Cách Chữa Ho Cho Trẻ Bằng Lá Xương Sông Mẹ Nên Bỏ Túi
Chữa ho cho trẻ bằng lá xương sông các mẹ đã biết chưa? Có lẽ khá nhiều phụ huynh đang hoang mang và không rõ thật hư khi sử dụng loại lá cây này trị ho cho trẻ. Các bà mẹ sẽ biết ngay câu trả lời khi tham khảo bài viết được chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Công dụng của cây xương sông trị ho cho trẻ em
Lá xương sông không còn quá xa lạ đối với những ai từng ăn món lá xương sông cuộn thịt. Ngoài công dụng làm gia vị trong một số món ăn, lá xương sông còn được biết đến là loại thảo dược “vàng” với nhiều công dụng với sức khỏe của người lớn và trẻ em, điển hình là công dụng chữa ho ở trẻ.
Xương sông hay còn được gọi là lá húng ăn gỏi, với tên khoa học là Blumea lanceolaria thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây được trồng khá nhiều ở nước ta, chủ yếu là trồng trong vườn hoặc mọc hoang trong rừng ở độ cao thấp.
Trong Đông y, xương sông có vị cay, tính bình. Trong lá có chứa nhiều tinh dầu mà thành phần chủ yếu là Methylthmol và còn có P – cymen, Limonen,… có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm đặc, giúp thông vùng họng, xoa dịu các cơn đau rát, cải thiện các chứng ho ở trẻ em.
Tham khảo thêm: 10 Cách Trị Ho Cho Trẻ Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc
Mẹo dùng lá xương sông trị ho cho trẻ em
Để mang lại hiệu quả chữa trị dứt điểm các chứng ho cho trẻ bằng lá xương sông, các bà mẹ nên sử dụng lá già. Bởi những lá già sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết hơn những loại lá búp non khác, tác dụng tiêu đờm, trị khàn tiếng, kháng khuẩn cao hơn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc 2 mẹo dùng lá xương sông để bào chế thành thuốc trị các chứng ho cho trẻ theo kinh nghiệm của dân gian. Các phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng điều trị cho con em mình ngay tại nhà vừa dễ kiếm lại rẻ tiền.
Lá xương sông và mật ong chữa ho cho trẻ em
Nguyên liệu cần có:
- 3 lá xương sông (loại lá già)
- Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Lá xương sông cần được rửa sạch bằng nước sau khi thu hái về để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo.
- Thái lá xương sông thành cái sợi dài nhỏ rồi cho vào chén sứ.
- Cho thêm một ít mật ong nguyên chất vào chén sứ rồi trộn đều cho lá xương sông thấm đều.
- Đem hỗn hợp trên đi hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 20 – 30 phút. Hoặc có thể hấp hỗn hợp trên trong nồi cơm điện, nồi cơm chuyển sang chế độ ủ thì cho vào.
Liều dùng cho trẻ:
Tùy vào đối tượng, độ tuổi của trẻ mà các bà mẹ cho trẻ sử dụng đúng liều lượng. Lưu ý, thuốc được sử dụng cho trẻ khi thuốc còn ấm, nếu thuốc nguội nên ngâm thuốc vào trong nước nóng cho ấm rồi mới sử dụng.
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Mỗi lần sử dụng 3 ml, mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần.
- Trẻ em trên 1 tuổi: Mỗi lần sử dụng 4 – 5 ml, mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần.
Xem thêm: 5 Cách chữa ho cho trẻ bằng mật ong hiệu quả tại nhà
Chữa ho cho trẻ bằng lá xương sông và lá hẹ
Nguyên liệu cần có:
- Lá xương sông
- Lá hẹ xanh
- Mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Đem lá xương sông và lá hẹ xanh rửa sạch bằng nước để loại bỏ cặn bã, bụi bẩn và tạp chất, tốt hơn khi rửa bằng nước muối pha loãng.
- Thái lá xương sông và lá hẹ xanh thành các sợi dài rồi trộn đều cùng với một ít mật ong nguyên chất (có thể thay thế bằng đường phèn).
- Cho vào một chén sứ hoặc hũ thủy tinh có nắp đậy rồi đem chưng hoặc hấp cách thủy khoảng 20 – 30 phút.
- Dùng cho trẻ uống mỗi ngày, dùng khi thuốc còn ấm.
Thực hư việc sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi
Bên cạnh đó, có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng lá xương sông cùng với mật ong. Nhiều phụ huynh không đồng tình với việc sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi bởi mật ong có thể khiến cơ thể trẻ không thể hấp thụ các dưỡng chất có trong chúng, nghiêm trọng hơn có thể gây ra ngộ độc. Chính vì thế, việc sử dụng lá xương sông cùng với mật ong cần được giới chuyên môn xác định và đưa ra kết luận chính xác về mức độ an toàn đối với trẻ dưới 1 tuổi.
Cơ thể của trẻ nhỏ còn khá nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là những loại thuốc đặc hiệu. Các phụ huynh cũng cần cân nhắc trước khi sử dụng cho trẻ, tốt nhất cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu mắc bệnh, tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Một số lưu ý khi chữa ho cho trẻ em bằng lá xương sông
Để đạt được hiệu quả điều trị cao, các phụ huynh cần chú ý đến một số vấn đề cần lưu ý sau:
- Phụ huynh không được thay thế mật ong bằng đường phèn, bởi vì, công dụng của mật ong cao hơn đường phèn, hiệu quả điều trị tốt hơn đường phèn nhiều lần.
- Những lá xương sông sử dụng nên dùng lá già (hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn lá non) và cần được rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ một số yếu tố gây hại cho cơ thể trẻ.
Bên cạnh việc sử dụng lá xương sông trị ho cho trẻ, phụ huynh cần có những biện pháp bảo vệ sức khỏe của trẻ, nhằm ngăn chặn cơ thể trẻ nhiễm bệnh, đặc biệt là vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường, những ngày trời trở lạnh:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng răng miệng cho trẻ. Đối với những trẻ sơ sinh, các bà mẹ bỉm sữa cần dùng băng gạc và nước muối ấm để đánh lưỡi và lợi cho trẻ mỗi ngày.
- Hạn chế ngủ máy lạnh khi trẻ bị nhiễm lạnh, bởi nhiệt độ quá lạnh có thể khiến cổ họng trẻ trở nên khô cứng, chỉ khiến cho bệnh tình trở nặng thêm.
- Bảo vệ cơ thể trẻ khi đi ra ngoài bằng các vật dụng bảo hộ như áo khoác, khẩu trang, mũ nón hay khăn choàng.
- Cho trẻ uống nhiều nước để giải nhiệt cơ thể cũng như giúp làm dịu vùng cổ họng. Hạn chế cho trẻ sử dụng thức uống lạnh.
- Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn để tăng sức đề kháng cũng như hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ.
Bảo vệ sức khỏe cho con trẻ cũng là việc bảo vệ của mình. Và đó cũng chính là trách nhiệm và nhiệm vụ của các bậc phụ huynh. Không một phụ huynh nào mong muốn nhìn thấy cảnh con em mình phải vật vã với các cơn ho khò khè, ho lâu ngày không khỏi. Do đó, hãy sử dụng các bài thuốc từ lá xương sông để chữa các chứng ho cho trẻ khi trẻ mắc phải.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những mẹo chữa ho cho trẻ bằng việc sử dụng lá xương sông. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ. Vì thế, các bậc phụ huynh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên để trị ho cho trẻ em khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Tốt nhất, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám để xác định mức độ nhiễm bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- 3 Cách Làm Siro Trị Ho Tiêu Đờm Cho Trẻ Hiệu Quả Nhất
- Chữa ho cho bé bằng cỏ nhọ nồi có hiệu quả không?
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!