Nhận biết dấu hiệu của viêm da dị ứng qua hình ảnh
Phần lớn các bệnh ngoài da dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán, điều trị, bệnh viêm da dị ứng cũng không ngoại lệ. Một số dấu hiệu của viêm da dị ứng qua hình ảnh có thể giúp nhận diện chính xác hơn căn bệnh ngoài da phổ biến này.
Nhận biết dấu hiệu của viêm da dị ứng qua hình ảnh
Viêm da dị ứng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vị trí thương tổn trên da ở mỗi bệnh nhân cũng có thể khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng qua hình ảnh:
1. Dấu hiệu phát ban và ngứa
Phát ban ngoài da là một trong những triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh viêm da dị ứng. Tùy theo từng bệnh nhân mà dấu hiệu phát ban có thể rải rác nhiều vị trí trên bề mặt da. Ở một số bệnh nhân, triệu chứng phát ban do viêm da cơ địa thường dễ nhầm lẫn với một số vấn đề ngoài da khác như mề đay, mẩn ngứa, côn trùng cắn,… Nhiều bệnh nhân thường chủ quan với dấu hiệu phát ban do viêm da dị ứng, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn và tái phát nhiều lần.
Song song với dấu hiệu phát ban, tình trạng ngứa trên da cũng xuất hiện âm ỉ, đôi khi kéo dài, gây ra nhiều ảnh hưởng khó chịu. Một số trường hợp ngứa ngoài da âm ỉ về đêm dẫn đến những ảnh hưởng đối với giấc ngủ.
2. Nổi mụn nước, rỉ dịch tiết
Mụn nước là một trong những dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh ngoài da. Tình trạng mụn nước thường xuất hiện rải rác trên những vùng da bị phát ban và ngứa ngáy, khó chịu. Kích thước mụn nước trên da của bệnh nhân thường nhỏ, xuất hiện rải rác, có thể đơn lẻ hoặc tập trung thành từng cụm.
Bên trong mụn nước thường chứa một lượng dịch tiết nhất định. Nếu có tình trạng cọ xát, gãi, cào hoặc những tác động khác, dịch tiết có thể rỉ ra từ bên trong mụn nước. Giai đoạn vỡ mụn nước, rỉ dịch tiết trên da là một trong những giai đoạn dễ bị nhiễm khuẩn nếu như các biện pháp vệ sinh da không đảm bảo, các loại vi khuẩn xâm nhập.
Xem thêm: Viêm da dị ứng ở mặt – Triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa
3. Giai đoạn đóng vảy tiết, khô và dày da
Sau giai đoạn rỉ dịch tiết, vỡ mụn nước, da sẽ bắt đầu khô, dịch tiết đóng lại thành vảy. Thời gian này da cũng có dấu hiệu dày lên, màu sắc trên bề mặt da có thể trở nên thâm và sẫm màu hơn. Đối với những trường hợp viêm da dị ứng cấp tính, da sẽ bắt đầu lành, thường không để lại sẹo.
Tuy nhiên, ở người bị viêm da dị ứng mạn tính, những ảnh hưởng của bệnh có thể tái phát trở lại bất cứ lúc nào. Vùng da của bệnh nhân mạn tính thường xuyên bị các đợt viêm da tái đi tái lại, làm dạ dày, thường xuyên khô, đôi khi gây ra bong tróc từng mảng.
4. Viêm da dị ứng do một số yếu tố kích ứng
Ngoài một số dấu hiệu viêm da dị ứng điển hình kể trên, tùy theo yếu tố kích ứng mà các tổn thương trên da có một số khác biệt nhỏ.
Những yếu tố kích ứng khác nhau có thể gây ra thương tổn khác nhau về kích thước vùng da bị viêm, mức độ đỏ da, ngứa, mụn nước,… Ngoài ra một số yếu tố kích thích có thể gây ra viêm da lan rộng.
Ngoài một số dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân viêm da dị ứng, còn rất nhiều dấu hiệu khác tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Nếu nghi ngờ bất cứ dấu hiệu ngoài da nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có những hướng dẫn điều trị và xử lý phù hợp nhất.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chẩn đoán và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Kinh nghiệm xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng
- Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì để hết ngứa?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!