Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Điều cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tầm soát ung thư cổ tử cung nên tiến hành định kỳ. Bởi bệnh ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Nếu không phát hiện sớm, khi các tế bào ác tính đã lan rộng việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, các chuyên gia khuyến khích nữ giới nên chủ động thăm khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung để theo dõi, bảo vệ sức khỏe.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Điều cần biết
Tầm soát ung thư cổ tử cung nên tiến hành định kỳ để theo dõi sức khỏe sinh sản cho phụ nữ

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ác tính có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 ở nữ giới. Theo ước tính, tại nước ta trong 100.000 người phụ nữ thì có khoảng 20 người mắc phải chứng bệnh này và 11 trường hợp không qua khỏi (tử vong).

Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu mang lại nhiều hy vọng điều trị cho người bệnh. Nhiều trường hợp chữa khỏi bệnh hoàn toàn khi nhận biết ung thư giai đoạn khởi phát. Do đó, các chuyên gia khuyến khích chị em phụ nữ nên chủ động thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tử cung có tổn thương hoặc dấu hiệu tiền ung thư hay không. Thông qua kết quả tầm soát, trường hợp có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ nữ điều trị và kiểm soát bệnh.

Thông thường, phải mất khoảng thời gian khá dài từ 15 năm đến 20 năm kể từ khi HPV xâm nhập vào cơ thể hình thành ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp thời gian có thể ngắn hơn tùy thuộc vào huyết thanh HPV, cũng như thói quen sinh hoạt của phụ nữ.

Thống kê cho thấy, nhiều trường hợp phát hiện sớm có khả năng chữa khỏi hoàn toàn ung thư cổ tử cung. Trường hợp nhận biết ung thư ở giai đoạn đầu, có thể kéo dài tiên lượng sống sau 5 năm từ 85% – 90%. Ở giai đoạn 2, tỷ lệ giảm còn khoảng 75%, giai đoạn 3 từ 30% – 40% và cuối cùng ở giai đoạn 4 chỉ còn khoảng 15% cơ hội sống sau 5 năm điều trị.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm, nếu phát hiện muộn có nguy cơ gây tử vong cao

Thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phụ nữ phát hiện các bất thường sớm và can thiệp điều trị mang lại hiệu quả cao hơn. Vì thế, chị em không nên e ngại, thay vào đó hãy chủ động đến cơ sở khám phụ khoa uy tín để tiến hành tầm soát định kỳ, kết hợp thăm khám sức khỏe sinh sản tổng quát để theo dõi và bảo vệ cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu & cách điều trị

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung

Hiện nay, việc tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện với 4 phương pháp xét nghiệm chính gồm Pap Smear, Cobas Test, Thinprep, HPV DNA. Cụ thể như sau:

Xét nghiệm Pap Smear – Phết tế bào cổ tử cung

Pap Smear được gọi tắt là Pap hay còn có tên là phết tế bào cổ tử cung. Đây là một trong những xét nghiệm thực hiện nhằm tìm hiểu những biến đổi tế bào tại cổ tử cung phụ nữ mà nguyên nhân chủ yếu do tác động của HPV gây ra. 

Thông qua kết quả Pap, bác sĩ sẽ thu nhận cũng như phân tích những mẫu tế bào ở cổ tử cung, phát hiện sớm mầm bệnh ung thư. Ngoài ra, xét nghiệm tế bào học này còn chỉ ra được những bất thường về cấu trúc hay hoạt động của các tế bào ở tử cung. Nhờ đó cảnh báo cho người bệnh những nguy cơ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung về sau.

Bác sĩ sẽ thực hiện những bước xét nghiệm Pap như sau:

  • Sử dụng dụng cụ y tế chuyên dụng để thăm khám trước khi xét nghiệm. Người bệnh được hướng dẫn nằm ở tư thế dang rộng hai chân, đặt vào giá đỡ trên ghế khám phụ khoa.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt đã được vô trùng vào bên trong âm đạo phụ nữ, mở rộng và quan sát cổ tử cung.
  • Tiếp đến, bác sĩ sử dụng dụng cụ, lấy một mẫu tế bào ở cổ tử cung để mang đi xét nghiệm chuyên sâu hơn.
  • Phết tế bào được lấy trên que gỗ vào lam kính, phết một chiều, mỏng đều, đảm bảo chỉ 1 lớp tế bào. Những tế bào bị dồn cục cũng được dàn mỏng, thao tác nhẹ nhàng để không làm vỡ tế bào. Sau đó, người thực hiện sẽ tiếp tục phết tế bào lên phần lam kính còn lại, đối diện với lần phết thứ 1. Thực hiện xoay vòng bàn chải, dọc chiều dài lam kính. Lớp tế bào thứ 2 chồng lên lớp tế bào thứ 1, mang vào phòng xét nghiệm.

Quá trình diễn ra trong khoảng 5 phút, người bệnh sẽ không bị đau. Tuy nhiên một số trường hợp sau kiểm tra nữ giới có thể sẽ hơi khó chịu, có cảm giác như bị chuột rút, âm đạo đôi khi chảy máu nhẹ. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy máu chảy nhiều, không dứt hoặc cảm giác khó chịu ngày càng nặng nề.

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
Phân tích mẫu tế bào cổ tử cung xác định có yếu tố ung thư hay không

Độ tuổi thực hiện phương pháp xét nghiệm Pap tầm soát ung thư cổ tử cung:

  • Phụ nữ dưới 21 tuổi không cần thực hiện.
  • Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi thực hiện 3 năm/lần.
  • Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi thực hiện 3 năm/lần, kết hợp với xét nghiệm HPV theo thời gian tương tự. Có thể thực hiện riêng hoặc cùng lúc với thời gian mỗi 5 năm/lần.
  • Phụ nữ ngoài 65 tuổi ngưng thực hiện xét nghiệm này.

Pap thường không khiến người bệnh tốn nhiều chi phí khi tiến hành. Bên cạnh đó, trang thiết bị y tế cũng không quá cầu kỳ để đáp ứng xét nghiệm. Thời gian thực hiện nhanh chóng, ít gây đau đớn và khó chịu cho phụ nữ. Tuy nhiên, một số hạn chế vẫn còn tồn tại ở phương pháp này, điển hình như:

  • Pap có độ nhạy tương đối thấp (50% – 70%), bên cạnh đó độ đặc hiệu từ 60% đến 95%.
  • Đòi hỏi phụ nữ phải thực hiện hàng năm, điều này tương đối khó tuân thủ ở nhiều người.
  • Độ khách quan thấp, nguy cơ âm tính giả nếu trường hợp bỏ sót tế bào. Do đó, chuyên gia khuyến khích phụ nữ thực hiện thêm xét nghiệm khác để củng cố kết quả chẩn đoán nếu Pap ghi nhận âm tính.

Phương pháp xét nghiệm Cobas Test

Ung thư cổ tử cung có diễn biến âm thầm, người bệnh chỉ nhận biết khi triệu chứng của ung thư trở nên nặng nề. Do đó, xét nghiệm tầm soát sớm là điều được nhiều chuyên gia khuyến cáo nữ giới nên quan tâm và thực hiện.

Một trong những biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung sớm hiện nay không thể không nhắc đến Cobas Test. Đây là biện pháp xét nghiệm HPV DNA tiên tiến, có thể phát hiện HPV từ một mẫu bệnh phẩm duy nhất.

Ngoài tìm ra được HPV 16, 18 gây bệnh ung thư cổ tử cung, phương pháp này còn giúp xác định nhiều loại HPV khác, nếu có. Thực hiện theo các bước như:

  • Người làm xét nghiệm nằm trên bàn khám phụ khoa với tư thế được bác sĩ hướng dẫn. Sử dụng mỏ vịt cho vào âm đạo tương tự như thăm khám thông thường.
  • Sau đó, bác sĩ sử dụng một que dài có quấn gòn để thực hiện lấy mẫu tế bào tại cổ tử cung.
  • Phân tích tế bào, kết quả sẽ có từ 7 – 10 ngày sau khi thực hiện.

Chị em trong độ tuổi từ 30 trở đi được khuyến khích thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung với phương pháp này kết hợp phết tế bào để tìm ra chủng HPV. Định kỳ thực hiện mỗi 3 năm một lần để theo dõi tình trạng sức khỏe, kiểm soát khả năng phát bệnh của cơ thể.

Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
Phụ nữ được hướng dẫn lấy mẫu tế bào cổ tử cung để phân tích, xét nghiệm

Cobas Test có độ chính xác cao, tỷ lệ đạt khoảng 92% so với những biện pháp tầm soát khác. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có tỷ lệ âm tính giả thấp vì được thực hiện thông qua hệ thống, giảm các tác động bởi yếu tố con người. Thực hiện quy trình khá đơn giản, phát hiện sớm giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung để điều trị kịp thời. 

Tuy nhiên, Cobas Test vẫn còn một vài hạn chế như thời gian nhận kết quả lâu, hơn 1 tuần mới trả kết quả tầm soát. Đồng thời, Cobas Test cũng đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến hơn. Do đó, phương pháp này chỉ thường được áp dụng tại bệnh viện lớn.

Phương pháp xét nghiệm Thinprep

Thinprep thực tế là phương pháp được cải tiến từ xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ không xét nghiệm tiêu bản tế bào như Pap mà sử dụng lọ Thinprep chứa tế bào cổ tử cung đã được rửa bằng một chất lỏng định hình. Sau đó mẫu sẽ được mang đến phòng thí nghiệm để xử lý bằng máy Thinprep chuyên dụng.

Thinprep thực hiện theo các bước đơn giản như:

  • Phụ nữ sẽ được hướng dẫn nằm ở tư thế khám phụ khoa để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm. 
  • Cho toàn bộ tế bào vào trong lọ Thinprep, các tế bào được bảo quản rồi đưa đến phòng thí nghiệm.
  • Chuyển tế bào bằng màng lọc, tiến hành tách tế bào bệnh phẩm, dàn ra mặt kính. Quá trình được thực hiện nhờ vào máy Thinprep làm tiêu bản tự động.

Với phương pháp này, độ tuổi nào nên thực hiện? Theo đó:

  • Phụ nữ từ 21 – 29 tuổi tầm soát mỗi 3 năm/lần, riêng phụ nữ dưới 21 tuổi không cần thực hiện.
  • Phụ nữ từ 30 – 65 tuổi nếu Thinprep cho kết quả âm tính nên định kỳ tái tầm soát 3 năm/lần. Trường hợp đồng xét nghiệm Thinprep và HPV thực hiện 5 năm/lần. Trường hợp kết quả thu được dương tính với HPV phải thực hiện hai xét nghiệm này mỗi năm một lần.
  • Phụ nữ sau 65 tuổi ngừng các xét nghiệm.

    Các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
    Sử dụng thiết bị y tế tiên tiến, công nghệ hiện đại giúp kết quả tầm soát có độ chính xác cao hơn so với việc tác động bởi yếu tố con người

Thinprep là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung tương đối chính xác, ít cho kết quả âm tính giả do không bỏ sót các tế bào bất thường. Tuy nhiên, khi tiến hành đòi hỏi cơ sở y tế thực hiện phải đáp ứng trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Do đó, phụ nữ nên đến bệnh viện lớn để tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung bằng Thinprep.

Phương pháp xét nghiệm HPV DNA

HPV DNA sử dụng máy tách chiết tự động để tách và giải trình, phân tích mẫu DNA. Phương pháp này đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, HPV DNA vẫn là một phương pháp mới.

Một số ưu điểm của xét nghiệm này được ghi nhận như:

  • Độ nhạy cảm cao hơn các xét nghiệm khác (90% – 95%), có thể xác định một cách chính xác nhất sự có mặt của virus HPV.
  • Thực hiện đơn giản, không tốn nhiều thời gian, giảm đến 50% trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. 
  • Tính khách quan được đảm bảo, giảm thiểu những trường hợp tiến hành nội soi cổ tử cung. 
  • Ngoài nhận diện HPV, HPV DNA còn giúp xác định đến 14 chủng HPV có khả năng gây hại cho sức khỏe nữ giới.

Mặc dù mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, tuy nhiên phương pháp này vẫn còn một vài điểm hạn chế:

  • HPV DNA trên thực tế không đánh giá được giai đoạn ung thư cổ tử cung, chỉ giúp nhận diện sự tồn tại của HPV trong tử cung phụ nữ.
  • Cần kết hợp thực hiện các xét nghiệm khác cùng với việc tầm soát HPV DNA để có được kết quả chính xác nhất.

Trên đây là một vài phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện. Bạn đọc nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn để tiến hành. Đồng thời thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ nếu trường hợp ghi nhận có sự tồn tại của ung thư cổ tử cung.

Tham khảo thêm: Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung

Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung ở mỗi bệnh viện sẽ có sự chênh lệch. Người bệnh nên tìm hiểu thông tin địa chỉ y tế và trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện tầm soát. Về cơ bản, phụ nữ thường không tốn quá nhiều chi phí cho vấn đề này. Chỉ khi phát hiện bệnh, chị em mới phải bỏ ra chi phí để tiến hành điều trị bệnh.

Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung
Chi phí tầm soát ung thư cổ tử cung?

Theo đó, ghi nhận dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay có giá tham khảo như sau:

  • Khám lâm sàng trước khi thực hiện tầm soát: 300.000 VNĐ.
  • Soi cổ tử cung: 250.000 VNĐ.
  • Xét nghiệm Pap: 180.000 VNĐ.
  • Xét nghiệm Thinprep Pap test: 650.000 VNĐ.
  • Xét nghiệm HPV: 100.000 VNĐ đến 700.000 VNĐ.

Mức chi phí trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào cơ sở y tế bạn đến thăm khám và dịch vụ tại bệnh viện sẽ có sự chênh lệch riêng. Tuy nhiên, để nhận được kết quả chính xác và an toàn trong quá trình thực hiện, bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm, cũng như trang thiết bị, công nghệ tiên tiến để tầm soát ung thư.

Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Bất cứ phụ nữ nào cũng có thể thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Bởi đây là biện pháp thực hiện nhằm phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, nhóm đối tượng sau đây nên tiến hành tầm soát để theo dõi sức khỏe sinh sản:

  • Người đã có quan hệ tình dục, quan hệ sớm (dưới 18 tuổi). Đây là các trường hợp có nguy cơ cao nhiễm phải virus HPV. Nguyên nhân là do cơ quan sinh dục, sinh sản chưa hoàn toàn phát triển, độ nhảy cảm cao làm gia tăng cơ hội lây nhiễm HPV.
  • Người quan hệ tình dục với nhiều bạn tình cũng là đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư, bởi khả năng nhiễm HPV rất cao.
  • Người có tiền sử mắc phải các bệnh lây lan từ đường tình dục như lậu, nhiễm nấm, chlamydia,…
  • Người đã quan hệ tình dục với bạn tình trước đó có quan hệ với phụ nữ bị ung thư cổ tử cung.
  • Nữ giới mang thai trước 17 tuổi hoặc những phụ nữ mang thai hơn 3 lần. Đối tượng nữ giới có người thân gần huyết trong gia đình bị ung thư cổ tử cung cũng nên tầm soát ung thư định kỳ.

Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng thuốc ngừa thai đường uống cũng nên tiến hành kiểm tra sức khỏe sinh sản, thực hiện tầm soát để nhận biết sớm các vấn đề phụ khoa và điều trị. 

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu uy tín?

Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu? Thắc mắc này cũng được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Theo đó, chuyên gia khuyến khích chị em nên đến bệnh viện lớn, chuyên khoa để tiến hành thực hiện tầm soát ung thư. Thông qua kết quả, tại bệnh viện các bác sĩ cũng sẽ giúp bạn đưa ra hướng điều trị phù hợp, an toàn hơn.

Khám tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu uy tín?
Lựa chọn bệnh viện uy tín, chất lượng, có trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung

Bên cạnh đó, hiện nay một số hoạt động vì cộng đồng cũng có các chương trình tầm soát ung thư cổ tử cung miễn phí. Bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin và đăng ký thực hiện để sớm phát hiện bất ổn của cơ thể. Một vài bệnh viện có dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung bạn có thể tham khảo:

  • Bệnh viện tại Hà Nội: Bệnh viện ung bướu, bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
  • Bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân Dân 115, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Nhân dân Gia Định,…

Ngoài ra, một số phòng khám tư nhân hiện nay cũng trang bị trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu tầm soát ung thư của phụ nữ. Bạn có thể lựa chọn địa chỉ thuận tiện di chuyển, phù hợp điều kiện kinh tế để tiến hành tầm soát. Trước khi đến kiểm tra sức khỏe, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại để được tư vấn cụ thể hơn.

Gợi ý: 10 địa chỉ khám chữa ung thư cổ tử cung tốt nhất hiện nay

Lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung

Trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ nên lưu ý một số vấn đề sau đây để có được kết quả chính xác nhất:

  • Không thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung vào những ngày hành kinh. Nên thực hiện sau khi dứt kinh hoàn toàn 5 ngày. Trên thực tế, việc xét nghiệm tầm soát vẫn có thể thực hiện ngay cả trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, kết quả có thể sẽ bị sai lệch vì thế bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên thăm khám khi đã hết chu kỳ “đèn đỏ”.
  • Trước khi làm xét nghiệm, không sử dụng tăm bông hay bất kỳ loại kem âm đạo nào để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Không thụt rửa sâu âm đạo, không quan hệ tình dục ít nhất 2 ngày trước khi tầm soát ung thư.
  • Ngưng đặt thuốc âm đạo hoặc tạm dừng các biện pháp điều trị viêm nhiễm phụ khoa theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.
  • Kết quả tầm soát có trường hợp âm tính hoặc dương tính giả. Do đó, bạn nên bình tĩnh, nếu cần thiết hãy tiếp tục thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác, có độ chính xác cao hơn để chắc chắn rằng có mắc bệnh ung thư cổ tử cung hay không.
  • Định kỳ tầm soát để theo dõi tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa hàng năm. Trường hợp nhận thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường nên chủ động thăm khám để được hỗ trợ, xử lý khi cần thiết.

    Lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung
    Lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung là một trong những vấn đề được chuyên gia khuyến khích nữ giới thực hiện định kỳ. Do bệnh ung thư có mức độ nguy hiểm cao, nếu phát hiện chậm trễ có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, chị em không nên chủ quan, bên cạnh áp dụng các biện pháp phòng tránh nên kết hợp thăm khám định kỳ để theo dõi tốt hơn tình trạng sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản.

Có thể bạn quan tâm

Các thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung

10+ thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất

Thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung có chứa hợp chất giúp ức chế hoạt động của HPV (virus gây bệnh), giúp phụ nữ cải thiện sức đề...
Ảnh hưởng sau điều trị ung thư cổ tử cung đến đời sống tình dục

Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không hay kiêng?

Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không? Trên thực tế, khi mắc bệnh ung thư cổ tử...

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây không, có di truyền không là thắc mắc được nhiều phụ nữ...

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không?

Hiện nay, thắc mắc về việc ung thư cổ tử cung siêu âm có biết không đang được nhiều phụ...

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất hiện nay?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất hiện nay?

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bạn...

Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung bộ y tế mới nhất

Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung bộ y tế mới nhất

Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung ở mỗi giai đoạn sẽ được chỉ định cụ thể. Bác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *