Chlamydia ở nam giới và những điều bạn cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chlamydia là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến. Căn bệnh này có thể gặp ở cả nam và nữ khi tham gia hoạt động tình dục với người nhiễm bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, đây là một trong những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục được báo cáo phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.

 Tìm hiểu về chứng Chlamydia ở nam giới

Chlamydia là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn chlamydia trachomatis. Hầu hết những người bị mắc bệnh chlamydia thường không gặp bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt.

chlamydia ở nam
Căn bệnh chlamydia ở nam giới khiến nhiều phái mạnh gặp vấn đề bất cập trong đời sống tình dục

1. Triệu chứng của bệnh Chlamydia

Các chuyên gia tại CDC lưu ý rằng nếu nam giới bị mắc căn bệnh chlamydia, họ thường sẽ phát sinh biến chứng phổ biến là viêm niệu đạo hoặc viêm mào tinh hoàn:

Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là một căn bệnh bệnh nhiễm trùng niệu đạo – hệ thống ống chạy qua dương vật. Đây là biến chứng khi bạn bị nhiễm vi khuẩn chlamydia trachomatis thông qua hoạt động quan hệ tình dục. Các triệu chứng điển hình của viêm niệu đạo ở nam giới bao gồm:

  • Có dịch bất thường chảy ra từ dương vật
  • Khó tiểu
  • Đau khi đi tiểu
  • Châm chích hoặc ngứa ở niệu đạo
  • Giảm nhạy cảm ở đầu dương vật.

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng ống nối ở phía sau tinh hoàn. Đây là cơ quan có nhiệm vụ lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Theo Tổ chức Chăm sóc Tiết niệu, một người bị viêm mào tinh sẽ thường xuyên bị đau nhức ở tinh hoàn, và cơn đau có thể lan rộng đến háng.

Các triệu chứng khác

Bệnh Chlamydia cũng có thể gây ảnh hưởng đến trực tràng khiến cho nam giới bị các triệu chứng tiêu cực ở hệ thống bài tiết này:

  • Đau trực tràng
  • Rối loạn bài tiết
  • Chảy máu hậu môn

Bên cạnh đó, chứng bệnh Chlamydia có thể gây viêm kết mạc, viêm mắt. Chlamydia còn khiến nam giới dễ bị nhiễm trùng cổ họng, viêm amidan và các triệu chứng đau họng khác.

2. Con đường lây nhiễm

Vi khuẩn chlamydia thường lây truyền qua con đường quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Bạn có nguy cơ nhiễm bệnh từ bạn tình khi quan hệ tình dục thâm nhập âm đạo hoặc hậu môn. Đôi khi, bệnh cũng có thể lây lan qua quan hệ bằng miệng hoặc dùng chung đồ chơi tình dục.

con đường lây nhiễm chlamydia
Quan hệ tình dục là một trong những con đường lây truyền vi khuẩn chlamydia ở nam giới

Bạn cũng có thể bị nhiễm chlamydia nếu như nó xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở. Bên cạnh đó, những người đã được điều trị bệnh chlamydia vẫn có nguy cơ bị nhiễm lại.

3. Biến chứng của bệnh chlamydia

Nam giới nếu khi nhiễm chlamydia nhưng không điều trị thì có thể gặp biến chứng làm tăng nguy cơ:

Các chuyên gia báo cáo rằng vi khuẩn chlamydia có thể gây ra hàng loạt các chuỗi phản ứng viêm như triệu chứng viêm khớp, viêm đau ở gót chân, ngón chân, ngón tay, thắt lưng dưới hoặc khớp gối.

Phương pháp điều trị căn bệnh chlamydia

Hầu hết khi nam giới bị nhiễm vi khuẩn chlamydia, họ sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, để biết chính xác bạn có bị bệnh hay không thì phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhất là khi bạn bắt đầu có mối quan hệ với bạn tình mới.

Nếu nam giới gặp các triệu chứng nhiễm chlamydia, điều cần thiết là bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Bởi vì nhiều triệu chứng của căn bệnh chlamydia cũng tương tự như các bệnh nhiễm trùng khác, nên cần phải có biện pháp điều trị thích hợp để khôi phục sức khỏe.

1. Điều trị

Trong phần lớn các trường hợp nhiễm vi khuẩn chlamydia, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng kháng sinh như azithromycin và doxycycline để điều trị nhiễm trùng Chlamydia cho cả nam và nữ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân dùng trong hơn 7 ngày .

Để đảm bảo vi khuẩn không truyền nhiễm cho bạn tình, bạn nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị kháng sinh. Ngoài ra, hãy thông báo cho bạn tình khả năng lây nhiễm để họ đi xét nghiệm và điều trị.

thuốc kháng sinh chữa chlamydia
Các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân kê đơn các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn chlamydia

Bạn nên uống kháng sinh chính xác liều lượng và thời gian quy định sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Ngoài ra, nên tăng cường các loại trái cây và rau củ quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2. Phòng ngừa bệnh chlamydia

Chlamydia thường lây lan qua quan hệ tình dục, do đó nam giới nên sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su – một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng cơ quan sinh dục.

Nam giới có thể sử dụng các cách để ngăn chặn lây truyền chlamydia như sau:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Dùng bao cao su trên dương vật khi quan hệ bằng miệng
  • Không chia sẻ đồ chơi tình dục để tránh lây bệnh.

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng chlamydia không biến mất sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, bạn nên quay lại gặp bác sĩ để áp dụng phương pháp khác. Điều quan trọng là nam giới phải thông báo cho bạn tình sức khỏe của mình, để họ cũng nhanh chóng đến bệnh viện làm xét nghiệm và điều trị kịp thời.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Đau khi xuất tinh do đâu? Những điều cần biết

Nhiều nam giới khi xuất tinh thường có cảm giác đau đớn. Tình trạng này khiến cho việc đạt cực khoái khi quan hệ bị giảm sút. Bên cạnh đó,...
cách giữ cương lâu

11 cách giữ cương lâu đơn giản – Cho nàng phê tới bến

Hiện nay, rất nhiều nam giới gặp phải khó khăn trong việc giữ sự cương cứng của dương vật khi...

Bị tinh trùng yếu có thụ tinh ống nghiệm được không?

Tinh trùng yếu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Cụ thể như tinh hoàn ẩn, lạc chỗ, ứ...

Mụn cóc sinh dục kéo dài bao lâu? Cách khắc phục

Mụn cóc sinh dục là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục ở người do virus HPV gây ra....

Cách làm tình của vua chúa ngày xưa có gì đặc sắc?

Cách làm tình của vua chúa ngày xưa có gì đặc sắc?

Cách làm tình của vua chúa ngày xưa có gì đặc sắc so với ngày nay? Theo ghi chép, từ...

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng?

Tại sao thận yếu lại đau lưng? Khi thận yếu hoặc gặp bất kỳ những tổn thương, trục trặc nào,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *