Bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không?

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi tiêm phòng là trẻ phải đang trong trạng thái khỏe mạnh, không mắc bệnh. Chính vì vậy, nếu đang bệnh viêm tai giữa, cơ thể yếu, lại đi tiêm phòng thì nguy cơ bệnh tạt vẫn sẽ không thuyên giảm. 

Bị viêm tai giữa
Tiêm phòng có phải là biện pháp tốt nhất cho những người bị viêm tai giữa tái phát?

Phương án tiêm vắc xin phòng ngừa viêm tai giữa

Vắc xin là một trong những loại chế phẩm được bào chế để kích thích hệ thống phòng thủ của cơ thể, nhằm mục đích chống lại vi khuẩn hoặc những loại vi rút cụ thể. Mỗi loại vắc xin hiện nay đều được thiết kế để giống với một loại virut hoặc vi khuẩn cụ thể khác nhau.

Một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất, có khả năng gây nên tình trạng viêm tai giữa chính là phế cầu khuẩn. Trong thời gian gần đây, có một loại vắc xin đã được phát triển với hiệu quả chống lại những chủng phế cầu thông thường. Loại vắc xin phổ biến để phòng bệnh viêm tai giữa hiện nay là vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp và vắc xin chống vi khuẩn Haemophilusenzae và Moraxella catarrhalis.

Tiêm phòng viêm tai giữa
Tiêm phòng bằng vắc xin là phương án phòng ngừa bệnh tương đối hiệu quả

Vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp

Đây là loại vắc xin được đánh giá là tương đối an toàn, hiệu quả để chống lại bệnh viêm tai giữa. Tác dụng phụ của vắc xin là tương đối hỏ và mang tính tạm thời như sốt nhẹ, sưng và đỏ ở vết tiêm. Vắc xin phế cầu khuẩn có thể dùng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ biết đi dưới 5 tuổi.

Vắc xin Haemophilusenzae và Moraxella catarrhalis

Đây là loại vi khuẩn phổ biến khác, có thể gây nên bệnh nhiễm trùng tai. Loại vắc xin này thường được các bác sĩ cân nhắc để sử dụng đối với những người bị nhiễm trùng tai tái phát. Thông thường, vắc xin này được tiêm vào mùa thu.

Bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không?

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện chủ yếu đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có đến 70% trẻ sơ sinh có độ tuổi từ 6 đến 18 tháng tuổi mắc bệnh viêm tai giữa ít nhất 1 lần. Bệnh viêm tai giữa thường dễ bị tái phát và đôi khi phải thực hiện việc phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh.

Đối với người chưa mắc chứng viêm tai giữa

Phương án tiêm phòng là một trong những cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định tiêm cho trẻ vắc xin phòng ngừa viêm tai giữa do phế cầu khuẩn gây ra. Đây là phương án phòng ngừa an toàn cho trẻ trước bệnh viêm tai giữa.

Đối với người đang mắc chứng viêm tai giữa

Dù vậy, trẻ đang có những triệu chứng bị viêm tai giữa không nên tiêm phòng bệnh. Bởi khi tiêm phòng, người ta sẽ tiến hành đưa vào cơ thể những tác nhân gây bệnh tương ứng, nhưng đã trải qua xử lý để tác nhân trở nên yếu đi. Cơ thể sẽ chủ động tiếp nhận tác nhân và tạo ra kháng thể để chống lại. Chính vì vậy, nếu cơ thể đang yếu và xuất hiện những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, không nên tiêm phòng ngăn ngừa bệnh.

Bệnh viêm tai giữa
Người bị viêm tai giữa tái phát vẫn có thể tiêm phòng bệnh để tránh việc bệnh lặp đi lặp lại

Đối với người bị viêm tai giữa tái phát

Sở dĩ bệnh viêm tai giữa thường xuyên tái phát là do bệnh không được điều trị triệt để từ ban đầu, không tái khám hoặc gặp các bệnh liên quan đến tai – mũi – họng khác. Lúc này, các bác sĩ vẫn sẽ cân nhắc sử dụng vắc xin để tiêm phòng định kỳ để ngăn ngừa bệnh tái phát. Các loại vắc xin phòng ngừa nhiễm trùng tai có thể làm giảm số lần nhiễm trùng đáng kể hơn so với những phương pháp khác.

Những lưu ý khi tiêm phòng ngừa viêm tai giữa

  • Quá trình tiêm phòng ngừa bệnh viêm tai giữa phải diễn ra dưới sự chỉ định của các bác sĩ. Không nên tự ý tiêm phòng tại các cơ sở không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.
  • Thận trọng khi sử dụng các loại vắc xin cho trẻ bị các chứng rối loạn động kinh hoặc có tiền sử co giật. Nên nói cho bác sĩ về các loại bệnh của trẻ để có được những chỉ định phù hợp nhất.
  • Việc xuất hiện một vài những tác dụng phụ khi tiêm phòng là điều có thể xảy ra ở một vài trẻ. Nên theo dõi và nếu tác dụng phụ diễn ra liên tục và kéo dài, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời.

Những tư vấn trên đây của Thuốc Dân Tộc chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho những chẩn trị chuyên môn từ phía các bác sĩ. 

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Hậu quả như thế nào?

Theo một số thống kê được công bố vào năm 2014 tại Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân...

Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ

Chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm tai giữa hoặc viêm mũi họng nhưng...

Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh viêm tai giữa có nguy cơ bị điếc không?

Bệnh viêm tai giữa nếu không kịp trời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong...

Viêm tai giữa chữa mãi không khỏi do 5 sai lầm sau đây

Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm khuẩn gây viêm và tổn thương bộ phận tai giữa. Nếu mắc sai...

đặt tỏi trị viêm tai giữa

Nhét tỏi vào tai: Một biện pháp điều trị viêm tai giữa

Điều trị viêm tai giữa bằng cách nhét tỏi vào tai là một phương pháp được khá nhiều người áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.