Hóa trị ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hóa trị ung thư buồng trứng là phương pháp điều trị hàng đầu được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư buồng trứng. Phương pháp điều trị này có thể được áp dụng trước hoặc sau khi bệnh nhân phẫu thuật tùy thuộc vào mục đích, giai đoạn ung thư, kích thước của khối u, khả năng di căn và nhiều yếu tố khác. Để giúp người bệnh hiểu hơn về hóa trị liệu, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin quan trọng trong bài viết.

Hóa trị ung thư buồng trứng
Tìm hiểu hóa trị ung thư buồng trứng khi nào? Những lựa chọn hóa trị và tác dụng phụ có thể xảy ra

Hóa trị ung thư buồng trứng là gì?

Bệnh ung thư buồng trứng được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng di căn khiến bệnh nhân tử vong khi không điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh lý này xảy ra khi ở một hoặc cả hai buồng trứng có sự xuất hiện và phát triển của khối u ác tính. Trong khi đó buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng của nữ giới. Cơ quan này giữ chức năng sản xuất các nội tiết tố nữ (Progesterone, Estrogen) và những tế bào trứng.

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách, bệnh ung thư buồng trứng cùng các tế bào ung thư có thể nhanh chóng phát triển, gây ra nhiều khó khăn trong việc kiểm soát. Trong trường hợp này tế bào ung thư sẽ di căn đến các mô, hạch bạch huyết và các bộ phận khác trong cơ thể. Đồng thời phát sinh bệnh ung thư thứ phát ngay tại vị trí đó.

Hóa trị ung thư buồng trứng là liệu pháp dùng để chữa bệnh ung thư buồng trứng với những hóa chất hoặc những loại thuốc có khả năng gây độc tế bào. Thông thường, hóa trị được áp dụng để điều trị toàn thân. Điều này có nghĩa khi đưa thuốc hóa trị vào cơ thể , các hoạt chất trong thuốc sẽ đi vào trong máu của người bệnh, đồng thời làm ảnh hưởng và tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Sau khi được đưa vào cơ thể, những loại hóa chất có khả năng thu nhỏ kích thước khối u để phương pháp phẫu thuật diễn ra dễ dàng hơn hoặc giúp tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại sau khi bệnh nhân phẫu thuật.

Hóa trị ung thư buồng trứng khi nào?

Hóa trị ung thư buồng trứng được chỉ định trong hai trường hợp, bao gồm:

  • Mục tiêu điều trị khỏi bệnh

Đối với mục tiêu điều trị khỏi bệnh, phương pháp hóa trị sẽ được chỉ định phối hợp với phương pháp phẫu thuật nhằm nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh. Trong Y học, trường hợp này được gọi là hóa trị hỗ trợ phẫu thuật (adjuvant chemotherapy).

Thông thường có hai cách hỗ trợ phẫu thuật:

    • Hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật (hóa trị bổ túc sau phẫu thuật – post-op adjuvant chemotherapy)
    • Hóa trị hỗ trợ trước phẫu thuật (hóa trị tăng hỗ trợ – neoadjuvant chemotherapy). Cách hỗ trợ này được thực hiện với mục đích làm giảm kích thước khối u, quá trình phẫu thuật sau đó sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn). Tuy nhiên không thể chắc chắn rằng hóa trị hỗ trợ trước phẫu thuật có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân hơn so với hóa trị hỗ trợ sau phẫu thuật.
  • Mục tiêu giảm nhẹ

Mục tiêu giảm nhẹ bệnh ung thư buồng trứng không phải là mục tiêu điều trị khỏi bệnh mà là mục tiêu làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bệnh ung thư giai đoạn muộn. Trong Y học, phương pháp này được gọi là hóa trị giảm nhẹ (palliative chemotherapy), được thực hiện với mục đích nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân mặc dù không thể đảm bảo tăng thời gian sống.

Đối với trường hợp hóa trị với mục tiêu giảm nhẹ, hóa trị liệu có thể được thực hiện một cách đơn thuần hoặc kết hợp với xạ trị mà không phẫu thuật.

Hóa trị ung thư buồng trứng được chỉ định trong hai trường hợp
Hóa trị ung thư buồng trứng được chỉ định trong hai trường hợp gồm hóa trị với mục tiêu điều trị khỏi bệnh hoặc giảm nhẹ triệu chứng

Những lựa chọn hóa trị ung thư buồng trứng

Tùy thuộc vào các giai đoạn và từng loại ung thư, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định bệnh nhân thực hiện một hoặc nhiều lựa chọn điều trị bằng hóa trị khác nhau.

Những lựa chọn hóa trị ung thư buồng trứng gồm:

1. Hóa trị ung thư biểu mô buồng trứng

Ung thư biểu mô buồng trứng được đánh giá là loại ung thư buồng trứng thường gặp nhất ở người phụ nữ. Bệnh lý này là tình trạng khối u và những tế bào ung thư hình thành và tiến triển từ những tế bào tồn tại trên bề mặt của buồng trứng.

Khi áp dụng phương pháp hóa trị để chữa ung thư biểu mô buồng trứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng kết hợp hai loại thuốc, bao gồm Taxane (cụ thể như docetaxel (Taxotere ® ) hoặc paclitaxel (Taxol ® ) ) và hợp chất bạch kim (thường sử dụng carboplatin hoặc cisplatin).

Việc sử dụng kết hợp hai loại thuốc hóa học nêu trên sẽ mang đến hiệu quả điều trị và nhiều lợi ích hơn cho bệnh nhân. Sự kết hợp giữa hợp chất bạch kim và Taxane là phương pháp điều trị ung thư nên được áp dụng đầu tiên cho người bệnh trước khi xem xét và thực hiện điều trị với những liệu pháp khác. Thông thường những loại thuốc này sẽ được sử dụng và đưa vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch hoặc đường tiêm sau 3 đến 4 tuần một lần.

Tùy thuộc vào diễn biến của bệnh, một liệu trình hóa trị chữa ung thư biểu mô buồng trứng cho bệnh nhân thường bao gồm 3 đến 6 chu kỳ điều trị. Việc áp dụng phương pháp điều này có thể giúp bệnh nhân thu nhỏ kích thước của những khối u ác tính, hơn thế trong nhiều trường hợp, các khối u có thể biến mất mà không cần điều trị.

Tuy nhiên đối với tế bào ung thư, phương pháp hóa trị khó có thể tiêu diệt hoàn toàn và tận gốc các tế bào ung thư. Chính vì thế, bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư buồng trứng nói riêng có thể quay trở lại bất cứ khi nào.

Trong trường hợp đợt hóa trị đầu tiên mang lại hiệu quả điều trị cao sau khi thực hiện, bệnh ung thư cùng các tế bào ung thư có thể được đẩy lùi và không tái diễn ít nhất từ 6 đến 12 tháng.

Hóa trị ung thư biểu mô buồng trứng
Hóa trị ung thư biểu mô buồng trứng có thể là sự kết hợp giữa hai loại thuốc gồm Taxane và hợp chất bạch kim

2. Hóa trị trong phúc mạc (IP)

Hóa trị trong phúc mạc (IP) thường được bác sĩ chuyên khoa xem xét và chỉ định điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn III (tế bào ung thư không lan ra ngoài bụng) và những trường hợp không xuất hiện khối u lớn hơn 1cm sau phẫu thuật (ung thư đã được loại bỏ một cách tối u).

Trong quá trình chữa bệnh ung thư buồng trứng với hóa trị liệu IP, hai loại thuốc gồm paclitaxel và cisplatin sẽ được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm vào khoang bụng thông qua dụng cụ hỗ trợ là một ống thông mỏng và nhỏ. Thông thường những ống thông này sẽ được đặt vào khoang bụng trong quá trình phẫu thuật, ở một số trường hợp khác, chúng có thể được đặt sau phẫu thuật.

Phần đầu của ống thông được gắn với một chiếc đĩa cùng với một màng chắn, đầu còn lại kết nối với một cổng đặt dưới da với mục đích chống lại cấu trúc xương của thành bụng, cụ thể như xương chậu hoặc xương sườn. Sau đó bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một cây kim và đặt qua da, bơm hóa chất vào khoang bụng thông qua cổng ống thông.

Việc đưa những loại thuốc dùng trong hóa trị ung thư buồng trứng vào cơ thể theo cách này sẽ giúp các thành phần trong thuốc tập trung trực tiếp vào khoang bụng và tế bào ung thư. Bên cạnh đó hóa chất sẽ nhanh chóng hấp thụ vào máu, di chuyển đến những tế bào ung thư tồn tại bên ngoài khoang bụng.

3. Hóa trị cho khối u tế bào mầm buồng trứng

Có thể sử dụng liệu pháp hóa trị ung thư buồng trứng kết hợp với những loại thuốc khác nhau cùng một lúc để điều trị cho khối u tế bào mầm buồng trứng. Một số loại thuốc thường được chỉ định để sử dụng kết hợp gồm:

  • VeIP (ifosfamide, vinblastine, Platinol/ cisplatin)
  • TIP (ifosfamide, paclitaxel / Taxol và cisplatin / Platinol)
  • VIP (ifosfamide, etoposide / VP-16 và cisplatin / Platinol)
  • VAC (cyclophosphamide, vincristine và dactinomycin)

4. Hóa trị cho khối u mô đệm buồng trứng

Phương pháp hóa trị thường không được áp dụng để điều trị những khối u mô đệm buồng trứng. Tuy nhiên đối với một số trường hợp nhất định, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc paclitaxel hoặc PEB (bleomycin, cisplatin / Platinol và etoposide) và carboplatin để chữa bệnh ung thư.

Hóa trị cho khối u mô đệm buồng trứng
Hóa trị liệu giúp điều trị và khắc phục triệu chứng cho bệnh nhân có khối u mô đệm buồng trứng

Làm thế nào để biết phương pháp hóa trị ung thư buồng trứng có hiệu quả?

Đối với những trường hợp hóa trị ung thư buồng trứng sau phẫu thuật (bổ trợ sau khi khối u được cắt bỏ) thì khoảng thời gian bệnh ổn định và không có dấu hiệu tái phát chính là hiệu quả của phương pháp hóa trị.

  • Đáp ứng hoàn toàn: Đối với những trường hợp có đáp ứng hoàn toàn đối với phương pháp hóa trị, tất cả những tổn thương điều sẽ biến mất, bệnh nhân không còn cảm nhận dấu hiệu gì của bệnh. Bên cạnh đó chỉ số sinh học cũng nằm trong giới hạn bình thường (đối với những trường hợp có dấu hiệu tăng cao trước đó).
  • Đáp ứng một phần: Đối với những trường hợp có đáp ứng một phần, kích thước của khối u sẽ nhỏ lại một phần, thông thường kích thước của khối u sẽ nhỏ lại trên 50% so với kích thước ban đầu. Mặc dù bệnh vẫn còn tồn tại nhưng những chỉ điểm sinh học (nếu có) đã có dấu hiệu xuống thấp.
  • Bệnh ổn định: Đối với những trường hợp có bệnh ổn định, khối u không có dấu hiệu phát triển thêm nhưng cũng không thoát lui, bệnh và triệu chứng ổn định. Chỉ điểm sinh học (nếu có) thường không có dấu hiệu tăng, giảm không đáng kể hoặc giữ nguyên.
  • Bệnh tiến triển: Đối với những trường hợp không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị, bệnh ung thư buồng trứng tiến triển thì khối u sẽ phát triển và tăng lên về mặt kích thước hoặc có sự hình thành và phát triển thêm khối u mới ở vị trí khác.Trong trường hợp này, chỉ điểm sinh học (nếu có) tăng cao.

Tác dụng phụ của hóa trị ung thư buồng trứng

Đối với những loại thuốc được sử dụng trong hóa trị ung thư buồng trứng, sau khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng tác động và tiêu diệt các khối u ác tính. Tuy nhiên song song với quá trình tiêu diệt khối u, những loại thuốc và hóa chất còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bệnh nhân.

Chính vì sự tác động và những ảnh hưởng qua lại nên bệnh nhân sẽ không thể tránh khỏi những tác dụng phụ nghiêm trọng do thuốc gây ra. Thông thường mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào loại thuốc được sử dụng và liều lượng thuốc.

Trong quá trình hóa trị điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Rụng tóc
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Loét miệng
  • Phát ban ở tay.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Bevacizumab:

  • Tăng huyết áp
  • Chóng mặt
  • Chảy máu mũi
  • Đau đầu
  • Chậm lành vết thương
  • Tăng nguy cơ rách ruột già trong thời gian điều trị.

Bên cạnh đó hóa chất cũng có thể tác động và làm ảnh hưởng xấu đến những tế bào tạo máu của tủy xương. Đồng thời làm phát sinh những nguy cơ gồm:

  • Dễ bị chảy máu hoặc dễ bị bầm tím do giảm tiểu cầu
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng do giảm bạch cầu
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược do số lượng hồng cầu thấp.

Những tác dụng phụ nêu trên thường biến mất và không tái lại sau khi quá trình điều trị đã kết thúc. Trong thời gian hóa trị ung thư buồng trứng, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần thông báo ngay tình trạng cùng với bác sĩ chuyên khoa để kịp thời áp dụng những biện pháp khắc phục.

Ngoài ra những tác dụng phụ nghiêm trọng và lâu dài có thể phát sinh khi sử dụng một số loại thuốc hóa học trong hóa trị liệu. Ở một số trường hợp những tác dụng phụ này có thể tồn tại vĩnh viễn, bao gồm:

  • Cisplatin và Taxanes có thể tác động và làm tổn thương thần kinh, tạo ra cảm giác ngứa ran và tê ở chân hoặc tay
  • Cisplatin có khả năng làm tổn thương thận
  • Cisplatin làm hỏng các dây thần kinh đến tai, đồng thời gây mất thính lực
  • Làm phát sinh chứng vô sinh và mãn kinh sớm.
  • Các thuốc hóa học có thể gây ra bệnh ung thư tủy xương như bệnh bạch cầu tủy cấp tính và hội chứng myelodysplastic.
Rụng tóc
Rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn ói… là những tác dụng phụ thường gặp của hóa trị ung thư buồng trứng

Quá trình mọc tóc sau hóa trị ung thư buồng trứng

Đối với những bệnh nhân đã trải qua quá trình điều trị ung thư buồng trứng, việc mọc tóc trở lại sau khoảng thời gian hóa trị là biểu hiện rất có ý nghĩa. Phương pháp hóa trị ung thư nói chung và hóa trị ung thư buồng trứng nói riêng có khả năng tác động mạnh mẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng làm ảnh hưởng và giết chết các tế bào khỏe mạnh. Điều này khiến bệnh nhân bị rụng nhiều tóc, mất đi ít nhất một phần tóc khi hóa trị chữa bệnh.

Quá trình phát triển của tóc sau hóa trị

  • Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, loại thuốc và liều dùng thuốc, rụng tóc có thể diễn ra ở từng phần hoặc diễn ra trên toàn bộ mái tóc của mỗi người. Đối với một số trường hợp, việc hóa trị liệu chỉ khiến mái tóc trở nên mỏng và dễ gãy rụng hơn.
  • Sau khi hóa trị kết thúc, tóc có thể mọc nhanh hơn
  • Việc mọc tóc có thể bắt đầu ngay khi các thuốc hóa chất dùng trong hóa trị liệu không còn tấn công hay tác động vào những tế bào khỏe mạnh.
  • Tùy thuộc vào sức khỏe, độ tuổi và nhiều yếu tố khác, tốc độ tăng trưởng tóc có thể không giống nhau ở từng trường hợp.

Thời gian tóc bắt đầu mọc tóc sau khi hóa trị

Những tế bào khỏe mạnh tồn tại trong các nang tóc có tác dụng hỗ trợ sự mọc lại và phát triển của tóc bị ảnh hưởng bởi phương pháp hóa trị. Chính vì thế những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng được chữa bệnh bằng phương pháp hóa trị có thể bị rụng tóc trên đầu, rụng lông tay chân, rụng lông mày, lông mi và rụng lông trên nhiều vị trí khác của cơ thể.

Sự rụng tóc thường xuất hiện sau 2 tuần điều trị bằng phương pháp hóa trị. Tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng hơn khi hóa trị từ 1 đến 2 tháng tiếp theo.

Tóc sẽ không có dấu hiệu mọc lại và phát triển ngay sau lần hóa trị cuối cùng. Nguyên nhân là do những loại thuốc và hóa chất trong cơ thể cần thời gian để đào thải, đồng thời ngừng tấn công và tác động xấu đến những tế bào phân chia khỏe mạnh.

Mốc thời gian mọc tóc

Tất cả tóc sẽ trải qua một khoảng thời gian không mọc để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, tóc sẽ bị rụng khi bị kéo hoặc khi tới một độ dài nhất định.

Những gì đã xảy ra sau khi hóa trị sẽ được thể hiện thông qua những mốc thời gian sau đây:

  • Từ 2 đến 3 tuần: Xuất hiện những sợi tóc mảnh và nhẹ
  • Từ 1 đến 2 tháng: Những sợi tóc chắc hơn bắt đầu mọc
  • Từ 2 đến 3 tháng: Tóc phát triển và dài ra khoảng 2,5cm
  • 6 tháng: Tóc phát triển và dài ra khoảng 5 – 7cm, che đi những mảng hói
  • 12 tháng: Tóc phát triển và dài ra khoảng từ 10 – 15 cm, lúc này tóc đủ dài để tạo kiểu hoặc để chải.

Bệnh nhân có thể mất khoảng thời gian từ 2 đến 4 năm để nuôi tóc theo kiểu trước đây, nhất là những bệnh nhân đã từng có mái tóc dài.

Quá trình mọc tóc sau hóa trị ung thư buồng trứng
Việc mọc tóc trở lại sau khoảng thời gian hóa trị chữa bệnh ung thư buồng trứng là biểu hiện rất có ý nghĩa

Nhìn chung phương pháp hóa trị ung thư buồng trứng có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc giúp khối u teo nhỏ để tăng hiệu quả điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên do có khả năng tác động đến toàn thân nên phương pháp này thường gây ra nhiều tác dụng nghiêm trọng, thường gặp nhất là rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn và nôn ói.

Chính vì thế bệnh nhân cần giữ tinh thần lạc quan, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ. Đồng thời làm tăng hiệu quả điều trị bệnh bằng hóa trị liệu, giúp tiêu diệt tế bào ung thư và nâng cao khả năng sống sót.

Bài viết liên quan:

Hơn 90% phụ nữ hiện nay đang điều trị bệnh phụ khoa sai cách, dẫn đến bệnh thường xuyên tái phát, gây ra tình trạng loạn khuẩn. Nếu bạn cũng đang phải "sống chung" với bệnh Phụ khoa, cùng tìm hiểu ngay giải pháp sau đây!
Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp

Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp

Phẫu thuật ung thư buồng trứng có thể nói là phương pháp được ưu tiên thực hiện điều trị căn bệnh ác tính này. Người bệnh có thể bị cắt...
Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu - Cảnh giác!

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu – Cảnh giác!

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các...

Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?

Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không là vấn đề chung được nhiều nữ giới quan tâm....

Mức độ nguy hiểm của căn bệnh ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?

Ung thư buồng trứng chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Có thể nói, căn bệnh...

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tốt nhất

Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng tốt nhất

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh...

điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y

Cách điều trị bệnh ung thư buồng trứng bằng đông y

Điều trị ung thư buồng trứng bằng đông y là giải pháp an toàn được nhiều người áp dụng. Đây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.