Mổ Xuất Huyết Dạ Dày: Giải Đáp Những Câu Hỏi Thường Gặp
Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của các tổn thương ở dạ dày. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Tổng quan về bệnh xuất huyết dạ dày
1. Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?
Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày dẫn đến việc nôn hoặc đi vệ sinh ra máu. Xuất huyết có thể xuất hiện ở cả nam và nữ với các triệu chứng khác nhau.
Một số trường hợp bệnh nhân có thể tử vong nếu bị xuất huyết nặng mà không có biện pháp cầm máu kịp thời.
2. Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Đối với tình trạng xuất huyết nhẹ, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, khạc ra máu nhưng huyết ấp, tim mạch lại không có sự thay đổi. Vì vậy, rất khó để chẩn đoán các triệu chứng xuất huyết dạ dày.
Tuy nhiên, tình trạng xuất huyết dạ dày có thể khiến người bệnh bị thiếu máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng suy tim.
Trong trường hợp xuất huyết nặng, người bệnh bị mất máu nhiều có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, mạch đập nhanh, thở dốc, thiếu oxy dẫn đến cơ thể bị co giật mạnh. Nếu không cầm máu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
Xem thêm: Vì sao xuất huyết dạ dày gây tử vong?
3. Xuất huyết da dày sống được bao lâu?
Xuất huyết dạ dày thường không gây tử vong nếu được điều trị kịp lúc và đúng phương pháp. Người bệnh có thể sống khỏe mạnh như người bình thường, chỉ cần tuần thủ chế độ ăn uống và phòng bệnh do bác sĩ đề nghị.
Tuy nhiên, nếu điều trị chậm trễ, xuất huyết dạ dày có thể biến chứng thành ung thư và đe dọa tính mạng của người bệnh.
Một số thông tin về việc mổ xuất huyết dạ dày
1. Xuất huyết dạ dày có cần mổ không?
Không phải tất cả trường hợp xuất huyết dạ dày đều cần phải mổ. Tùy vào tình trạng xuất huyết và sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Trong trường hợp xuất huyết nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm và kê đơn thuốc điều trị nội khoa. Nếu người bệnh bị xuất huyết dạ dày trên, bác sĩ có thể kê thuốc ức chế proton dạng bơm để ức chế sản xuất axit dạ dày.
Người bệnh cần phải mổ nếu thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đau dữ dội ở vùng thượng vị
- Sốt cao, mặt tái xanh, run chân tay
- Khó nuốt, nuốt đau
- Trào ngược axit dạ dày
- Thành bụng cứng
- Miệng, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hôi tanh
Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu được liệt kê trên đây thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp lúc.
2. Mổ xuất huyết dạ dày nằm viện bao lâu?
Đối với bệnh nhân mổ xuất huyết dạ dày thì thời gian nằm viên phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng hồi phục của bệnh nhân. Do đó, không thể nói chính xác cụ thể số ngày, nhưng đối với bệnh nhân có sức khỏe tốt thì thời gian nằm viện dao động từ 8 đến 10 ngày sau phẫu thuật.
Thời gian nằm viện có thể kéo dài hơn nếu người bệnh có vết loét dạ dày, có khối u nghi ngờ ác tính.
3. Các loại mổ điều trị xuất huyết dạ dày
Hiện tại có hai cách phẫu thuật mổ dạ dày cơ bản là phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi. Cả hai phương pháp này đều được thực hiện khi người bệnh được gây mê để giảm thiểu đau đớn.
- Phẫu thuật mở: Bác sĩ sẽ thực hiện một vết cắt trên bụng của bệnh nhân để tiến hành điều trị
- Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, thực hiện thông qua một đầu dò được đưa vào dạ dày của người bệnh
4. Quá trình mổ xuất huyết dạ dày
Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những việc cần làm bao gồm việc ăn uống và sử dụng thuốc. Người bệnh cần thực hiện các hướng dẫn này một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn trong suốt cuộc phẫu thuật.
Sau khi mổ xuất huyết dạ dày, người bệnh sẽ được đưa đến phòng hồi sức. Nếu thấy đau, người bệnh sẽ được dùng thuốc giảm đau bằng đường miệng. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, thủ tục bổ sung để đảm bảo tốc độ hồi phục của bệnh nhân.
5. Chăm sóc sau khi phẫu thuật mổ xuất huyết dạ dày
Sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích để nhanh chóng hồi phục sau phẫu thuật:
- Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, không vận động mạnh, không bơi hoặc bưng bê, mang vác nặng
- Tái khám đùng hẹn và mang theo hồ sơ bệnh án khi tái khám
- Ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ, rửa tay trước khi thoa thuốc hoặc chạm vào vết thương để tăng khả năng hồi phục
- Kiểm tra vết mổ thường xuyên để có biện pháp xử lý nếu vết mổ bị nhiễm trùng, vết khâu bị rách, sưng hoặc chảy máu.
- Uống đủ nước, ăn thức ăn lành mạnh cũng là một cách giúp vết mổ lành nhanh chóng
- Cẩn thận khi ho hoặc hắc hơi, sử dụng lực mạnh có thể làm vết mổ bị rách
- Đi bộ, di chuyển và luyện tập nhẹ nhàng
Như đã nói trên, không phải tất cả các trường hợp xuất huyết dạ dày đều cần phải mổ. Do đó, người bệnh cần nắm rõ thông tin về bệnh cũng như cách khắc phục. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị. Nếu có thắc mắc, hãy hỏi ngay bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày
- Xuất huyết dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!