Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh: Phương pháp phòng và điều trị

Theo thống kê từ Tổ chức Da liễu thế giới (WTO), có hơn 90% các bệnh về viêm da có xu hướng tiếp cận và tấn công làn da non yếu của trẻ sơ sinh. Chúng gây ra các tổ chức nhiễm trùng trên da và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Vậy nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là gì? Dưới đây là một số vấn đề về bệnh nhiễm trùng da ở trẻ mà các mẹ cần phải biết rõ.

Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh bùng phát ở nhiều vị trí khác nhau

Những điều cần biết về bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

Không những gây đau đớn về mặt thể chất, nhiễm trùng da còn để lại rất nhiều biến chứng trên cơ thể trẻ sơ sinh. Do đó, việc tìm hiểu và điều trị bệnh đúng cách là điều vô cùng cần thiết.

1. Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng da là thuật ngữ y khoa chỉ sự xâm nhập của vi khuẩn làm cho các tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng. Nhiễm trùng da ở trẻ em kéo theo rất nhiều mầm bệnh, biến chứng được kéo dài từ nhẹ đến nặng. Làn da non nớt của trẻ là vị trí rất dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh. Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh thể nhẹ có thể được điều trị tại nhà, nhưng phải dựa trên chỉ định của bác sĩ.

2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

Yếu tố gây nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh được kể đến đó là do điều kiện thời tiết. Khí hậu thay đổi thất thường, khí hậu nóng bức làm cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi, đây chính là điều kiện thuận lợi để các vi nấm phát triển. Bởi vì hệ miễn dịch ngoài da của trẻ chưa hoàn thiện nên khả năng da nhạy cảm và bị nhiễm trùng là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, nguyên nhân gây nhiễm trùng da còn được xác định là bởi:

  • Virus, vi khuẩn,nấm, ký sinh trùng tấn công.
  • Dị ứng với lông thú, xà phòng tắm hoặc tã lót không sạch sẽ.
  • Bị côn trùng đốt.
  • Hăm tã, không thay tã cho trẻ thường xuyên.

Bên cạnh đó, nhiễm trùng da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể trẻ, nhiều nhất là tại các vùng da dễ tổn thương hoặc dễ bị ẩm ướt như kẽ tay, kẽ chân, nếp gấp chân, háng, nách,… Để tìm hiểu cụ thể nguyên nhân dẫn đến triệu chứng nhiễm trùng, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và xét nghiệm cụ thể.

3. Các loại nhiễm trùng da phổ biến ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng da được biểu hiện qua nhiều mức độ và có các biểu hiện hoàn toàn khác nhau. Từ các tổn thương bên ngoài như trầy xước nhẹ sẽ tạo nên những vết thương sâu, nhiễm trùng da, có mụn nước,… Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như đầu, mông, chân, tay và nhiều vị trí khác. Hiện nay, có 4 loại nhiễm trùng da phổ biến ở trẻ sơ sinh đó là:

  • Nhiễm trùng da do virus: Có biểu hiện từ nhẹ đến nặng, có thể bao gồm zona thần kinh, thủy đậu, u mềm lây, mụn cóc, bệnh chân tay miệng, sởi,…
  • Nhiễm trùng da do tiếp xúc với vi khuẩn: Các nhiễm trùng thường bắt đầu như những vết sưng nhỏ, màu đỏ và có kích thước tăng dần. Dạng nhiễm trùng da do vi khuẩn nhẹ có thể dùng kháng sinh bôi ngoài để điều trị, nhưng đối với các trường hợp nặng hơn thì cần phải kết hợp với kháng sinh dạng uống. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh việc dùng thuốc cần có sự theo dõi của bác sĩ. Các loại nhiễm trùng da do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh bao gồm chốc lở, nhọt, bệnh phong, viêm mô tế bào,…
  • Nhiễm trùng da do nấm: Bệnh thường phát tác khi trẻ sống trong môi trường ẩm thấp hoặc cơ thể luôn bị ẩm ướt. Nhiễm trùng da do nấm không gây ảnh hưởng đến tính mạng và không lây nhiễm. Tuy nhiên các mẹ cũng đừng nên chủ quan. Các nhiễm trùng thường được phát hiện ở vùng kẽ chân, kẽ tay, nấm men, nấm miệng, nấm móng, phát ban tại vị trí mặc tã,…
Chẩn đoán nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh thường rất dễ nhận biết
  • Nhiễm trùng da do ký sinh trùng: Đây là dạng nhiễm trùng đặc trưng do các ký sinh trùng gây nên. Bệnh có nguy cơ lây lan rất cao, có ảnh hưởng đến chất lượng máu và các cơ quan. Nhiễm trùng do ký sinh trùng không gây nguy hiểm nhưng nó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đứa trẻ. Chủ yếu, nhiễm trùng da do các loại ký sinh trùng như ghẻ, rận, rệp, ấu trùng ký sinh trên da,… gây nên.

4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng da trẻ sơ sinh

Cách tốt nhất để xác định nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ quan sát dấu hiệu bệnh ngoài để xác định hoặc tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Vậy trẻ sơ sinh được chỉ định điều trị nhiễm trùng da như thế nào?

Dựa vào mức độ nhiễm trùng, nguyên nhân bùng phát bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp cụ thể. Các loại nhiễm trùng da do virus có thể được cải thiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Còn đối với tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, sẽ được hướng dẫn điều trị kháng sinh.

Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng thuốc xịt hoặc kem chống nấm theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa các nhiễm trùng do nấm da. Trường hợp bệnh không được cải thiện dứt điểm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với trẻ nhằm giảm bớt sự khó chịu cho trẻ.

5. Biện pháp khắc phục và ngăn ngừa nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh

Để ngăn chặn các triệu chứng khó chịu cũng như các nhiễm trùng trên da trẻ, phụ huynh có thể dùng khăn lạnh để chườm vào vị trí nhiễm trùng để làm giảm viêm ngứa. Hoặc dùng thuốc mỡ có thành phần kháng histamin bôi lên da. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên lưu ý đến các vấn đề sau:

Giữ cho da trẻ luôn khô thoáng:

Thời tiết oi bức là thời điểm trẻ rất dễ bị đổ mồ hôi, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da. Vì vậy, các mẹ hãy thường xuyên thay tã, quần áo và vệ sinh vùng da dưới nách, khuỷu tay, khuỷu chân cho trẻ. Mỗi lần tắm xong, mẹ nên dùng khăn lông mềm để thấm khô da, đảm bảo làn da trẻ luôn khô thoáng.

Ngăn ngừa nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Ngăn ngừa nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh bằng cách thường xuyên thay tã cho trẻ

Đặc biệt, các mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng tã giấy vì nó có thể khiến cho da trẻ dễ bị hăm do ẩm ướt. Hãy sử dụng quần áo có chất liệu cotton, dễ thấm hút để cho làn da trẻ luôn khô thoáng.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa:

Môi trường ẩm thấp, khói bụi nhiều cũng là tác nhân dẫn đến các viêm nhiễm trên làn da của trẻ. Để đảm bảo an toàn, các mẹ hãy chú ý vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ thường xuyên. Thay ga giường, gối mềm cho bé 2 lần/tuần để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.

Khử trùng vùng da bị trầy xước:

Các va chạm của trẻ gây trầy xước thì hãy nhanh chóng khử trùng chúng ngay. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kháng sinh dành cho trẻ, các mẹ có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc tây.

Đưa trẻ đi khám kịp thời: 

Khi phát hiện các bất thường trên da, các mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Các mẹ đừng nên chủ quan với tình trạng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh vì nó có nguy cơ gây ra rất nhiều hệ lụy. Những thông tin về tình trạng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh được đề cập trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định bác sĩ.

THAM KHẢO THÊM:

Tìm hiểu các loại nhiễm trùng da và phương pháp điều trị

Nhiễm trùng da là hiện tượng vi khuẩn, virus hoặc vi nấm xâm nhập và gây tổn thương da. Đa...

11 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

Nhiễm trùng da do vi khuẩn là loại nhiễm trùng phổ biến nhất. Tác nhân gây ra loại nhiễm trùng...

Viêm mô tế bào: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm mô tế bào là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường lây lan trên bề...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *