Dùng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và lưu ý cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Vào những năm 70 – 80 của thế kỷ 20, việc sử dụng kháng sinh còn khá hiếm. Tuy nhiên, cho đến nay, kháng sinh là một trong những loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày. Khi dùng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn.

sử dụng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày
Kháng sinh (Antibiotics) được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh do vi khuẩn từ những năm 90 cho đến nay.

Vì sao cần sử dụng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng?

Một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến chính là vi khuẩn Hp. Chủng vi khuẩn này rất phổ biến trong hệ tiêu hóa và là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Viêm loét dạ dày là một trong những vấn đề có thể xảy ra. Đối với những trường hợp này, sử dụng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những giải pháp phù hợp.

Sử dụng kháng sinh phù hợp có thể giúp loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày. Ngoài ra kháng sinh cũng có tác dụng loại bỏ một số chủng vi khuẩn có hại khác trong hệ tiêu hóa.

Tác dụng chính của các loại kháng sinh là tiêu diệt ngay hoặc kìm hãm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn và khiến chúng chết dần. Kháng sinh có khả năng hoạt động ở cấp độ phân tử, thường tấn công vào một hoặc một vài vị trí quan trọng nhất của vi khuẩn để kìm hãm sự phát triển của chúng.

Cơ chế hoạt động của kháng sinh

Các loại kháng sinh hiện nay thường hoạt động theo một số cơ chế như:

  • Ức chế sự tổng hợp tại vị trí vách của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn yếu đi, khiến đại thực bào trong cơ thể phá vỡ vỏ của vi khuẩn dễ dàng hơn.
  • Ức chế các chức năng màng tế bào của vi khuẩn, khiến cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion quan trọng thoát ra ngoài, làm chết vi khuẩn.
  • Ức chế sự sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, gây rối loạn và khiến vi khuẩn bị tiêu diệt.
  • Ức chế sự tổng hợp acid nucleic trong vi khuẩn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sao mã tạo thành mRNA, làm cho vi khuẩn không thể nhân đôi và gây ra nhiều rối loạn khác.
vi khuẩn kháng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng nếu dùng không đúng cách có thể khiến vi khuẩn kháng kháng sinh

Một số lưu ý khi dùng kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

1. Đề phòng vi khuẩn kháng kháng sinh

Hiện nay có nhiều loại kháng sinh với cơ chế hoạt động khác nhau. Tuy nhiên sự phát triển của các chủng vi khuẩn mới, đặc biệt là các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh góp phần làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn bởi các loại kháng sinh cũ dần dần không còn phù hợp trong điều trị. Do đó việc điều trị viêm loét dạ dày và các bệnh khác cần dùng kháng sinh phải tuân thủ phác đồ riêng để đạt hiệu quả điều trị cũng như hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh.

Hiện nay, tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng phổ biến, các chủng vi khuẩn mới tiến triển nhanh trong khi tốc độ nghiên cứu kháng sinh mới chưa đủ nhanh để khắc phục tình trạng này. Một khi chủng vi khuẩn mới kháng tất cả các loại kháng sinh thì việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn. Do đó nguyên tắc quan trọng trong điều trị bằng kháng sinh là đề phòng các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh xuất hiện.

2. Những kháng sinh phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, bác sĩ thường chỉ định một số loại kháng sinh phổ biến, gồm có:

  • Kháng sinh Metronidazole.
  • Kháng sinh Clarithromycin.
  • Kháng sinh Amoxiciclin.

Trong điều trị thực tế, hiện tượng kháng kháng sinh đã bắt đầu xuất hiện với tỉ lệ đáng kể:

  • Với Metronidazole tỉ lệ kháng kháng sinh từ 47 – 86% tùy vùng miền.
  • Với Clarithromycin tỉ lệ kháng kháng sinh dao động khoảng 20% tùy vùng miền.
  • Với Amoxiciclin tỉ lệ kháng kháng sinh từ 69% tùy vùng miền.

Do tỉ lệ kháng kháng sinh quá cao nên hiện nay Amoxiciclin ít được sử dụng. Đa số hướng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay dùng chủ yếu là kháng sinh Clarithromycin và kháng sinh Metronidazole theo phác đồ phối hợp để có hiệu quả điều trị tốt hơn. Ngoài ra, một số kháng sinh và thuốc khác cũng có thể được chỉ định kết hợp để có hiệu quả cao hơn.

Xem thêm: Các Loại Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay

phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh.

3. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng kháng sinh theo phác đồ

Điều trị theo phác đồ phối hợp là biện pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Hiện nay các phác đồ điều trị thường xoay quanh việc phối hợp 3 hoặc 4 loại trong số các thuốc như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh Amoxiciclin, thuốc kháng sinh Metronidazol, Clarithromycin, Bismuth hay thuốc kháng sinh Tetracyclin.

Có 5 phác đồ điều trị được thống nhất bởi Hội Tiêu hóa Việt Nam để áp dụng cho những trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng cần đến kháng sinh. Bác sĩ thường áp dụng một trong những hướng điều trị dưới đây:

Phác đồ 1

Điều trị kết hợp:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
  • Clarithromycin (C) 500mg.
  • Amoxiciclin (A) 1000mg.
  • Dùng ngày 2 lần và liên tục trong ít nhất 7 ngày.

Phác đồ 2

Điều trị kết hợp:

  • PPI + C 500mg + Metronidazol (M) 500mg.
  • Dùng ngày 2 lần kéo dài liên tục trong 7 ngày.

Phác đồ 3

Điều trị kết hợp:

  • PPI + Bismuth (B)200 – 400mg + Tetracyclin (T) 1000mg + M 500mg.
  • Dùng ngày 2 lần kéo dài liên tục trong 7 ngày.

Phác đồ 4

Điều trị kết hợp:

  • PPI + B 200 – 400 mg +T 1000mg + A 1000mg
  • Dùng ngày 2 lần kéo dài liên tục trong 7 ngày.

Phác đồ 5

Điều trị kết hợp:

  • PPI 2 lần/ngày + [ T 250mg + M 200mg + B 108mg.
  • Dùng với liều 5 lần mỗi ngày, kéo dài trong thời gian 10 ngày.

Lưu ý:

  • Khi điều trị không thành công với một phác đồ cần thay đổi phác đồ khác.
  • Không nên điều trị loét dạ dày tá tràng bằng phác đồ chỉ sử dụng 1 hay 2 thứ thuốc.
  • Nếu điều trị không thành công qua 2 phác đồ thì cần cấy lại vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng phác đồ kháng sinh điều trị viêm loét dạ dày tá tràng khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
  • Theo dõi một số tác dụng phụ không mong muốn sau khi dùng kháng sinh và thông báo cho bác sĩ nếu có.
  • Ngưng sử dụng kháng sinh nếu có các dấu hiệu dị ứng, phản ứng nặng và đến cơ sở y tế ngay lập tức.

LƯU Ý: Việc dùng kháng sinh chữa viêm loét dạ dày tuy có hiệu quả khá cao nhưng người bệnh rất dễ gặp phải vấn đề tác dụng phụ, kháng thuốc/ nhờn thuốc, tái phát nhiều lần. Do đó người bệnh cần thực hiện theo đúng phác đồ do bác sĩ đề ra để đạt được hiệu quả đều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng? Có nguy hiểm không?

Không chỉ hình thành cảm giác buồn nôn, nóng rát thượng vị, đầy hơi, nôn mửa và chướng bụng, người...

Nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc có sao không?

Nội soi tiêu hóa là thủ thuật chẩn đoán và phát hiện bệnh lý đã và đang dần trở nên...

Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho thai nhi không?

Nhiều mẹ bầu đã phải lo lắng rằng lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho...

Căn bệnh dạ dày và hội chứng ruột kích thích khiến NS Thu Hà ăn không ngon ngủ không yên

Hành trình chấm dứt “nỗi đau” 5 năm với căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY VÀ VIÊM HANG VỊ của NS Thu Hà

5 năm với nỗi đau do căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, VIÊM HANG VỊ khiến NS Thu thường xuyên...

triệu chứng viêm dạ dày cấp tính

5 dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp bạn cần phải chú ý

Nhận biết dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày cấp có thể gặp nhiều khó khăn vì rất dễ bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *