Viêm da nổi mụn mủ do nguyên nhân nào gây ra?
Viêm da nổi mụn mủ là tình trạng thương tổn da có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau trong sinh hoạt và cuộc sống. Tùy theo từng nguyên nhân gây mụn mủ mà có những hướng xử trí phù hợp nhất.
Viêm da nổi mụn mủ và một số nguyên nhân
Viêm da nổi mụn mủ là một dạng thương tổn da có viêm nhiễm. Mủ trong mụn là dấu hiệu bạch cầu của cơ thể bị chết khi chống trả với các loại vi khuẩn xâm nhập trên bề mặt da.
Trong thời gian viêm da nổi mụn mủ, vùng da thường ửng đỏ và dễ bị tổn thương. Khi tác động, chạm vào vùng da bị mụn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, viêm, sưng và có thể nặng hơn. Một số nguyên nhân gây viêm da nổi mụn mủ phổ biến do:
Yếu tố vệ sinh
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn trên bề mặt da là do yếu tố vệ sinh. Trên da của chúng ta có rất nhiều lỗ chân lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn,… Nếu như vệ sinh không đảm bảo, da có thể bị các loại vi khuẩn xâm nhập, bị bít bởi bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết bám quanh lỗ chân lông. Chính những yếu tố này là nguyên nhân khiến cho da bị viêm sưng, nhiễm khuẩn và nổi mủ trên bề mặt da.
Đối với những người vệ sinh kém, da rất dễ bị thương tổn, viêm sưng. Tình trạng vệ sinh kém trong thời gian dài có thể khiến cho mụn mủ và viêm nhiễm tiến triển nặng hơn, lan rộng sang những vùng da khác. Ngược lại, nếu vệ sinh da quá mức cũng có thể làm cho hàng rào bảo vệ da bị ảnh hưởng, dễ nhiễm khuẩn và viêm sưng hơn. Những trường hợp bệnh nhân có da nhạy cảm cũng dễ bị nhiễm khuẩn và tổn thương da.
Biện pháp cải thiện:
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh, chăm sóc da đều đặn, đúng cách.
- Hạn chế sờ, chạm lên vùng da đang bị viêm, nổi mủ để tránh nhiễm khuẩn.
- Sử dụng các sản phẩm vệ sinh da phù hợp với đặc tính da để tránh tình trạng da bị kích ứng.
Ảnh hưởng từ môi trường
Nhiều vùng da trên cơ thể rất dễ bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Khi thời tiết thay đổi, quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng mặt trời gay gắt, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi,… Các yếu tố này đều có thể khiến cho da dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông, mất cân bằng độ ẩm, độ pH, khiến cho da dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Tiếp xúc quá thường xuyên với các yếu tố kể trên có thể làm cho tình trạng da bị viêm và nổi mụn mủ. Với những người chăm sóc da không tốt, tình trạng thương tổn trên bề mặt da sẽ tiến triển xấu.
Biện pháp cải thiện:
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ngoài, đặc biệt là vào những thời điểm nhiệt độ, độ ẩm có nhiều biến đổi.
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ da khi thời tiết thay đổi, ô nhiễm như: đeo khẩu trang, lựa chọn quần áo dài, kín vào mùa lạnh, trang phục mềm, mỏng, thoáng mát vào mùa nóng.
- Thường xuyên vệ sinh da sau khi tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài để giúp tránh kích ứng, hạn chế viêm nhiễm và mụn mủ ngoài da.
Ảnh hưởng từ nội tiết tố
Tình trạng rối loạn nội tiết tố có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề về da. Nội tiết tố thay đổi nhiều nhất vào những thời điểm như mang thai, dậy thì,… Quá trình thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến bít các tuyến bã, lỗ chân lông, từ đó có thể dẫn đến tình trạng mụn mủ trên bề mặt da.
Ảnh hưởng từ nội tiết tố thường tạm thời, da sẽ giảm các thương tổn, viêm sưng và mụn khi nội tiết tố đã được ổn định trở lại. Tuy nhiên có không ít trường hợp cần áp dụng các biện pháp can thiệp để góp phần ổn định nội tiết tố trên da.
Biện pháp cải thiện:
- Khi có tình trạng viêm nhiễm, mụn mủ liên quan đến nội tiết tố, bệnh nhân cần chú ý thăm khám sớm để bác sĩ có hướng dẫn xử trí phù hợp cho đến khi tình trạng nội tiết tố được cân bằng trở lại.
- Trong thời gian rối loạn nội tiết tố, cần đảm bảo vệ sinh da để tránh tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng nề hơn.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị viêm da dị ứng nên làm gì và không nên làm gì?
Căng thẳng, stress
Các yếu tố về tâm lý như căng thẳng, stress, rối loạn giấc ngủ,… đều có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn đến khả năng đề kháng, miễn dịch của bệnh nhân. Những yếu tố này có thể dẫn đến suy giảm hàng rào bảo vệ da, khiến cho da dễ thương tổn, viêm sưng đau và nổi mụn mủ.
Đa số tình trạng viêm da nổi mụn mủ do căng thẳng, stress thường là tạm thời, có thể cải thiện dần khi bệnh nhân cải thiện các vấn đề về tâm lý.
Biện pháp cải thiện:
- Ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe và chuyển hóa trong cơ thể.
- Chú ý các biện pháp giảm stress, giảm căng thẳng để cải thiện tình trạng rối loạn bên trong cơ thể.
- Có thể trao đổi với bác sĩ để có những hướng điều trị hỗ trợ, đặc biệt là khi tình trạng stress kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe.
Ảnh hưởng của một số bệnh lý
Nhiều bệnh lý có thể gây ảnh hưởng xấu đến da, đặc biệt là các bệnh về da như viêm da bội nhiễm, viêm da tiết bã, các bệnh về da có nhiễm trùng. Ngoài ra một số bệnh liên quan đến chuyển hóa, các bệnh về gan cũng có thể khiến cho tình trạng da gặp nhiều ảnh hưởng xấu, không mong muốn.
Biện pháp cải thiện:
- Những trường hợp bệnh lý cần thăm khám sớm để có những hướng điều trị phù hợp, tránh bệnh tiến triển nặng.
- Đối với những trường hợp bệnh ngoài da cần áp dụng các biện pháp vệ sinh phù hợp để kiểm soát tình trạng thương tổn ngoài da.
Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm là gì? Điều cần biết
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố khiến cho sức đề kháng bị ảnh hưởng, kéo theo sự suy yếu hàng rào bảo vệ da. Trong đó thiếu hụt vitamin, nước và thiếu hụt kẽm là những yếu tố dễ làm ảnh hưởng đến cấu trúc da nhất. Bổ sung các thực phẩm phù hợp có thể giúp cho da khỏe mạnh hơn, giảm đáng kể nguy cơ viêm nhiễm và hình thành mụn mủ trên bề mặt da.
Biện pháp cải thiện:
- Cung cấp đủ lượng nước hằng ngày cho cơ thể, mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước.
- Bổ sung các loại rau quả giàu vitamin, rau xanh.
- Hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm nhiều gia vị cay nóng.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa thuốc của bác sĩ điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Dị ứng thời tiết gây nổi mụn trên mặt và cách xử lý
- Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách chăm sóc, điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!