Quan hệ rồi có chích ung thư cổ tử cung được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Quan hệ rồi có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không là vấn đề được chị em phụ nữ quan tâm. Theo nguyên tắc tiêm phòng HPV hiện nay thì nữ giới nên tiến hành trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Vắc xin sẽ có hiệu quả tốt nhất đối với phụ nữ chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trường hợp đã từng quan hệ vẫn có thể tiêm ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ.

Quan hệ rồi có chích ung thư cổ tử cung được không?
Quan hệ rồi có chích ung thư cổ tử cung được không?

Thông tin chung về virus HPV

HPV là thuật ngữ y khoa chỉ tên của một loại virus gây ra u nhú ở người. Trong đời người phụ nữ có thể nhiễm phải loại virus này tại khoảng thời gian nhất định. Không phải ai khi nhiễm phải virus đều phát triệu chứng để nhận biết ngay. Bởi có những trường hợp phụ nữ mắc HPV nhưng không có dấu hiệu hay triệu chứng bệnh lý nào.

Khả năng cao những đối tượng này nhiễm phải dạng HPV lành tính, không gây hại nghiêm trọng đến cơ thể. Ngoài ra, một số đối tượng khác nhiễm phải dạng HPV có nguy cơ thấp, chúng chỉ làm xuất hiện mụn cóc ở hậu môn hay tại một số nơi ở bộ phận sinh dục.

HPV có rất nhiều chủng khác nhau, trong đó những chủng gây nên bệnh ung thư cổ tử cung thường là HPV 16 và 18. Các chủng virus này thường hoạt động mạnh khiến cho cổ tử cung hay các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục, hậu môn bị tổn thương.

Sau giai đoạn tiền ung thư, những tổn thương một thời gian sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung, đặc biệt là khi gặp thêm một số yếu tố khác tác động khác. Hiện nay, chưa có phương pháp đặc trị ung thư cổ tử cung gây ra bởi HPV, nhưng đã có vắc xin phòng bệnh được nghiên cứu và sử dụng. Chính vì thế, phụ nữ có thể chích ngừa để phòng tránh ung thư cổ tử cung.

Đừng bỏ quaCách Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung – Chị Em Cần Biết

Vắc xin HPV là gì? Các vấn đề liên quan

Vắc xin HPV là một dạng vắc xin giúp phòng các bệnh về sinh dục như ung thư cổ tử cung, u nhú sinh dục, sùi mào gà,…và nhiều bệnh lý khác tại hậu môn, âm đạo, âm vật, dương vật và cả ung thư vùng đầu, cổ. Một số vấn đề đang được nhiều người quan tâm về loại vắc xin này như:

Vắc xin HPV là gì? Các vấn đề liên quan
Tiêm phòng virus HPV phòng bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh lý sinh dục khác

Độ tuổi tiêm phòng: 

Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã bắt đầu thực hiện công tác tiêm ngừa vắc xin HPV cho phụ nữ. Tại nước ta, hiện nay có 2 loại được dùng cho phụ nữ và trẻ em dựa trên độ tuổi như:

  • Vắc xin cervarix: Dành cho đối tượng phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi. Tác dụng chính của vắc xin này giúp phòng tránh cả hai dạng HPV là 16, 18 gây bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Vắc xin gardasil: Dành cho đối tượng phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. Tác dụng phòng tránh nhiều chủng virus HPV hơn, cụ thể là các loại 6, 11, 16, 18.

Vắc xin được khuyến cáo tiêm phòng khi phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục. Những trường hợp đã có quan hệ hoặc tiêm ngoài độ tuổi quy định thường hiệu quả không tuyệt đối.

Số mũi vắc xin HPV cần tiêm:

Chích ngừa HPV thường phải đảm bảo đủ 3 mũi để đạt được hiệu quả tốt nhất. Các mũi tiêm sẽ tương ứng với cả 2 loại vắc xin là cervarix và gardasil, cụ thể như sau:

  • Vắc xin gardasil: Chích ngừa mũi thứ 2 sau 2 tháng tiêm mũi đầu tiên. Mũi thứ 3 cách 4 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2, có nghĩa là chích ngừa lần cuối sẽ cách 6 tháng so với lần chích ngừa đầu tiên.
  • Vắc xin cervarix: Chích ngừa mũi thứ 2 sau 1 tháng khi tiêm mũi đầu tiên. Mũi thứ 3 cách 5 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2, có nghĩa là chích ngừa mũi lần cuối cách 6 tháng so với lần chích ngừa đầu tiên.

    Vắc xin HPV là gì? Các vấn đề liên quan
    Thông qua kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm chủng, bác sĩ sẽ tư vấn các vấn đề về mũi tiêm, hiệu quả, tác dụng phụ cho phụ nữ

Điều kiện sức khỏe trước khi chích ngừa HPV:

Phụ nữ nếu đáp ứng đủ các điều kiện như trong 1 tháng gần nhất không chích ngừa loại vắc xin nào, sức khỏe tốt và hiện không sử dụng thuốc điều trị bệnh nào khác như thuốc ức chế miễn dịch,…

Các tác dụng phụ sau khi chích ngừa vắc xin HPV:

Phụ nữ sau khi chích ngừa HPV có thể gặp phải các tác dụng phụ nữ sưng hoặc đau tạm thời ở vị trí ghim kim tiêm. Ngoài ra, một số trường hợp có thể bị dị ứng sau khi chích như nổi mẩn ngứa, mề đay. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Phụ nữ cần lưu lại địa chỉ chích ngừa khoảng 30 phút sau khi chích để theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu không có bất kỳ bất thường nào có thể về nhà và tiếp tục theo dõi. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, các đối tượng phụ nữ sau đây không thực hiện chích ngừa HPV, nếu sức khỏe chưa ổn định. Đó là:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính với mức độ nặng, nguy hiểm.
  • Người có cơ địa nhạy cảm, từng có tiền sử dị ứng nặng khi tiếp xúc với thành phần có trong vắc xin, nấm men.
  • Phụ nữ đang mang thai chưa chích ngừa đủ 3 mũi hoặc có dự định mang thai trong 1-3 tháng tới.

Đây là những thông tin cơ bản về vắc xin HPV mà nhiều phụ nữ quan tâm. Trước khi chích ngừa, chị em nên đến kiểm tra, tầm soát ung thư tại những cơ sở y tế uy tín. Đồng thời, có thể tham khảo với bác sĩ những thắc mắc về trường hợp cụ thể đang gặp phải.

Xem thêm: Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì? Điều cần biết

Quan hệ rồi có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Như đã đề cập, việc chích ngừa vắc xin HPV có hiệu quả tốt nhất khi tiến hành trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, nhất là khi phụ nữ chưa có quan hệ tình dục để phòng bệnh ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh ở âm hộ, âm đạo,…Điều này không nói lên vấn đề những trường hợp phụ nữ có quan hệ tình dục hay đã lập gia đình sẽ không thể chích ngừa loại vắc xin này.

Quan hệ rồi có chích ngừa ung thư cổ tử cung được không?
Người đã quan hệ tình dục hoặc đã có gia đình vẫn có thể tiêm phòng HPV

Theo đó, việc tiêm phòng cho những phụ nữ đã thực hiện quan hệ tình dục hay đã có gia đình vắc xin HPV vẫn có thể thực hiện bình thường. Bởi, về cơ bản, không phải chỉ có một loại HPV mà có đa dạng chủng virus. Phụ nữ có thể nhiễm nhiều chủng khác nhau khi đã có hoạt động tình dục.

Tiêm phòng lúc này sẽ có tác dụng phòng chống cả các chủng khác mà phụ nữ đã nhiễm phải. Bên cạnh đó, vắc xin cũng sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm HPV mà hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không thực hiện được.

Vắc xin phòng bệnh được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các virus xâm nhập cơ thể gây bệnh, trong đó có vắc xin HPV. Tuy nhiên, không phải người đã tiêm vắc xin phòng bệnh thì sẽ đảm bảo 100% phòng tránh được căn bệnh đó.

Vì thế, ngay cả khi chị em đã chích ngừa ung thư cổ tử cung với vắc xin HPV cũng nên lưu ý đến việc phòng ngừa. Kết hợp với việc tiêm phòng, phụ nữ nên chủ động chăm sóc cơ thể, xây dựng lối sống lành mạnh, vận động thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, trong quan hệ tình dục, nên sử dụng bao cao su và tránh việc quan hệ với nhiều bạn tình.

Sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung có được quan hệ không?

Vấn đề sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung có được quan hệ tình dục không cũng là thắc mắc mà nhiều phụ nữ quan tâm. Giải đáp vấn đề này, theo chuyên gia thì hiện nay chưa có khuyến cáo nào về việc kiêng cữ sinh hoạt tình dục sau khi tiêm phòng HPV.

Mặc dù vậy, thời điểm sau khi tiêm, có thể vắc xin vẫn chưa phát huy hiệu quả, các kháng thể chống virus chưa hình thành. Nếu quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian này, nguy cơ nhiễm virus vẫn có thể xảy ra, dẫn đến ung thư cổ tử cung kể cả khi bạn đã tiêm phòng. Do đó, tốt nhất sau khi đã chích ung thư cổ tử cung, bạn nên hạn chế việc quan hệ trong một khoảng thời gian để đảm bảo an toàn.

Sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung có được quan hệ không?
Sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung có được quan hệ không?

Trường hợp phụ nữ có dự định mang thai, sau khi tiêm mũi vắc xin cuối không nên mang thai trong khoảng thời gian ít nhất 1 – 3 tháng.Ngoài ra, nếu phụ nữ đang trong quá trình tiêm ngừa nhưng mang thai, cần hoãn tiêm để tiếp tục thai kỳ được khỏe mạnh.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp giúp phụ nữ phòng ngừa viêm nhiễm HPV gây ung thư cũng như các bệnh sinh dục khác. Tuy nhiên, biện pháp này không thể thay thế hoàn toàn cho việc thăm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ.

Do đó, kể cả khi bạn đã tiêm phòng thì các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên đến cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe thường xuyên. Đặc biệt là những phụ nữ đã lập gia đình, việc tầm soát ung thư và thăm khám phụ khoa định kỳ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản. Càng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì khả năng điều trị và phục hồi càng cao.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Quan hệ rồi có chích ung thư cổ tử cung được không?”. Ngoài vấn đề này, bài viết cũng đề cập đến các vấn đề khác về vắc xin HPV. Nếu bạn còn thắc mắc hay những quan tâm khác, có thể đến kiểm tra, thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa và nhận sự tư vấn chi tiết từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bị bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Bệnh ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân mà tiên lượng sống sẽ...
Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung và cách điều trị

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung được tính từ lúc tiền ung thư cho đến giai đoạn cuối....

Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung

Các xét nghiệm, chẩn đoán, tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung gồm có xét nghiệm Pap Smear, Cobas HPV test, Thinprep hoặc xét nghiệm...

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây hay di truyền không?

Bệnh ung thư cổ tử cung có lây không, có di truyền không là thắc mắc được nhiều phụ nữ...

ung thư cổ tử cung khi mang thai

Ung thư cổ tử cung khi đang mang thai cần làm gì?

Ung thư cổ tử cung khi mang thai là bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cần sớm...

Các thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung

10+ thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất

Thực phẩm phòng ngừa ung thư cổ tử cung có chứa hợp chất giúp ức chế hoạt động của HPV...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *