Viêm da cơ địa có để lại sẹo không, nếu có phải làm sao?
Người mắc các bệnh ngoài da thường lo lắng về tình trạng sẹo, vết thâm,… có thể xảy ra sau thời gian điều trị. Những trường hợp viêm da cơ địa có để lại sẹo không? Cần xử trí như thế nào?
Viêm da cơ địa có để lại sẹo không?
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) là bệnh ngoài da có thể dẫn đến các thương tổn như ngứa, nổi mẩn đỏ,… Tùy theo dạng viêm da cơ địa xảy ra theo từng đợt cấp tính hay mạn tính mà thời gian tiến triển của bệnh sẽ khác nhau. Nhìn chung, bản thân viêm da cơ địa là bệnh ngoài da không để lại sẹo.
Tuy nhiên, trong thời gian mắc bệnh, việc sinh hoạt, chăm sóc không đúng cách cũng có thể gây ra những thương tổn trên bề mặt da. Sau quá trình điều trị viêm da cơ địa, bệnh nhân có thể gặp phải những tổn thương trên bề mặt, bao gồm:
1. Sẹo do gãi
Phần lớn sẹo trên da sau điều trị viêm da cơ địa không phải do bệnh gây ra mà liên quan đến chế độ chăm sóc, sinh hoạt của bệnh nhân. Cảm giác ngứa là triệu chứng rất thường gặp ở những người bị viêm da cơ địa. Triệu chứng ngứa ngáy sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác muốn gãi, ảnh hưởng đến tâm lý, gây ra tình trạng khó tập trung, làm gián đoạn giấc ngủ.
Gãi nhiều trong thời gian bị viêm da cơ địa có thể khiến cho bệnh nhân đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, làm gia tăng tình trạng viêm sưng. Đối với người mắc viêm da cơ địa mãn tính, việc gãi thường xuyên cũng có thể dẫn đến lichen hóa trên bề mặt da. Sau khi điều trị khỏi viêm da cơ địa, vùng da của những bệnh nhân gãi thường xuyên có thể để lại các vết sẹo.
2. Thâm da, đổi màu da
Những bệnh nhân mắc viêm da cơ địa có thể gặp phải tình trạng tăng sắc tố (dư thừa sắc tố khiến cho da sậm hơn) hoặc giảm sắc tố (khiến da có các mảng sáng màu rải rác). Không chỉ riêng viêm da cơ địa, nhiều bệnh ngoài da khác cũng có thể làm thay đổi sắc tố trên bề mặt da.
Đa số những trường hợp thay đổi sắc tố do viêm da cơ địa thường theo chiều hướng sẫm màu hơn, gây thâm da. Thời gian điều trị cũng có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ thâm da sau điều trị. Phần lớn những trường hợp bệnh nhân bị sẫm màu da sau khi khỏi viêm da cơ địa là những trường hợp điều trị dài ngày, người mắc bệnh viêm da cơ địa mạn tính, tái đi tái lại thường xuyên.
3. Ngứa sau viêm da cơ địa
Sau thời gian điều trị viêm da cơ địa, bệnh nhân có thể gặp phải một số dấu hiệu ngứa ngoài da xảy ra theo từng đợt. Tình trạng này có thể khiến cho da thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy không trực tiếp gây ra tổn thương da nhưng các đợt ngứa ngáy sau viêm da cơ địa có thể gây trầy xước, tổn thương da do gãi. Những tổn thương này cũng có thể gián tiếp dẫn đến tình trạng sẹo, thâm.
Xem thêm: 12+ cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhanh
Giải pháp xử lý sẹo và vết thâm
Tùy theo từng vấn đề gặp phải sau điều trị viêm da cơ địa mà hướng khắc phục, xử lý cũng khác nhau. Dưới đây là một số giải pháp thường được áp dụng:
Đối với sẹo
Sẹo là một trong những vấn đề ngoài da khó kiểm soát, mất nhiều thời gian để cải thiện. Những trường hợp sẹo ngoài da không thể cải thiện được ngay mà cần áp dụng các biện pháp làm mờ dần vết sẹo như:
- Sử dụng vaseline để làm mờ sẹo, làm mềm da và cung cấp độ ẩm cho làn da.
- Sử dụng các sản phẩm trị sẹo có một số thành phần như Silicone, vitamin E, các loại Hydrocortisone, các hoạt chất như methylparaben, sorbic acid,…
- Ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia cực tím trong ánh nắng có thể làm chậm quá trình tái tạo vết sẹo. Có thể kết hợp sử dụng một số sản phẩm như kem chống nắng khi ra ngoài trời để tránh ảnh hưởng đến vị trí vết sẹo.
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin C,… Chú ý kiêng các thực phẩm dễ gây ngứa, thực phẩm mà cơ địa của bạn bị kích ứng, dị ứng.
- Chú ý uống đủ nước mỗi ngày, từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Tuyệt đối không gãi, bóc vảy trên vùng da có vết sẹo vì có thể dẫn đến những thương tổn trên da.
Đối với vết thâm
Vết thâm ngoài da thường dễ cải thiện hơn so với vết sẹo. Tuy nhiên vết thâm nếu xảy ra trong thời gian dài thì sẽ trở nên dai dẳng, khó điều trị. Cách cải thiện vết thâm cũng tương tự như điều trị sẹo. Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp vệ sinh da phù hợp, chà xát nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến làn da.
Ngoài ra, trong điều trị các vấn đề về thâm, sẹo sau viêm da cơ địa, bạn cũng cần chú ý phòng tránh viêm da cơ địa tái phát. Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có thể gây viêm da cơ địa, tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh bệnh quay trở lại.
*Lưu ý:
- Đối với những trường hợp da nhạy cảm, người có tiền sử mắc hoặc đang mắc nhiều bệnh ngoài da cần trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp làm mờ sẹo, thâm để hạn chế nguy cơ kích ứng da.
- Nếu đang trong thời gian điều trị viêm da cơ địa, cần tránh gãi vào vùng da đang bị thương tổn, chú ý điều trị sớm, đúng cách để giúp hạn chế tình trạng sẹo ngoài da do viêm da cơ địa.
Thông tin mang tính chất tham khảo, không thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn
- 6 bài thuốc nam chữa bệnh viêm da cơ địa có ở quanh nhà
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!