máu.

+ Cách làm trà việt quất giảm đau và cầm máu:

  • Chuẩn bị: 1 túi trà xanh, nước nóng, 3 – 5 quả việt quất và mật ong
  • Cho túi trà vào cốc nước sôi và ủ khoảng 10 phút
  • Việt quất sau khi rửa sạch, dằm nát và cho vào nước trà khuấy đều và để yên 1 phút
  • Lọc lấy nước, bỏ phần bả, thêm mật ong vào khuấy tan và nhâm nhi

Sau cắt amidan có được uống nước đá không? Câu trả lời là không. Bởi nước đá không những không giúp cải thiện bệnh mà còn khiến vết cắt chảy máu nhiều hơn. Không những thế, nước uống này còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết cắt. Do đó, để bệnh mau chóng bình phục, người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ về biện pháp chăm sóc và sinh hoạt khoa học tại nhà.

→  Có thể bạn quan tâm:

Bé bị viêm amidan có cần uống thuốc kháng sinh không?

Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh? Loại nào tốt?

Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng...

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi phẫu thuật cắt amidan?

Hậu phẫu thuật cắt amidan, bạn có thể đối mặt với các triệu chứng như: nôn (kéo dài 24 giờ),...

Phẫu thuật cắt amidan sau bao lâu thì hồi phục và lành hẳn?

Giống như nhiều ca phẫu thuật khác, người mới cắt bỏ amidan cần thời gian để bình phục. Tuy nhiên,...

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm amidan nhanh, đơn giản

Khi amidan bị sưng, viêm thì sẽ khiến cơ thể của con trẻ bị khó chịu, suy nhược cơ thể....

Chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan nên làm gì?

Chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan có thể không đáng lo ngại nhưng trong một số trường hợp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.