Các loại thuốc trị đau khớp gối giúp bạn kiểm soát cơn đau

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, corticosteroid,… là những loại thuốc trị đau khớp gối được sử dụng phổ biến. Mặc dù có khả năng kiểm soát cơn đau nhanh chóng nhưng những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng ngoại ý trong thời gian sử dụng.

thuốc trị đau khớp gối
Sử dụng thuốc giúp bạn làm giảm và kiểm soát các cơn đau khớp gối

Các loại thuốc trị đau khớp gối được sử dụng phổ biến

Có nhiều loại thuốc trị đau khớp gối, bao gồm thuốc uống và thuốc tiêm. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp để chỉ định loại thuốc tương ứng.

Mặc dù có tác dụng kiểm soát cơn đau nhanh chóng nhưng hầu hết các loại thuốc trị đau khớp gối đều gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị. Khi sử dụng thuốc, bạn cần dùng thuốc đúng liều lượng và tần suất để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

1. Thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn là nhóm thuốc được sử dụng đầu tiên trong điều trị đau khớp gối, đặc biệt là đối với cơn đau có mức độ nhẹ và trung bình.

thuốc đau khớp gối
Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin,… là những loại thuốc giảm đau không kê toa được sử dụng phổ biến

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến như:

Acetaminophen

Acetaminophen có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Thuốc tác động đến vùng dưới đồi gây nhiệt, làm tăng quá trình tỏa nhiệt bằng cách giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Ngoài ra, Acetaminophen có khả năng giảm đau tương đương với Aspirin. Tuy nhiên loại thuốc này không có khả năng chống viêm, giảm sưng.

Acetaminophen được đánh giá khá an toàn vì không gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương hay kích thích lên cơ quan tiêu hóa. Thuốc được chuyển hóa hầu hết ở gan và thải trừ qua đường tiểu, bệnh nhân có vấn đề về gan, thận cần trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Khi sử dụng Acetaminophen, bạn không nên dùng rượu hay các đồ uống có cồn. Chất kích thích trong những thức uống này có thể làm tăng độc tính của Acetaminophen và gây ngộ độc gan.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid được chỉ định khi triệu chứng không đáp ứng với Acetaminophen. Nhóm thuốc này vừa có khả năng chống viêm vừa có tác dụng giảm đau.

Các NSAID ức chế prostaglandin synthetase nhằm làm giảm quá trình tổng hợp prostaglandin E1 và E2. Từ đó giảm quá trình sinh nhiệt và thúc đẩy quá trình thải nhiệt.

Ngoài ra, NSAID tác động đến các receptor cảm giác ngoại vi. Bằng cách làm giảm cảm thụ của dây thần kinh với các thành phần trung gian trong phản ứng viêm như serotonin, bradykinin,… NSAID giúp ngăn chặn tín hiệu đau truyền lên hệ thần kinh trung ương.

Các NSAID không kê toa được dùng phổ biến, bao gồm:

  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Naproxen

Tuy nhiên, các NSAID có thể gây kích ứng lên dạ dày và gây ra tình trạng xuất huyết. Nếu bị loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,… bạn không nên sử dụng loại thuốc này.

2. Thuốc giảm đau kê toa

Thuốc kê toa thường có tác dụng giảm đau mạnh hơn so với những loại thuốc không kê toa. Các loại thuốc giảm đau kê toa thường là các NSAID mạnh và thuốc ức chế COX-2.

Nhóm thuốc này được sử dụng trong trường hợp cơn đau khớp gối có mức độ từ trung bình đến nặng.

NSAID mạnh

Các NSAID mạnh được sử dụng để điều trị đau khớp gối, gồm có:

  • Piroxicam
  • Amidopirin
  • Flurbiprofen
  • Voltaren

Vì có hoạt động mạnh nên các NSAID này có nguy cơ gây loét, thủng niêm mạc dạ dày. Bạn chỉ nên sử dụng những loại thuốc này khi có yêu cầu từ bác sĩ.

Thuốc ức chế COX-2

Thuốc ức chế COX-2 là một nhóm nhỏ của NSAID. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhưng được bào chế để làm giảm nguy cơ loét và xuất huyết đường tiêu hóa.

Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra các phản ứng không mong muốn như đau tim, đột qụy, phản ứng da nghiêm trọng, tổn thương gan nặng nề,… Hiện nay, Celecoxib là loại thuốc ức chế COX-2 duy nhất được FDA công nhận.

Bệnh nhân suy thận mãn tính, suy gan, có tiền sử hen suyễn,… không nên sử dụng nhóm thuốc này. Trao đổi với bác sĩ về liều dùng cụ thể trước khi dùng để giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh.

3. Thuốc bổ sung

Glucosamine và Chondroitin sulfate là những thành phần bổ sung có khả năng làm giảm cơn đau ở khớp gối. Nhóm thuốc này có tác dụng phục hồi mô sụn, tăng sản xuất dịch nhầy nhằm ổn định ổ khớp và giảm ma sát khi vận động.

đau khớp gối uống thuốc gì
Clucosamine và Chondroitine sulfate là nhóm thuốc bổ sung được dùng để điều trị đau khớp gối

Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là đau đầu, phản ứng da và gây ra cảm giác khó chịu ở dạ dày.

Vì là nhóm thuốc bổ sung nên Glucosamine và Chondroitin fulfate mất nhiều thời gian để cải thiện cơn đau. Nếu cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc, bác sĩ có thể đề nghị bạn kết hợp nhóm thuốc này với các loại thuốc giảm đau.

Để phòng ngừa tương tác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp Glucosamine và Chondroitin sulfate với bất cứ loại thuốc nào.

4. Thuốc tiêm

Thuốc tiêm thường được chỉ định khi tổn thương ở khớp gối trở nên nghiêm trọng và những loại thuốc thông thường không đáp ứng tình trạng bệnh.

thuốc chữa đau đầu gối
Thuốc tiêm được chỉ định khi các loại thuốc thông thường không đem lại hiệu quả

Có hai loại thuốc tiêm được áp dụng cho bệnh nhân đau khớp gối là Axit hyaluronic và Corticosteroid.

Tiêm Axid hyaluronic

Axit hyaluronic là chất nhờn có kết cấu tương tự như dịch nhầy do ổ khớp tiết ra. Tiêm Axit hyaluronic được chỉ định khi lượng dịch nhầy ở khớp giảm đáng kể, mô sụn ma sát mạnh khi vận động.

Vì Axit hyaluronic này không có tác dụng giảm đau trực tiếp nên bác sĩ có thể đề nghị bạn kết hợp với những loại thuốc khác.

Corticosteroid

Corticosteroid hoạt động tương tự như cortisone do tuyến thượng thận tạo ra. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh nhờ vào khả năng ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.

Mặc dù có tác dụng giảm đau mạnh nhưng Corticosteroid lại gây ra nhiều phản ứng không mong muốn. Do đó bạn chỉ nên dùng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn bị đau khớp gối do di chuyển hay đi lại quá nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện tình hình. Tuy nhiên nếu cơn đau khớp gối xuất phát từ các bệnh lý mãn tính hay chấn thương nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc thích hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

THÔNG TIN HỮU ÍCH

7 triệu chứng viêm khớp gối ai cũng phải biết

Viêm khớp gối là tình trạng tổn thương, sưng tấy và đau nhức ở một hoặc nhiều khoang trong khớp gối. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có...
Đau khớp gối sau khi uống rượu bia và cách điều trị

Vì sao bị đau khớp gối sau khi uống rượu?

Dùng rượu bia quá nhiều không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ gan, viêm loét dạ dày –...

Nguyên nhân gây đau đầu gối khi chạy bộ và cách xử lý

Đau đầu gối khi chạy bộ và biện pháp xử lý

Đau đầu gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu của các tổn thương như hội chứng dải chậu...

Thông tin về các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối tại nhà

Đau đầu gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, nhất là ở những người lớn tuổi. Ngoài...

Chữa đau khớp gối bằng các cây thuốc nam có sẵn trong vườn

Thay vì điều trị chứng đau khớp gối bằng các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng...

Đau đầu gối khi leo cầu thang: Bạn nên cẩn trọng với dấu hiệu này

Đau đầu gối khi leo cầu thang đang cảnh báo một số bệnh lý đang hiện diện tại tổ chức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *