Kinh nghiệm xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng

Nhiều loại côn trùng có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc nếu chúng chạm trực tiếp lên da hoặc thông qua đốt, chích. Vì thế biết cách xử lý đúng khi bị viêm da dị ứng do côn trùng sẽ giúp vùng thương tổn trên da đỡ nặng nề và lan rộng hơn.

viêm da dị ứng do côn trùng đốt, cắn
Viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng đốt, cắn

Cần biết gì về viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng

Viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng có thể xuất hiện bởi một hoặc nhiều loại côn trùng. Tùy loại côn trùng và cơ địa của mỗi người mà phản ứng có thể khác nhau. Mức độ nguy hiểm của viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng có thể nhẹ hoặc nặng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng trong một số trường hợp.

Những loại côn trùng gây viêm da dị ứng tiếp xúc

Tùy vào đặc điểm của những loại côn trùng gây kích ứng da mà các chuyên gia chia chúng thành một số nhóm bao gồm:

Côn trùng đốt gây viêm da tiếp xúc

Những loại côn trùng đốt thường có vòi và đốt sâu vào dưới da. Các vết đốt có thể gây đau, tấy đỏ, sưng da và ngứa ngáy. Đặc điểm của các loại côn trùng đốt là có chất độc trong vòi đốt. Do đó chúng thường gây ra thương tổn tương đối nặng so với những loại côn trùng khác.

Các loại côn trùng thuộc nhóm này gồm có: ong bắp cày, ong vò vẽ, một số loại kiến,… Tùy theo mức độ độc tố, mức độ mẫn cảm của cơ thể đối với yếu tố tiếp xúc mà thương tổn sẽ khác nhau. Riêng các loại ong sau khi đốt thường để lại vòi đốt, bơm một lượng độc vào cơ thể.

Côn trùng cắn gây viêm da tiếp xúc

Một số loại bọ chét, một số loại ruồi, muỗi,… khi cắn có thể gây ra các vết ngứa, sưng nhẹ, đôi khi có dấu hiệu sưng tấy, nổi mề đay. Các loại côn trùng cắn thường ít nguy hiểm hơn so với các loại côn trùng đốt. Người bị cắn thường tự khỏi sau khoảng vài giờ cho đến vài ngày. Tuy nhiên nếu cơ địa của người bị cắn mẫn cảm, vết thương có thể kéo dài lâu hơn.

viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng cắn
Viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng cắn

Côn trùng tiếp xúc trực tiếp

Những loại côn trùng thuộc nhóm này thường gây ra thương tổn trên bề mặt da khi chúng tiếp xúc trực tiếp bằng cách bò, bám lên bề mặt da. Một số loại côn trùng thuộc nhóm này có chất độc trên cơ thể hoặc có thể tiết ra các chất gây kích ứng da. Bọ ve, một số loại sâu lông, kiến ba khoang,… là những loại côn trùng có thể gây ra tiếp xúc trực tiếp nếu chúng bám vào da của bạn.

→Xem thêm: Viêm da dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý

viêm da dị ứng tiếp xúc do tiếp xúc trực tiếp
Viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng bám trực tiếp vào da

Xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng

Những trường hợp bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng cần áp dụng ngay các biện pháp xử trí phù hợp để vết thương không lan rộng. Bạn cần chú ý một số biện pháp xử trí sau đây:

1. Di chuyển ngay đến nơi an toàn

Khi bị tấn công bởi một số loại côn trùng có độc tính, những loại côn trùng sống theo bầy đàn, bạn cần di chuyển ngay đến nơi an toàn. Điều này giúp bạn không bị cắn hoặc đốt nặng hơn.

Với một số loại côn trùng như ong, kiến,… bạn cần ngay lập tức tránh xa khỏi tổ của chúng. Khi bị kiến, ong tấn công, cần ưu tiên bảo vệ vùng đầu mặt, cổ họng đồng thời cố gắng chạy càng nhanh càng tốt.

2. Thực hiện sơ cứu

  • Đối với những côn trùng có vòi đốt như ông, cần rút vòi nọc ra khỏi da để tránh nhiễm độc nặng hơn.
  • Vệ sinh da bằng xà phòng nhẹ và nước sạch để loại bỏ nọc ra khỏi da, làm dịu vết thương, giảm sưng tấy. Không dùng các loại xà phòng, chất tẩy quá mạnh đồng thời hạn chế gãi lên da.
  • Có thể sử dụng nước đá để làm giảm các triệu chứng khó chịu trên da do côn trùng gây ra. Nhiệt độ thấp cũng giúp cho vết sưng giảm bớt, ngăn chặn tình trạng tấy da.
sơ cứu vết thương đúng cách khi bị côn trùng đốt, cắn
Sơ cứu vết thương đúng cách khi bị côn trùng đốt, cắn giúp làm giảm tình trạng sưng đau, tấy ngoài da

3. Đến cơ sở y tế gần nhất

Viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng có nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan, đặc biệt là với một số loại côn trùng có độc tính mạnh như ong, một số loại kiến,… Do đó sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu, xử lý vết thương do côn trùng, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chăm sóc một cách phù hợp nhất.

Tùy theo thương tổn trên da mà bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp như:

  • Điều trị bằng kem bôi ngoài da chứa hydrocortisone 0,5% hoặc 1%.
  • Sử dụng một số sản phẩm bôi ngoài da để cải thiện triệu chứng.
  • Áp dụng một số biện pháp giảm ngứa như thuốc kháng histamine để giúp cải thiện tình trạng ngứa, hạn chế gãi lên da.

4. Trường hợp cấp cứu khẩn cấp

Một số trường hợp có các phản ứng sốc phản vệ sau khi bị một số loại côn trùng đốt, cắn như:

  • Dấu hiệu về hô hấp khó thở, ngạt.
  • Có dấu hiệu sưng tại những vị trí mí mắt, môi, vùng họng, dấu hiệu.
  • Xuất hiện các triệu chứng về thần kinh như choáng, ngất xỉu, mất nhận thức tạm thời.
  • Có các dấu hiệu tiêu hóa như buồn nôn và nôn.
  • Một số dấu hiệu khác như phát ban, tim đập nhanh, co giật,…

Sốc phản vệ là tình trạng khẩn cấp, phải cấp cứu ngay vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Bệnh nhân thường được can thiệp sớm, sử dụng một số thuốc chống sốc phản vệ như epinephrine.

Bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho công tác chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và toa thuốc của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Viêm da ánh sáng thực vật là gì? Cách khắc phục

Viêm da ánh sáng thực vật là tình trạng viêm da xảy ra do dị ứng với các loại thực...

viêm da tiếp xúc có lây không

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? Cách phòng ngừa

Đa phần những người bị viêm da tiếp xúc đều có chung thắc mắc là không biết liệu bệnh lý...

Viêm Da Tiếp Xúc Ánh Sáng Và Cách Xử Trí An Toàn Từ Thảo Dược

Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng khiến vùng da tiếp xúc với ánh sáng hay tia cực tím phồng...

Viêm da tiếp xúc và zona: Cách phân biệt, nhận biết

Viêm da tiếp xúc và zona: Cách phân biệt, nhận biết

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc và zona khá giống nhau. Chẳng hạn tình trạng đau rát, nổi...

viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi hoàn toàn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *