Có phải nước tiểu vàng là do thận yếu không?

Nước tiểu vàng có thể là do cơ thể bị thiếu nước, tác dụng phụ của thuốc Tây hoặc cũng có thể do thận yếu. Nếu bị thận yếu, bệnh nhân sẽ gặp thêm một số triệu chứng khác như nước tiểu có lẫn máu, cơ thể suy nhược, tiểu về đêm, tay chân sưng phù,…

Nếu thấy nước tiểu có màu vàng sẫm, rất có thể bạn mắc chứng thận yếu.
Nếu thấy nước tiểu có màu vàng sẫm, rất có thể bạn mắc chứng thận yếu.

Có phải nước tiểu vàng là do thận yếu không?

Thận yếu là tình trạng thận đang bị tổn thương nên sẽ bị suy giảm chức năng, làm việc yếu hơn so với bình thường. Thận vốn là một bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. Nếu thận suy yếu, sức khỏe của bệnh nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Một trong số những triệu chứng báo động chứng thận yếu đó là nước tiểu có màu vàng sẫm hơn. Bên cạnh dấu hiệu nước tiểu vàng, bệnh nhân thận yếu sẽ gặp phải những triệu chứng khác như:

  • Nước tiểu có lẫn máu;
  • Tiểu nhiều lần hơn trong ngày;
  • Tiểu nhiều vào ban đêm;
  • Trong nước tiểu có bọt;
  • Tiểu buốt, tiểu rắt;
  • Đau lưng dưới;
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể;
  • Tay chân bị sưng phù;
  • Nam giới có thể gặp phải một số dấu hiệu về mặt sinh lý như: rối loạn cương dương, không thể cương cứng như bình thường, xuất tinh sớm, giảm ham muốn,…

Việc dựa vào các triệu chứng, nghi ngờ mắc bệnh để khám, chữa trị là việc làm rất cần thiết. Nếu được điều trị sớm, ngay từ khi mới phát, bệnh sẽ sớm được đẩy lùi, thận sẽ phục hồi chức năng như bình thường. Bệnh thận yếu gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh và gây ra những biến chứng khôn lường.

Bên cạnh nguyên nhân bệnh thận yếu, nước tiểu có màu vàng có thể là do:

  • Cơ thể thiếu nước, uống nước quá ít;
  • Do tác dụng phụ của thuốc Tây;
  • Do thực phẩm bạn tiêu thụ.

Còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước tiểu màu vàng. Nếu tình trạng này đi kèm với mệt mỏi, tiểu về đêm, đau lưng dưới, chân tay sưng phù,… người bệnh nên đến gặp bác sĩ để khám.

Nếu màu nước tiểu được cải thiện khi bạn tăng cường uống nước, ngưng dùng thuốc Tây thì cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh.

Nếu lâm vào tình trạng nước tiểu vàng không rõ nguyên nhân diễn ra trong thời gian dài, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu vàng như: bệnh thận yếu, dùng thuốc Tây, uống ít nước trong ngày,...
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu vàng như: bệnh thận yếu, dùng thuốc Tây, uống ít nước trong ngày,…

Bảo vệ thận và phòng tránh bệnh thận yếu như thế nào?

Để thận luôn khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý về thận nói chung và thận yếu nói riêng, mỗi người cần phải tự ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Cụ thể:

  • Ăn uống đầy đủ rau xanh, trái cây, thịt cá. Nếu ăn chay hoặc ăn kiêng thì cần có thực đơn khoa học, phù hợp.
  • Uống nước đầy đủ hàng ngày để thận loại bỏ những chất độc hại trong cơ thể;
  • Không thức khuya. Hãy đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và phân bố thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý;
  • Không nên ăn các món ăn quá mặn, các món ăn chứa nhiều cholesterol, các món ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh,…;
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas, cà phê,… Chúng là những chất kích thích gây hại cho gan, thận;
  • Không nên nhịn tiểu. Khi cơ thể có nhu cầu, bạn hãy đi vệ sinh ngay;
  • Khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để theo dõi tình hình sức khỏe;
  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao vừa sức, đúng cách. Rèn luyện thể lực giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch tốt, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động tốt;
  • Dùng thuốc Tây đúng liều lượng, không nên lạm dụng thuốc Tây;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, duy trì lối sống lành mạnh.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng nước tiểu có màu vàng sẫm. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh tận gốc. Nước tiểu vàng cũng là một dấu hiệu của chứng thận yếu. Bên cạnh dấu hiệu này, người bệnh còn gặp phải những triệu chứng như đau lưng dưới, cơ thể suy nhược, đi tiểu về đêm, tay chân sưng phù,… Hãy điều trị thận yếu càng sớm càng tốt để đẩy lùi những tác động xấu đối với sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, phương pháp điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Thận yếu ảnh hưởng đến sinh lý, đời sống sinh hoạt tình dục của nam giới.

Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Thận yếu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cản trở người bệnh trong sinh hoạt đời sống. Điều quan...

Giải Mã 50 THƯỢNG DƯỢC “Phòng The” Từ Bài Thuốc Sinh lý Mãnh Lực Phục Dương Khang

Mãnh lực phục dương khang đang là bài thuốc sinh lý nổi tiếng hàng đầu của YHCT được hàng triệu...

Các thuốc trị thận yếu – Cải thiện chức năng thận hiệu quả

Thận yếu thể hiện cho tình trạng suy giảm chức năng thận, khiến quá trình đào thải độc tố và...

Thuốc bổ thận của Mỹ - 5 loại tốt nhất và giá bán

Thuốc bổ thận của Mỹ – 5 loại tốt nhất và giá bán

Thuốc bổ thận của Mỹ loại nào tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng thuốc bổ thận...

Ý nghĩa chỉ số Creatinin bình thường – Cao – Thấp

Chỉ số Creatinin biểu hiện cho nồng độ Creatinin trong cơ thể. Đây chính là sản phẩm của sự thoái...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Phạm ToànPhạm Toàn says: Trả lời

    Chào bác sĩ.con 28 bị nghiện thủ dâm 6 năm nay và giờ bị thoái hoá và thoát vị đĩa đệm giờ con phải làm sao xin bác sỹ cho con xin lời tư vấn với ạ.con cảm ơn

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *