Ung thư buồng trứng ở trẻ em – Dấu hiệu cần cảnh giác!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ung thư buồng trứng ở trẻ em khá hiếm gặp. Theo nghiên cứu chỉ có khoảng 0,1% trường hợp mắc bệnh dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay những bé gái bị ung thư buồng trứng có xu hướng tăng dần. Vậy, nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Nhận biết sớm bằng dấu hiệu nào? Có thể điều trị không? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này.

Ung thư buồng trứng ở trẻ em - Dấu hiệu cần cảnh giác!
Ung thư buồng trứng ở trẻ em là gì?

Ung thư buồng trứng ở trẻ em là gì?

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao tương tự như ung thư cổ tư cung, ung thư vú, chị em phụ nữ không nên chủ quan. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó tỷ lệ nữ giới từ độ tuổi 40 – 45 chiếm tỷ lệ 85%. 

Ung thư buồng trứng ở trẻ em khá hiếm gặp, tỷ lệ bệnh nhân nữ nhỏ hơn 15 tuổi chỉ chiếm khoảng 0.1%. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng này lại có xu hướng gia tăng. Thậm chí, những bé gái trong độ tuổi 6 – 7 cũng có trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng.

Các khối u ác tính hình thành ở buồng trứng của trẻ em có nguyên nhân hình thành không giống với người trưởng thành. Chuyên gia cũng chỉ ra rằng, đa số khối u hình thành từ những tế bào mầm. Cho đến nay, tỷ lệ mắc ung thư của các bé gái đã lên đến 2% – 4% trong số 1 triệu bé, nhiều hơn so với trước đây.

Những bé gái trong độ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên, những tế bào u mầm có thể hình thành, lưu trú trong buồng trứng. Người ta thống kê được, có tới 60% số bé gặp phải trường hợp này. Tế bào u mầm là những tế bào phát triển sai mục đích, lâu dần hình thành khối u ác tính.

Ung thư buồng trứng ở trẻ em là gì?
Ung thư buồng trứng ở trẻ em hình thành do những tế bào u mầm dần phát triển thành khối u ác tính

Tình trạng u xuất hiện không chỉ có tại buồng trứng mà ở cổ, ngực, bụng, vùng chậu, xương sống, thùy não,…cũng là nơi có thể phát hiện ra sự tồn tại của chúng. Mặc dù vậy, không phải tế bào u mầm nào cũng đều dẫn đến ung thư. Bởi, có những u mầm lành tính chỉ tồn tại, phát triển thành u nang thông thường.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, u mầm lành tính vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng, đặc biệt gây chèn ép các mô gần nó. Bên cạnh đó, các u tế bào mầm ác tính sẽ phát triển khá nhanh. Chúng có thể lây sang các khu vực gần kề thông qua con đường lưu thông máu hoặc xâm lấn vào hạch bạch huyết.

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở trẻ em

Ung thư buồng trứng về cơ bản không có dấu hiệu đặc trưng riêng khiến nhiều người không nhận biết bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Cũng giống như ở người lớn, dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng ở trẻ em cũng khá mờ nhạt. Chính vì điều này mà nhiều phụ huynh đã nhầm lẫn bệnh với các chứng bệnh thông thường khác, bỏ qua biểu hiện của ung thư giai đoạn đầu.

Nhiều trường hợp, ung thư buồng trứng ở trẻ em bị nhầm lẫn với các bệnh lý về hệ tiêu hóa. Chỉ đến khi con bắt đầu có những dấu hiệu rõ nét hơn, bố mẹ mới đưa con đi thăm khám. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển ngày càng lớn dần, việc điều trị lúc này cũng gặp khá nhiều trở ngại.

Dưới đây là một vài biểu hiện ở trẻ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Nếu thấy con có những biểu hiệu này, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám, điều trị:

  • Bụng của trẻ có dấu hiệu sưng to ở một bên hay cả hai bên, khi sờ vào cảm giác như có khối u bên trong.
  • Màu sắc da bụng khác thường, có trường hợp bị bầm tím, có trường hợp bị đỏ ửng nếu như bị va chạm nhẹ.
  • Trẻ bị đau bụng âm ỉ, những cơn đau kéo dài không khỏi.
  • Trẻ lười vận động hơn, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, không còn linh hoạt.
  • Sốt cao không rõ nguyên nhân, tình trạng này có thể lặp lại thường xuyên.
  • Đau đầu kèm theo nôn mửa, thị lực kém, chán ăn, khó tiêu hóa.
  • Trẻ bị sụt cân đột ngột mà không thể xác định được chính xác nguyên nhân.

    Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư buồng trứng ở trẻ em
    Biểu hiện ung thư buồng trứng ở trẻ em mờ nhạt khiến cho việc nhận biết ngay từ giai đoạn đầu khá khó khăn

Những dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc trưng của ung thư. Trẻ có thể đang mắc một số bệnh về nhiễm trùng. Do đó, để nhận biết bệnh và kịp thời điều trị, người nhà nên đưa con đến gặp bác sĩ để khám và điều trị, tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.

Ung thư buồng trẻ em có gì khác gì so với người lớn?

Ung thư nhìn chung là tình trạng bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng của nhiều người. Khối u có thể hình thành ở mọi cơ quan trên cơ thể con người. Tình trạng ung thư ở người trưởng thành luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với trẻ em.

Nguyên nhân là vì những tế bào ung thư thường phát triển thuận lợi ở những cơ quan đang bị suy giảm chức năng. Trường hợp ung thư ở trẻ em xuất phát từ những tế bào mầm không vận động. Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh nhi mắc ung thư là do di truyền hoặc có sự rối loạn bẩm sinh. 

Ung thư buồng trứng ở trẻ em không có mối liên hệ mật thiết với lối sống cũng như môi trường giống như ở người lớn. Riêng những bé phải tiếp xúc với môi trường nhiễm phóng xạ, khói thuốc lá thường xuyên mới có nguy cơ mắc ung thư cao.

Bên cạnh đó, nếu trong cơ thể bé có chứa gen bị đột biến di truyền từ bà và mẹ thì khả năng mắc ung thư buồng trứng cũng tăng lên. Nhiều chuyên gia cũng chỉ ra rằng, căn bệnh này xảy ra ở trẻ em về bản chất là khá ngẫu nhiên, cho nên việc phòng tránh hoặc nhận biết cũng khó hơn so với người trưởng thành.

Trẻ em bị ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Tương tự như ung thư buồng trứng ở người lớn, việc phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị sẽ cho được hiệu quả khả quan nhất. Theo thống kê, có đến 95% trẻ em có cơ hội sống nếu được chữa trị ngay từ giai đoạn khởi phát ung thư. 

Tuy nhiên, kết quả điều trị sẽ có sự thay đổi tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân, cũng như giai đoạn và phương pháp điều trị. Trường hợp trẻ có sức khỏe kém, có tiền sử mắc bệnh nặng,…thì tỷ lệ điều trị sẽ thay đổi tương thích.

Như đã đề cập, ung thư buồng trứng ở trẻ em hình thành do các tế bào u mầm gây ra. Chính vì thế mà tiên lượng sống sẽ tốt hơn so với những đối tượng mắc ung thư khác. Điều trị bằng phương pháp hóa trị lúc này có thể loại bỏ được các tế bào mầm có nguy cơ gây ung thư. Đặc biệt nếu sớm áp dụng từ giai đoạn đầu thì việc kiểm soát bệnh sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Trẻ em bị ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?
Trẻ em bị ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Những trẻ có sức khỏe kém sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình điều trị chứng bệnh ác tính này. Bởi, ung thư đòi hỏi người bệnh phải điều trị kéo dài, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Chính vì thế mà hiệu quả điều trị ung thư sẽ không đạt được mục tiêu mong đợi.

Do đó, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện thăm khám để được hỗ trợ càng sớm càng tốt. Trường hợp bé gái được điều trị tốt từ giai đoạn đầu, khả năng tái phát bệnh sẽ thấp hơn so với những em bé khác. Vì đối tượng là bệnh nhi nên thông thường bác sĩ sẽ không thực hiện giải phẫu.

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng ở trẻ em

Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chẩn đoán, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà lựa chọn phương án điều trị ung thư buồng trứng sao cho phù hợp nhất. Hóa trị, xạ trị là hai biện pháp được sử dụng phổ biến. Dưới đây là một vài thông tin về các phương pháp này, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều trị bảo tồn ung thư buồng trứng ở trẻ em

Phương pháp bảo tồn thích hợp điều trị bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn đầu. Lúc này, buồng trứng chưa có sự xuất hiện của các tế bào ác tính. Trẻ sẽ được bác sĩ theo dõi thường xuyên nhằm kiểm soát mức độ gây hại của các khối u. Điều trị bằng phương pháp bảo tồn, cơ quan sinh sản của trẻ vẫn bảo toàn được chức năng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo bố mẹ nên cung cấp thực phẩm đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Đồng thời, có thể cùng với con luyện tập các bài tập, môn thể thao vận động nhẹ để rèn luyện cơ thể linh hoạt, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Và đặc biệt, bố mẹ, người thân trong gia đình nên giúp trẻ giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ để giúp việc điều trị có được hiệu quả như mong đợi.

Hóa trị chữa ung thư buồng trứng ở trẻ em

Nhằm loại bỏ những tế bào ác tính ra khỏi buồng trứng trẻ em, phương pháp hóa trị có thể được áp dụng. Hóa trị thực chất là biện pháp điều trị ung thư phổ biến, sử dụng thuốc, hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thông thường, phương pháp này sẽ được sử dụng đối với bệnh nhân bị ung thư giai đoạn muộn, lúc này có sự lan rộng, di căn của bệnh.

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng ở trẻ em
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của bệnh nhân để lựa chọn phương án điều trị phù hợp

Điều trị toàn thân với hóa trị có nghĩa là đưa hóa chất vào trong cơ thể, chúng sẽ di chuyển theo đường lưu thông máu để kiểm soát sự tồn tại của các tế bào ác tính. Một số phương pháp hóa trị như hóa trị tại các mô trong buồng trứng, hóa trị tại phúc mạc, hóa trị cho các tế bào u mầm gây ung thư.

Xạ trị điều trị ung thư buồng trứng ở trẻ em

Sử dụng tia bức xạ nhằm ngăn cản sự phát triển di căn của ung thư cũng được sử dụng phổ biến. Với phương pháp này, hiệu quả chữa bệnh ung thư buồng trứng ở trẻ em tương đối tốt. Tuy nhiên, xạ trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt, nhiều trường hợp bị rối loạn nội tiết, tiêu hóa,…

Với phương pháp này, người bệnh sẽ dần mất đi những triệu chứng cấp tính do bệnh ung thư gây ra. Bác sĩ sẽ tiến hành dùng bức xạ năng lượng cao (tia X, tia gamma) tiêu diệt những khối u ác tính bên trong buồng trứng của trẻ.

Các phương pháp xạ trị có thể kể đến như xạ trị trong và xạ trị ngoài. Thông thường, trẻ em sẽ được thực hiện phương án xạ trị ngoài. Thời gian điều trị mỗi lần sẽ diễn ra nhiều tuần liền. Bên cạnh đó trẻ sẽ được điều trị kết hợp với biện pháp phục hồi chấn thương bức xạ. 

Để hiệu quả điều trị được tuyệt đối, phụ huynh và bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý ngưng điều trị, bởi hành động này có thể làm xảy ra biến chứng không mong muốn.

Phẫu thuật điều trị ung thư buồng trứng ở trẻ em

Phương án phẫu thuật ung thư buồng trứng thường không được phổ biến áp dụng đối với bệnh nhân là trẻ em. Do biện pháp này có khả năng cao ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ nhỏ về sau. Chính vì thế, bố mẹ nên nhận sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ trước khi lựa chọn biện pháp chữa trị cho con.

Phòng ngừa ung thư buồng trứng ở trẻ em bằng cách nào?

Ung thư buồng trứng ở trẻ em không bắt nguồn từ những nguyên nhân như ở người trưởng thành. Cụ thể, bệnh khởi phát từ các tế bào u mầm trong cơ thể, sau đó dần hình thành khối u. Bởi vì thế mà việc phát hiện sớm bệnh cũng khá khó khăn. 

Do đó, để kịp thời chữa trị, tránh biến chứng cho con, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Sàng lọc ung thư là biện pháp nên làm nếu trẻ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao nhiễm phải chứng bệnh quái ác này.

Phòng ngừa ung thư buồng trứng ở trẻ em bằng cách nào?
Tầm soát ung thư sớm cho bé gái giúp phòng ngừa căn bệnh quái ác này

Việc sàng lọc ung thư là thực hiện các xét nghiệm và thăm khám để nhận diện bệnh ở trẻ em. Biện pháp này được áp dụng đối với những trẻ chưa có biểu hiện gì của bệnh ung thư, nhưng thông qua sàng lọc sẽ nhìn nhận được khả năng trẻ có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai hay không.

Đối tượng cần thực hiện biện pháp này là những trẻ có người thân cùng huyết thống trong gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng hoặc các dạng ung thư khác. Phát hiện những vấn đề càng sớm sẽ giúp việc điều trị có kết quả khả quan hơn, phòng tránh được nhiều rủi ro không mong muốn.

Ung thư buồng trứng ở trẻ em không phải là căn bệnh phổ biến. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tỷ lệ trẻ mắc phải chứng bệnh này trong độ tuổi dưới 15. Để đảm bảo an toàn sức khỏe trẻ nhỏ, bố mẹ nên cho con kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết hợp xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, nhằm phòng ngừa bệnh tật cho con.

Có thể bạn quan tâm:

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu - Cảnh giác!

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu – Cảnh giác!

Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh lý khác. Bởi, hầu như ung thư buồng trứng...

Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không?

Chưa quan hệ có bị ung thư buồng trứng không là vấn đề chung được nhiều nữ giới quan tâm....

Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Ung thư buồng trứng là tình trạng một số tế bào phát triển bất thường dẫn đến sự phân chia...

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư buồng trứng có lây hay di truyền không?

Ung thư buồng trứng có lây không, có di truyền không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ....

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư buồng trứng giúp chị em phụ nữ sớm phát hiện căn bệnh nguy hiểm này. Bởi,...

Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp

Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Chi phí, phương pháp

Phẫu thuật ung thư buồng trứng có thể nói là phương pháp được ưu tiên thực hiện điều trị căn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.