Các cách chữa đau tai tại nhà bạn nên biết
Đau tai là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như do nhiễm trùng, mắc các bệnh về đường hô hấp… Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người bệnh cũng khác nhau. Nếu bệnh không nghiêm trọng, những cách điều trị tại nhà có thể làm giảm bớt các triệu chứng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Điều trị đau tai tại nhà bằng cách nào?
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau tai, những yếu tố gây bệnh có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Vì vậy, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu bị đau tai do các nguyên nhân thông thường và ở mức độ nhẹ, bạn có thể khắc phục các biểu hiện của bệnh bằng cách áp dụng những biện pháp như sau:
1. Dùng các nguyên liệu có tác dụng kháng viêm
Tỏi, gừng, hành tây… là những loại nguyên liệu mà bạn nên sử dụng khi bị đau tai. Vì chúng đều có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau tốt nên cũng sẽ cải thiện được các triệu chứng bệnh. Các bạn có thể sử dụng chúng theo các cách như sau:
- Tỏi: Bạn hãy ăn một tép tỏi mỗi ngày, cách này sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng vài tép tỏi để nấu cùng với chút dầu mè. Dùng hỗn hợp này nhỏ vào tai với liều lượng 2 giọt mỗi ngày sẽ giúp khắc phục được chứng đau tai.
- Gừng: Uống một cốc nước trà gừng mỗi ngày có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời cải thiện được các triệu chứng của các bệnh lý về tai – mũi – họng. Thêm nữa, dùng nước cốt gừng để thoa lên ống tai ngoài cũng có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Nó sẽ làm giảm được các cơn đau tai đang hành hạ bạn.
- Hành tây: Cho một vài nhánh hành tây vào lò vi sóng khoảng vài phút, sau đó lấy chúng ra, nghiền nát và vắt lấy nước cốt. Nhỏ vài giọt vào tai bị đau, chờ khoảng 10 phút rồi nghiêng đầu sang một bên để chất lỏng bị tống ra ngoài. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy các cơn đau giảm bớt. Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều hành tây cũng sẽ làm cho cơ thể của bạn được khỏe mạnh hơn.
2. Sử dụng những loại thuốc không kê đơn
Ngoài các loại thuốc kháng sinh, bạn có thể sử dụng những loại thuốc không cần kê đơn như acetaminophen, ibuprofen để điều trị. Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm sưng, viêm, từ đó khắc phục các cơn đau đớn trong tai của bạn.
Tuy nhiên các loại thuốc này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy bạn hãy sử dụng thuốc đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ để bảo đảm an toàn cho bản thân.
3. Chườm lạnh hoặc chườm ấm
Biện pháp chườm lạnh và chườm ấm thường được áp dụng để làm giảm cảm giác đau đớn gây ra cho người bệnh. Do đó, nếu bị đau tai, bạn cũng có thể khắc phục triệu chứng bệnh bằng biện pháp này. Các thực hiện cũng rất đơn giản: Chỉ cần dùng một túi chườm ấm hoặc chườm lạnh để chườm lên tai bị đau khoảng 30 phút mỗi ngày. Thực hiện thường xuyên, bạn sẽ thấy cảm giác đau đớn không còn dữ dội như trước. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng xen kẽ cả chườm ấm và chườm lạnh, mỗi một lần chườm khoảng 10 phút, nó cũng mang lại hiệu quả tốt.
4. Dùng dầu oliu
Chưa có một nghiên cứu chính thức hoặc một bằng chứng khoa học nào cho thấy dầu oliu có thể làm giảm được cơn đau đớn ở trong tai của bạn. Nhưng với khả năng kháng khuẩn mà chúng mang lại, nhỏ một vài giọt dầu oliu ấm vào tai cũng sẽ giúp cải thiện được phần nào những cảm giác khó chịu mà bệnh gây ra.
Khi thực hiện cách làm này, bạn cần phải chú ý dùng với nhiệt độ vừa phải. Bởi nếu nóng quá có thể làm bỏng màng nhĩ và lớp niêm mạc trong ống tai. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn, trước khi áp dụng, bạn nên trao đổi với các bác sĩ để được hướng dẫn cặn kẽ hơn.
5. Sử dụng các loại thuốc nhỏ tai
Các loại thuốc nhỏ tai có thể giúp cho các dịch nhầy và ráy tai bị loãng ra, từ đó chúng sẽ dễ dàng được tống ra ngoài. Đây là các sản phẩm phổ biến nên bạn có thể dễ dàng mua các loại thuốc nhỏ tai ở bất cứ hiệu thuốc nào. Trước khi dùng nó, hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để nắm rõ các thông tin về liều lượng và cách dùng.
Cũng cần lưu ý rằng các loại thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh. Chúng không có tác dụng thay thế những loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc nhỏ tai được dùng theo toa. Vì vậy, nếu mức độ bệnh trầm trọng hoặc khi sử dụng một vài ngày mà không thấy hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn.
6. Điều chỉnh tư thế khi ngủ
Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn hãy gối cao đầu khi ngủ. Cách này sẽ giúp các dịch nhầy trong tai được thoát ra nhanh hơn. Thêm vào đó, bạn nên nằm nghiêng về phía tai không bị đau, nó sẽ giúp làm giảm áp lực cho tai bị tổn thương, từ đó khiến bạn đỡ đau hơn.
7. Sử dụng thuốc Hydrogen peroxide
Nhỏ một giọt Hydrogen peroxide vào vùng tai bị ảnh hưởng, hãy giữ chúng trong tai khoảng vài phút rồi rửa lại tai thật sạch bằng nước. Điều này cũng sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm trong tai được giảm bớt.
XEM NGAY: Nguyên nhân gây đau tai ở trẻ em và cách chữa
Khi nào cần đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị?
Điều trị đau tai bằng các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng đối với người bị bệnh nhẹ, ít khi có tác dụng với các trường hợp bệnh nặng. Do đó, nếu việc áp dụng các biện pháp chữa trị không mang lại hiệu quả. Đồng thời thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện sau, hãy đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị:
- Xuất hiện dịch nhầy giống máu hoặc mủ chảy ra từ tai của bạn.
- Cơ thể sốt cao, đau đầu, chóng mặt.
- Có cảm giác nặng tai hoặc nghe âm thanh không rõ.
- Thấy vùng phía sau tai bị sưng, nhất là các cơ tại vị trí này không thể di chuyển.
- Bị thủng màng nhĩ.
- Các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trầm trọng hơn sau khoảng 24 – 48 giờ.
Muốn áp dụng có hiệu quả các biện pháp chữa trị tại nhà, điều quan trọng bạn cần phải làm là lắng nghe chính cơ thể mình. Bạn cần nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó mới đưa ra được các biện pháp khắc phục phù hợp. Nhưng để tránh gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
THAM KHẢO THÊM
- Hiện tượng ù tai sau sinh không được chủ quan
- Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!