Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây không, có di truyền không là thắc mắc được nhiều phụ nữ quan tâm. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh 99% liên quan đến virus HPV. Vì thế, ung thư cổ tử cung không lây lan giữa người với người nhưng có khả năng truyền nhiễm virus, làm tăng nguy cơ khởi phát ung thư cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?
Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Tổng quan bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm mà phụ nữ không ai muốn gặp phải. Các tế bào ung thư có thể hình thành và phát triển âm thầm khiến người bệnh khó nhận biết ngay từ giai đoạn sớm. Bệnh xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-45. Tuy nhiên hiện nay, số bệnh nhân mắc ung thư đang ngày có xu hướng trẻ hóa.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu liên quan đến một chủng virus có tên là HPV. Chúng có thể lây lan qua đường tình dục. Trên thực tế, cơ thể phụ nữ có khả năng chống lại sự xâm nhập của virus HPV. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch suy giảm, phụ nữ có nguy cơ bị HPV tấn công gây hại và dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Đối tượng bệnh nhân thường là người có thói quen tình dục không lành mạnh, gặp tác dụng phụ khi lạm dùng thuốc ngừa thai, thường xuyên uống rượu, hút thuốc, hoặc bị viêm nhiễm phụ khoa nhưng không điều trị đúng cách,…Các triệu chứng thường gặp như:

  • Chảy máu âm đạo bất thường, không trong chu kỳ hành kinh.
  • Khí hư có mùi hôi, màu sắc thay đổi bất thường.
  • Quan hệ đau rát, xuất huyết, đau vùng chậu, lưng dưới.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi thường xuyên, có dấu hiệu thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch,…
  • Trường hợp khối u lớn sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của máu, gây tắc mạch khiến sưng và phù nề hai chi dưới.

Bệnh ung thư cổ tử cung có dấu hiệu nhận biết tương đồng với một số vấn đề phụ khoa khác. Điều này dễ khiến phụ nữ chủ quan, không thăm khám và tự điều trị tại nhà. Vì thế, nguy cơ cao bệnh chuyển biến nặng, gây khó khăn cho việc điều trị, nhất là đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Tổng quan bệnh ung thư cổ tử cung
Thăm khám phụ khoa nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường

Do đó, khi nhận thấy cơ quan sinh dục xuất hiện những biểu hiện không bình thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả, phòng tránh các rủi ro không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe.

Tìm hiểu thêmChưa quan hệ có bị ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bên cạnh những vấn đề về triệu chứng, cách điều trị bệnh, hiện nay nhiều chị em phụ nữ thắc mắc liệu ung thư cổ tử cung có lây không, có di truyền không. Tuy nhiên, các chuyên gia lý giải rằng, bệnh ung thư cổ tử cung trên thực tế không có khả năng lây truyền giữa người sang người.

Do đó, phụ nữ khi mắc bệnh có thể yên tâm việc bản thân sẽ không lây lan bệnh cho người xung quanh. Mặc dù vậy, nguyên nhân gây bệnh có hơn 90% liên quan mật thiết đến virus HPV. Loại virus này lại có khả năng truyền nhiễm thông qua đường tình dục hoặc một vài con đường khác.

Theo nghiên cứu, HPV có thể lây lan cho cả nam và nữ từ con đường quan hệ tình dục. Trường hợp nam giới bị nhiễm virus thường không xảy ra tình trạng bất thường. Riêng ở nữ giới, khả năng virus tấn công và gây bệnh ung thư cổ tử cung khá cao. Các con đường lây nhiễm được kể đến như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường chính khiến nữ giới mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này. Thống kê có tới 40% trường hợp ung thư khởi phát do quan hệ tình dục không an toàn. HPV có thể lây lan ngay cả khi nữ giới quan hệ bằng miệng hay bộ phận sinh dục. Chúng sẽ khu trú tại lớp biểu mô dưới da, nhất là nơi niêm mạc có dịch nhầy ẩm ướt.
  • Từ mẹ sang con: Virus HPV có thể truyền từ mẹ sang con như một số loại virus khác. Cụ thể, khi người mẹ chuyển dạ sinh con theo ngã âm đạo, đứa bé sẽ vô tình tiếp xúc với tế bào nhiễm phải virus dẫn đến tình trạng truyền nhiễm từ cơ thể người mẹ sang cơ thể con. Ngoài ra, trường hợp thai nhi hình thành và phát triển trong tử cung cũng có thể bị HPV xâm nhập.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với của người bệnh: Sử dụng đồ dùng các nhân với người mắc ung thư cổ tử cung, nhất là kềm bấm móng tay, chân và đồ lót có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV.
  • Lây lan qua tổn thương ngoài da: Các vết cắt, vết xước ngoài da có thể là nơi HPV xâm nhập và gây bệnh. Bởi chúng trú ẩn dưới lớp biểu mô tế bào da, nên ngay cả khi tiếp xúc với da thì nguy cơ nhiễm virus cũng khá cao. Do đó, việc trên da bạn có vết thương sẽ tạo cơ hội cho virus xâm nhập được dễ dàng hơn.

Ngoài những con đường kể trên, virus HPV có thể tồn tại trong dịch của người bệnh và lan sang người khác khi dùng chung đồ vật chứa chất dịch này. Do đó, mặc dù bệnh ung thư cổ tử cung không phải là căn bệnh truyền nhiễm trực tiếp nhưng virus gây bệnh có thể lây lan, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?
Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nếu nhiễm phải virus HPV

Một vấn đề nữa được quan tâm, đó là ung thư cổ tử cung có di truyền không. Câu trả lời là bệnh thường không di truyền. Tuy nhiên như đã đề cập, virus HPV có khả năng lây lan từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh con theo ngã âm đạo. Do đó một số trường hợp, trẻ chào đời bị nhiễm virus từ mẹ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn những đứa trẻ khác.

Các yếu tố nguy cơ khác gây ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung là virus HPV. Tuy nhiên, để bệnh hình thành và phát triển còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác. Điển hình như:

  • Phụ nữ có nhiều bạn tình, nữ giới quan hệ tình dục sớm.
  • Phụ nữ có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao, nhất là khi cơ thể bị nhiễm HPV.
  • Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch tạo điều kiện cho virus phát triển. Chẳng hạn như người đang bị HIV/AIDS, người thực hiện cấy ghép phải dùng đến thuốc ức chế miễn dịch. Điều này làm cho cơ thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại xâm nhập từ bên ngoài.
  • Tác dụng phụ do thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai. Yếu tố cơ bản khiến nữ giới gặp một số vấn đề phụ khoa, trong đó có nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Nhiễm bệnh lây truyền từ quan hệ tình dục như lậu, giang mai, chlamydia,…Nếu không điều trị đúng phương pháp, viêm nhiễm có thể tác động làm khởi phát ung thư cổ tử cung.
  • Yếu tố kinh tế xã hội cũng là vấn đề gây tăng nguy cơ ung thư. Theo đó, phụ nữ sống ở những khu vực dân trí thấp thường có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn những phụ nữ sống ở khu vực dân trí cao.

Xem thêm: Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất hiện nay?

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Như bài viết đã đề cập, bệnh ung thư cổ tử cung không lây hay di truyền trực tiếp mà chỉ có nguy cơ phát bệnh khi truyền nhiễm virus HPV. Bệnh có mức độ nguy hiểm cao, do đó phụ nữ nên chủ động trong vấn đề phòng ngừa lây nhiễm virus. Một số vấn đề cần lưu ý như:

  • Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ, trong những ngày hành kinh. Tuyệt đối không sử dụng dung dịch vệ sinh, xà phòng thụt rửa sâu âm đạo.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy một bạn tình. Tránh thực hiện động tác mạnh bạo làm tổn thương niêm mạc có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm ngứa xâm nhập sâu vào bên trong.

    Phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả
    Tiêm phòng ung thư cổ tử sớm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho phụ nữ
  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị ung thư cổ tử cung hoặc kể cả các dạng ung thư khác.
  • Chọn quần áo phù hợp, không mặc đồ quá bó khiến vùng kín ẩm ướt thường xuyên tạo điều kiện cho tác nhân gây hại xâm nhập.
  • Không lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp, thuốc ngừa thai hàng ngày.
  • Điều trị các vấn đề viêm nhiễm triệt để, đúng phương pháp để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng khởi phát thành ung thư.
  • Ăn uống khoa học, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến nội tiết tố.
  • Thăm khám phụ khoa, tầm soát ung thư để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh khi cần thiết, đồng thời thực hiện tiêm phòng trước 26 tuổi nhằm giảm nguy cơ mắc phải chứng bệnh này.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm nhưng không phải là bệnh có khả năng lây lan trực tiếp giữa người với người. Mặc dù vậy, do nguyên nhân gây bệnh chủ yếu liên quan đến virus HPV, đồng thời khả năng truyền nhiễm của virus cao nên nguy cơ gây bệnh gia tăng. Do đó, bạn đọc nên chủ động phòng ngừa và thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng cơ thể, bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Có thể bạn quan tâm

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân mà tiên lượng sống sẽ...
Quan hệ rồi có chích ung thư cổ tử cung được không?

Quan hệ rồi có chích ung thư cổ tử cung được không?

Quan hệ rồi có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không là vấn đề được chị em phụ...

Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?

Ung thư cổ tử cung có mang thai, sinh con được không?

Ung thư cổ tử cung có mang thai được không? Đây là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm,...

Ung thư cổ tử cung là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Ung thư cổ tử cung là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao ở phụ nữ....

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Điều cần biết

Tầm soát ung thư cổ tử cung nên tiến hành định kỳ. Bởi bệnh ung thư cổ tử cung là...

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Hiện nay, thắc mắc về việc ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không đang được nhiều phụ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *