Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa mới nhất

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở không gian phía sau màng nhĩ. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thính lực và để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

phác đồ điều trị viêm tai giữa trẻ em
Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa mới nhất

Cập nhật phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa

Thuật ngữ viêm tai giữa đề cập đến tình trạng nhiễm trùng ở không gian chứa không khí phía sau màng nhĩ, gây đau tai, giảm thính lực, mệt mỏi và sốt nhẹ. Bệnh có xu hướng phát sinh ở trẻ nhỏ từ 2 – 8 tuổi.

Viêm tai giữa hình thành do vi khuẩn Haemophilus influemae, Streptococcus pyogenes, Streptococccus pneumonia, Moraxella catarrhalis,… trú ngụ và phát triển trong ống tai.

1. Đặc điểm lâm sàng

Vào thời điểm khởi phát, bệnh sẽ gây đau tai khiến trẻ nhỏ mất ngủ, biếng ăn, khó chịu và quấy khóc. Ngoài ra, viêm tai giữa có thể làm chảy dịch tai ra bên ngoài.

phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn
Viêm tai giữa gây chảy dịch ra bên ngoài

Sự phát triển của vi khuẩn trong ống tai có thể gây ra các triệu chứng toàn thân (chủ yếu ở trẻ nhỏ) như ho, nôn, tiêu chảy, sổ mũi, buồn nôn,… Chính vì vậy nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng, việc chẩn đoán có thể gặp nhiều bất lợi.

Nên tiến hành khám tai để quan sát tình trạng bên trong ống tai. Bệnh nhân viêm tai giữa thường có màng nhĩ màu vàng/ đỏ tươi, có mủ hoặc dịch ứ đọng.

2. Điều trị viêm tai giữa

Mục đích điều trị:

  • Cải thiện triệu chứng
  • Ức chế vi khuẩn và dự phòng tái phát

Điều trị viêm tai giữa bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh và dẫn lưu chất lỏng từ ống tai giữa ra bên ngoài.

Kiểm soát cơn đau:

Sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen không kê toa hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Không sử dụng dịch để làm sạch tai trong trường hợp rách màng nhĩ.

Liệu pháp kháng sinh:

Liệu pháp kháng sinh được áp dụng trong những trường hợp nhiễm trùng tai giữa sau:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi bị đau tai có mức độ từ trung bình đến nặng, kéo dài ít nhất 48 giờ. Có dấu hiệu sốt cao từ 39 độ C trở lên.
  • Trẻ từ 6 – 23 tháng tuổi bị đau tai nhẹ kéo dài dưới 48 giờ, sốt cao dưới 39 độ C.
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên bị đau tai nhẹ kéo dài dưới 48 giờ và sốt dưới 39 độ C.

Trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, dị tật tai và suy giảm miễn dịch có thể không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Cân nhắc trước khi chỉ định hoặc sử dụng liệu pháp thay thế.

phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch
Amoxicillin là kháng sinh được sử dụng chủ yếu cho quá trình điều trị viêm tai giữa

Amoxicillin là kháng sinh được sử dụng chủ yếu cho quá trình điều trị viêm tai giữa.

  • Người lớn: Dùng 3000mg/ ngày, chia thành 3 lần uống. Duy trì trong 5 ngày.
  • Trẻ nhỏ: Dùng 80 – 100mg/ kg/ ngày, chia thành 3 lần uống. Duy trì trong 5 ngày.

Trong trường hợp điều trị thất bại (cơn đau và sốt tiếp diễn sau 48 giờ điều trị bằng kháng sinh lần đầu), Amoxicillin – clavulanic acid sẽ được chỉ định dùng trong 5 ngày tiếp theo.

  • Trẻ dưới 40kg: Dùng 45 – 50mg/ kg/ ngày, chia thành 2 lần dùng (trong trường hợp dùng Amoxicillin – clavulanic acid theo tỉ lệ 7:1 hoặc 8:1). Hoặc chia thành 3 lần (nếu sử dụng Amoxicillin – clavulanic acid theo tỷ lệ 4:1).
  • Trẻ trên 40kg và người trưởng thành: Dùng 1500 – 2000mg/ ngày.
  • Không sử dụng clavulanic acid quá 12.5mg/ kg/ ngày hoặc 375mg/ ngày.

Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng penicillin, dùng azithromycin hoặc erythromycin.

  • Azithromycin (dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi): Dùng 10mg/ kg/ lần/ ngày, duy trì trong 3 ngày.
  • Erythromycin: Dùng 30 – 35mg/ kg/ ngày, chia thành 2 – 3 liều dùng. Duy trì trong 10 ngày.

Trong trường hợp viêm tai giữa không đáp ứng với liệu pháp kháng sinh, phương pháp sử dụng ống tai để dẫn lưu chất lỏng từ tai giữa ra bên ngoài sẽ được thực hiện. Nếu nhiễm trùng tái phát, phương pháp này cũng sẽ được ưu tiên hơn so với việc sử dụng kháng sinh.

Lưu ý: Việc sử dụng kháng sinh có thể làm tăng số lượng vi khuẩn nhạy cảm, đồng thời gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì vậy, cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng thuốc để kiểm soát tối đa những tình huống rủi ro.

3. Theo dõi và phòng ngừa

Nếu nhận thấy trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, co giật, hôn mê, mất ý thức, mất hẳn thính lực,… cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý.

phác đồ điều trị viêm tai giữa ở người lớn
Theo dõi chặt chẽ và đưa trẻ đến bệnh viện trong trường hợp cần thiết

Viêm tai giữa có xu hướng tái phát nhiều lần. Vì vậy phụ huynh cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh cho con trẻ:

  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh (bệnh viện, nước bẩn, không khí ô nhiễm,…).
  • Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc và vệ sinh cá nhân.
  • Nên sử dụng nút tai cho trẻ khi đi bơi để tránh tình trạng nước vào bên trong tai và gây nhiễm trùng.
  • Với trẻ bú sữa bình, nên cho trẻ ngồi thay vì nằm. Nằm bú sữa có thể khiến sữa chảy ngược vào tai.
  • Bổ sung thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhằm hạn chế cảm lạnh, cảm cúm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Viêm tai giữa thanh dịch: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm tai giữa thanh dịch hay còn gọi là viêm tai giữa tiết dịch. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường...

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam

Các bài thuốc nam chữa bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất

Ngoài việc dùng thuốc, chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng....

Có nên chữa viêm tai giữa bằng oxy già không?

Nhỏ Oxy già (Hydrogen peroxide) vào tai bị viêm là cách trị bệnh viêm tai giữa được nhiều người áp...

Điều trị viêm tai giữa cần tuân thủ theo đúng phác đồ từ bác sĩ

Điều trị viêm tai giữa trong bao lâu thì khỏi bệnh?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa gây viêm và tích tụ chất lỏng ở phía sau...

Khám và chữa viêm tai giữa ở đâu tốt tại TPHCM và Hà Nội?

Bệnh viêm tai giữa nếu kéo dài có thể chuyển thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *