Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tiêm phòng là một trong những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát, phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên việc tiêm phòng cần được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không? Cần lưu ý những gì?

tiêm phòng cho trẻ bị viêm da cơ địa
Cẩn trọng khi tiêm phòng cho trẻ bị viêm da cơ địa

Một số vấn đề cần biết về tiêm phòng

Cơ chế của việc tiêm phòng (hay tiêm vắc – xin) là đưa một số kháng nguyên, hoặc các yếu tố kích ứng vào cơ thể. Việc tiêm phòng sẽ giúp cơ thể nhận biết các yếu tố có hại và sản sinh miễn dịch để phòng bệnh một cách chủ động. Đây là giải pháp thường được áp dụng để phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm.

Mặc dù hiệu quả phòng bệnh tốt, mức độ an toàn tương đối cao nhưng theo nhiều chuyên gia, việc tiêm phòng không an toàn 100%. Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Trưởng ban Quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương khẳng định tình trạng phản ứng nặng với các loại vắc – xin trong tiêm chủng là có xảy ra.

Ngoài ra, một số phản ứng nặng không liên quan trực tiếp đến vắc – xin mà có liên quan đến công tác an toàn trong quá trình tiêm chủng như: Tiêm sai đối tượng, kích ứng do cơ thể đang mắc một số bệnh,…

Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không?

Viêm da cơ địa là bệnh thường bùng phát theo từng đợt, thường dễ tái đi tái lại và có khả năng trở thành bệnh mạn tính. Trong thời gian đang bùng phát các triệu chứng viêm da cơ địa, vùng da của trẻ thường sưng đau, tấy đỏ, ngứa ngáy khó chịu thường xuyên.

Trong thời gian đang có những đợt bùng phát triệu chứng viêm da cơ địa, phụ huynh không nên cho trẻ tiêm chủng vì có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Trẻ đang mắc các vấn đề về sức khỏe dưới đây cũng cần điều trị triệu chứng cho đến khi dứt hẳn rồi mới tiến hành tiêm chủng:

  • Trẻ đang mắc các đợt viêm da cơ địa
  • Những trường hợp trẻ mắc bệnh vảy nến.
  • Trẻ đang bị bệnh viêm da mủ.
  • Những trường hợp trẻ đang có nhiễm khuẩn ngoài da.

*Lưu ý:

  • Sau khi điều trị khỏi viêm da cơ địa ở trẻ không nên tiêm phòng ngay mà cần tạm hoãn một thời gian nhất định.
  • Việc tiêm phòng ngay sau điều trị viêm da cơ địa có thể làm cho bệnh bùng phát trở lại. Đặc biệt là đối với những trẻ có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu.
  • Thận trọng khi tiêm vắc xin thủy đậu cho những trẻ đã từng mắc các bệnh ngoài da vì loại vắc xin này có thể gây tái phát các triệu chứng.
  • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng viêm da cơ địa và các bệnh ngoài da khác mà trẻ mắc phải trước khi tiêm phòng để đảm bảo an toàn, tránh sự cố.
tiêm phòng đối với trẻ mắc viêm da cơ địa
Nên tiêm phòng sau khi điều trị khỏi các đợt bùng phát viêm da cơ địa.

Tham khảo thêm: Giải đáp những câu hỏi về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Một số lưu ý khác khi tiêm phòng cho trẻ

Không tiêm phòng trong các trường hợp sau:

  • Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, bao gồm viêm phổi, sởi, thương hàn, bệnh mạn tính như lao phổi tiến triển, bệnh thận mạn tính, bệnh tràn dịch màng phổi và các bệnh ngoài da.
  • Không được tiêm phòng cho trẻ khi đang bị sốt.
  • Thận trọng khi đang điều trị bằng các loại thuốc khác. Luôn thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc mà trẻ đang dùng.

Trước khi tiêm phòng:

  • Không cho trẻ bú, ăn quá no trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên cũng không nên cho trẻ kiêng ăn vì có thể khiến trẻ hạ đường huyết sau khi tiêm.
  • Bố mẹ cũng cần vệ sinh thân thể của trẻ sạch sẽ trước khi tiêm phòng để hạn chế nhiễm trùng.
  • Chú ý cho trẻ mặc trang phục đơn giản, hạn chế mặc trang phục dày, bó chặt, ủ ấm quá nhiều vì có thể gây khó khăn trong thao tác của bác sĩ.
  • Mang theo sổ tiêm chủng của trẻ để bác sĩ nắm được quá trình tiêm chủng của trẻ từ trước đến nay.
  • Đối với vắc – xin tiêm nhiều đợt, nếu lần tiêm trước có dị ứng, mẩn đỏ, sốt,… thì cần thông báo cho bác sĩ trước lần tiêm tiếp theo.

Sau khi tiêm phòng:

  • Trẻ sau khi tiêm phòng cần được theo dõi trong thời gian từ 15 – 30 phút để xem có các phản ứng dị ứng hay không.
  • Khi đã về nhà, bố mẹ cần theo dõi xem trẻ có các phản ứng sốt, quấy khóc, bỏ bú,… hay không.
  • Cho trẻ mặc các loại trang phục thoáng mát, uống nhiều nước.
  • Lựa chọn các loại trang phục thoáng mát cho trẻ, tránh các loại trang phục dày, bí, nóng bức.
  • Nếu trẻ sốt âm ỉ, sốt nhẹ trong thời gian 2 ngày hoặc sốt cao sau tiêm thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
  • Đặc biệt chú ý nếu như trẻ có các dấu hiệu nặng như: sốt cao từ 39 độ C trở lên, có dấu hiệu co giật, dấu hiệu chân tay lạnh, co giật, khó thở, quấy khóc, sưng, đỏ quanh vị trí tiêm,… cần đến bệnh viện để được theo dõi và đảm bảo an toàn.

Thông tin mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán, điều trị hoặc toa thuốc của bác sĩ. 

Có thể bạn quan tâm

Cách dùng dầu dừa trị viêm da cơ địa đơn giản tại nhà

Ngứa và khô da là triệu chứng điển hình ở người bị viêm da cơ địa. Dầu dừa được xem...

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì? Câu hỏi này được nhiều bà mẹ...

Kem dưỡng ẩm, trị viêm da cơ địa cho bé tốt nhất

Kem dưỡng ẩm, trị viêm da cơ địa cho bé tốt nhất

Kem dưỡng ẩm cho bé viêm da cơ địa loại nào tốt là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Bởi...

Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân và cách trị

Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn khởi phát có liên quan mật thiết với yếu tố cơ địa...

Tìm hiểu cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam

6 bài thuốc nam chữa bệnh viêm da cơ địa có ở quanh nhà

Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam là phương pháp an toàn, ít mang lại tác dụng phụ. Nếu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *