Tìm hiểu phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Những người bị thoát vị đĩa đệm thường mang tâm lý nặng nề khi phải đối mặt với những cơn đau nhứt dai dẳng. Từ xa xưa, ông bà ta đã biết áp dụng nhiều loại phương pháp dân gian để điều trị như chuối hột, ngải cứu hay một số bài thuốc nam khác. Tuy nhiên, với phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt thì rất ít người biết.

chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt
Một số loại gạo lứt hiện nay

Vì sao gạo lứt có thể chữa được bệnh thoát vị đĩa đệm?

Nhiều người hoài nghi về công dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm của gạo lứt, tuy nhiên những thành phần dinh dưỡng và các chất có trong gạo lứt đã chứng minh rằng nó có thể làm tốt công dụng này:

  • Gạo lứt có tác dụng lọc canxi trong máu để nuôi dưỡng các đốt xương trong cơ thể, giảm thiểu các bệnh do xương khớp gây ra.
  • Đặt biệt, trong thành phần của gạo lứt có chứa phytosterol và sterolin có tác dụng kháng viêm cao, ngăn ngừa được các bệnh lý về xương khớp.
  • Ngoài ra, các thành phần dưỡng chất có trong gạo lứt như lipit, chất xơ, gluxit, vitamin B1, các loại omega và khoáng chất rất có lợi cho cho những người mắc bệnh về xương khớp.

Gạo lứt là một loại thực phẩm tốt được sử dụng rộng rãi trong đông y, đối với những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên sử dụng gạo lứt thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.

Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt

Gạo lứt có thể được áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.

1/ Bột gạo lứt rang

Cách làm bột gạo lứt rang:

  • Gạo lứt mua về đem rang lên chảo nóng với lửa nhỏ để không bị cháy.
  • Đảo đều tay và rang cho tới khi gạo lứt có mùi thơm và chuyển màu đậm hơn bình thường thì tắt bếp.
  • Đổ gạo lứt ra và để thật nguội sau đó đem đi xay nhuyễn thành bột rồi cho vào hộp cất để dùng dần.

Cách sử dụng: Mỗi ngày pha 2 muỗng cafe bột gạo lứt với nước ấm để uống, uống đều đặn mỗi ngày 2 lần sẽ mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt
Bột làm từ gạo lứt

2/ Trà gạo lứt

Cách làm trà gạo lứt như sau:

  • Chuẩn bị gạo lứt và đem rang lên đến khi có mùi thơm và gạo lứt chuyển sang màu vàng sậm hơn.
  • Cho gạo vừa rang vào hộp và để dành dùng dần.
  • Mỗi lần uống hãy lấy 1 muỗng gạo lứt nhỏ pha với nước nóng như pha trà thông thường.

Bạn có thể sử dụng lại lượng gạo đó bằng cách chế khoảng 2 – 3 lần để uống, đến khi hạt gạo mềm ra bạn vẫn có thể tận dụng nó để ăn.

chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt
Trà gạo lứt

3/ Cốm gạo lứt

Để thay đổi khẩu vị và người bệnh không bị ngán khi sử dụng gạo lứt quá nhiều bạn có thể thực hiện món cốm gạo lứt để sử dụng.

Cách làm cốm gạo lứt:

  • Đem gạo lứt đi nấu thành cơm, sau đó để nguội và phơi khô.
  • Gạo lứt sau khi phơi khô xong đem rang lên đến khi dậy mùi và các hạt gạo bắt đầu bung ra là bạn đã thành công.
  • Sau khi làm xong hãy cho cốm gạo lứt vào hũ và đậy kín nắp nếu không cốm sẽ bị mềm và không ngon.

Món cốm gạo lứt này người bệnh có thể dùng để ăn hằng ngày như một món ăn vặt sẽ giúp kích thích vị giác hơn.

chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt
Cốm gạo lứt

4/ Ăn cơm gạo lứt

Đây có thể xem là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất. Món cơm gạo lứt người bệnh có thể dùng để thay thế cơm trắng trong các bữa ăn hằng ngày.

Gạo lứt sau khi đem nấu thành cơm có thể ăn kèm với muối mè hoặc muối đậu phộng cũng rất ngon.

Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Để bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng bạn nên lưu ý những điều sau đây khi chọn và sử dụng gạo lứt:

  • Nên mua gạo ở những cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng gạo tốt, tránh phải tình trạng mua nhầm gạo giả.
  • Gạo có màu đen hoặc đỏ sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo vàng.
  • Nên chọn gạo vẫn còn trơn nhẵn, không nên mua gạo bị ẩm mốc hoặc có mọt.
  • Gạo lứt chỉ nên sử dụng từ 2 -3 lần một tuần để tránh gây ra tình trạng làm suy yếu sức đề kháng.
  • Trong quá trình chế biến không nên ngâm gạo quá lâu hoặc vò quá kỹ sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong gạo.
  • Nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng gạo lứt có phù hợp với tình trạng bệnh của mình hay không.

Những phương pháp sử dụng thực phẩm để chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm trên đây sẽ giúp bạn cải thiện được tình bệnh của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Tin bài nên đọc

Sau mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?

Mổ thoát vị đĩa đệm là một phương pháp điều trị đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp...

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm: Khi nào cần thực hiện?

Khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan thì phẫu thuật thoát vị...

thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm

Danh sách các loại thuốc giảm đau cho người thoát vị đĩa đệm

Các loại thuốc giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm có thể gây nguy hiểm nếu không được...

Thoát vị đĩa đệm lồng ngực: Triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực và có thể được phân...

bài tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm

Chữa thoát vị đĩa đệm với các bài tập từ xà đơn

Bên cạnh việc sử dụng các liệu pháp điều trị cơ bản đối với người mắc chứng thoát vị đĩa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.