Block xoang nhĩ là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Block xoang nhĩ là bệnh lý xảy ra khi có sự bất thường trong hoạt động truyền phát xung điện từ nút xoang đến tâm nhĩ, từ đó khiến cho nhịp tim bị rối loạn. Bệnh được chia làm ba cấp độ, trong đó block xoang nhĩ độ III nếu không được điều trị tốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Block xoang nhĩ là gì?

Block xoang nhĩ là một bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra khi hoạt động truyền phát xung điện từ nút xoang đến khối cơ tâm nhĩ không được bình thường. Theo cấu tạo sinh học, ở người khỏe mạnh thì nhịp tim thường do các tín hiệu được được phát ra từ nút xoang điều khiển. Nút xoang này có vị trí nằm phía trên cùng của tâm nhĩ phải.

Block xoang nhĩ là gì
Block xoang nhĩ là một dạng bệnh gây rối loạn nhịp tim thường gặp

Khi bị block xoang nhĩ, các xung điện phát ra từ nút xoang nhĩ đến tâm nhĩ có dấu hiệu chậm trễ, bị gián đoạn, ngắt quãng hoặc thậm chí có những trường hợp bị chặn vĩnh viễn dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến cho người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Xem thêm: Nhịp nhanh xoang là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Nguyên nhân dẫn đến block xoang nhĩ

Các nguyên nhân gây block xoang nhĩ khá đa dạng. Sự phát triển của bệnh có liên quan đến nhiều vấn đề như tuổi tác, tác dụng phụ của thuốc hay một số vấn đề về sức khỏe.

Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến bệnh block xoang nhĩ thường gặp:

  • Tăng trương lực hệ thần kinh đối giao cảm
  • Bị u não
  • Mắc các bệnh lý về gan đang trong giai đoạn tiến triển
  • Tăng huyết áp bất thường trong nội sọ
  • Phẫu thuật tác động đến vùng bụng hoặc màng phổi
  • Mắc hội chứng nút xoang gây suy giảm chức năng hoạt động của nút xoang nhĩ
  • Thiếu máu cục bộ cơ tim. Căn bệnh này có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, khiến nhịp tim bị rối loạn và dẫn đến các triệu chứng của bệnh block xoang nhĩ.
  • Viêm cơ tim
  • Viêm màng ngoài tim cấp tính
  • Tăng nồng độ kali trong máu
  • Suy giảm chức năng hoạt động của tuyến giáp
  • Bệnh amyloidosis
  • Sử dụng một số thuốc điều trị bệnh kéo dài. Thường gặp nhất là thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chứa chất chẹn beta, thuốc Digoxin hay Quinidin.
  • Lớn tuổi: Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, người lớn tuổi có nguy cơ bị block xoang nhĩ cao hơn so với người trẻ.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị block xoang nhĩ cũng tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Điều này gây trở ngại rất lớn cho quá trình điều trị bệnh.

Triệu chứng nhận biết block xoang nhĩ

Ở giai đoạn nhẹ, block xoang nhĩ thường không có biểu hiện lâm sàng hoặc nếu có thì cũng không rõ ràng. Chính vì vậy mà rất nhiều trường hợp không thể phát hiện và điều trị bệnh từ sớm. Lúc này, bệnh có khuynh hướng tiến triển ngày càng nặng hơn và gây ra một số triệu chứng bất thường như:

  • Nhịp tim chậm
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt đột ngột
  • Choáng váng, có thể kèm theo tình trạng buồn nôn, toát mồ hôi
  • Ngất do nồng độ oxy trong não giảm quá mức
Triệu chứng nhận biết block xoang nhĩ
Người bị block xoang nhĩ thường có biểu hiện mệt mỏi, nhịp tim chậm

Phân loại block xoang nhĩ

Đi từ mức độ nhẹ đến nặng, block xoang nhĩ được chia thành các cấp độ như sau:

Block xoang nhĩ độ I

Bệnh block xoang nhĩ bắt đầu được xác định khi xung điện phát ra từ nút xoang không được truyền ra ngoài. Lúc này, bệnh mới phát triển nên chưa ảnh hưởng nhiều đến nhịp tim và hầu như chưa thể phát hiện được nếu chỉ đo điện tâm đồ. Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định kỹ thuật điện sinh lý để chẩn đoán bệnh ở giai đoạn này.

Blốc Xoang nhĩ độ II

Ở cấp độ II, block xoang nhĩ được chia làm 2 type gồm:

– Type I:

  • Khoảng dẫn truyền từ nút xoang tới tâm nhĩ bị kéo dài dần dần. Có khi  xung điện bị ngừng dẫn truyền làm mất đi 1 sóng P và QRS trên điện tâm đồ.
  • Các sóng P liên tiếp và sóng R được đẩy gần nhau hơn so khoảng thời gian truyền  ngày càng kéo dài. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành của nhóm các tổ hợp P-QRS và xuất hiện tình trạng tạm ngừng xảy ra ở cuối mỗi nhóm so mất sóng P.
  • Khoảng PP từ từ rút ngắn  lại trước khi bị mất đi một sóng P

Các triệu chứng trên khá giống với loạn nhịp xoang nên dễ bị nhầm lẫn giữa hai tình trạng này với nhau.

Type II

  • Sóng P thường bị mất ở một khoảng thời gian giữa các nhịp
  • Không hình thành phân nhóm các tổ hợp P-QRS mới
  • Sóng P của nhịp bị mất. Trong khi đó, sóng P của các nhịp tiếp sau đó lại dẫn đúng thời gian.

 Block xoang nhĩ độ III

Ở độ III, bệnh còn được gọi là block xoang nhĩ hoàn toàn. Lúc này bệnh có mức độ nguy hiểm cao nhất. Các đặc điểm của block xoang nhĩ độ III bao gồm:

  • Khối cơ tâm nhĩ không có hiện tượng khử cực
  • Các xung xoang không đến được tâm nhĩ phải khiến sóng P mất hoàn toàn
  • Có thể tạm ngừng xoang trong thời gian dài hoặc ngừng xoang ( khoảng ngừng >3s )
  • Nhịp điệu có thể được tiếp tục duy trì với một nhịp thoát bộ nối
  • Tế bào điều hòa nhịp tim bị suy yếu dẫn đến tình trạng khó phân biệt giữa nhịp thoát block xoang  với ngừng xoang.

Block xoang nhĩ có nguy hiểm không?

Ở mức độ I, II bệnh block xoang nhĩ chưa gây ra triệu chứng nên chưa có ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển sang độ III, người bệnh sẽ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu.

Trường hợp bị block xoang nhĩ nguyên trọng, bệnh có thể gây ngừng xoang dẫn đến tình trạng ngừng tim, từ đó gây nguy cơ tử vong rất cao.

Chẩn đoán block xoang nhĩ

Bệnh block xoang nhĩ thường được chẩn đoán thông qua các kỹ thuật sau:

Thăm khám sơ bộ:

  • Trao đổi các triệu chứng lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời điểm chúng bắt đầu xuất hiện.
  • Nghe nhịp tim bằng tai nghe
  • Khai thai tiền sử mắc bệnh, dùng thuốc…
Chẩn đoán block xoang nhĩ
Bác sĩ khám, chẩn đoán block xoang nhĩ

– Các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Đo điện tâm đồ ở trạng thái đang nghỉ ngơi
  • Theo dõi Holter. Kỹ thuật này được thực hiện thông qua đo điện tâm đồ lưu động trong vòng 24 – 48 tiếng.
  • Nghiên cứu điện sinh lý

Phương pháp điều trị block xoang nhĩ

Ở giai đoạn I và II, bệnh block xoang nhĩ chưa có triệu chứng nên không cần phải điều trị. Tuy nhiên, bệnh block xoang nhĩ độ III cần có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt, tránh để kéo dài gây đe dọa đến tính mạng.

Nguyên tắc điều trị bệnh block xoang nhĩ độ III:

  • Khắc phục nguyên nhân gây bệnh
  • Ưu tiên điều trị bảo tồn bằng thuốc
  • Phẫu thuật cấy máy tạo nhịp tim nếu cần thiết

1. Thuốc trị block xoang nhĩ

Bệnh nhân bị block xoang nhĩ chủ yếu được điều trị bằng các loại thuốc có tác dụng làm tăng nhịp tim như:

  • Atropine: Thuốc giúp làm tăng nhịp tim cũng như cung lượng tim, đồng thời làm giảm hoạt động của hệ thần kinh đối giao cảm, giúp huyết áp tăng ổn định trở lại.
  • Ephedrine và Norepinephrine: Các loại thuốc này đều tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đồng thời tăng lưu lượng máu vào trong mạch vành và não bộ.
Thuốc trị block xoang nhĩ Atropine
Atropine là loại thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị block xoang nhĩ

2. Phẫu thuật lắp máy tạo nhịp tim

Máy tạo nhịp tim chính là một máy phát xung điện được kết nối với tim thông qua 1 hay 2 dây dẫn. Các dây dẫn này được đưa qua tĩnh mạch vào khoang tim hoặc đôi khi được đặt trên mặt ngoài tim.

Với bệnh nhân bị block xoang nhĩ, máy tạo nhịp tim có thể được sử dụng tạm thời trong thời gian ngắn nhằm mục đích điều chỉnh nhịp tim mà không cần cấy vào cơ thể. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị nặng cần phẫu thuật cấy máy vĩnh viễn.

Khi làm phẫu thuật, máy tạo nhịp tim sẽ được lắp đặt ngay dưới da ở vùng ngực. Mỗi khi nhịp tim có dấu hiệu rối loạn hay giảm bất thường, thiết bị được cấy vào sẽ phát ra xung điện, giúp nhịp tim nhanh chóng ổn định trở lại.

Ngay cả khi đã được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, bệnh nhân bị block xoang nhĩ cũng được yêu cầu trở lại bệnh viện tái khám định kỳ để theo dõi sức khỏe và kiểm tra chức năng hoạt động của máy.

Có thể bạn quan tâm

Viêm xoang có khả năng được điều trị bằng nước muối

Tự điều trị viêm xoang bằng nước muối có nên hay không?

Việc điều trị viêm xoang bằng nước muối có thể đem đến những hiệu quả nhất định trong việc giữ...

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang là tình trạng các xoang bị viêm nhiễm do sự tấn công và gây hại của virus, vi...

Lá nhọ nồi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại cỏ này có khả năng điều trị bệnh viêm xoang.

Bài thuốc chữa viêm xoang bằng lá nhọ nồi hiệu quả và an toàn

Bệnh viêm xoang có thể được chữa khỏi nhờ những bài thuốc trong dân gian, Đông y. Dùng lá cỏ...

17 cách chữa viêm xoang tại nhà hiệu quả – Không cần thuốc

Viêm xoang là một trong những căn bệnh tai mũi họng mãn tính, có thể xuất hiện ở mọi đối...

Loạn nhịp xoang là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Loạn nhịp xoang là tình trạng nhịp tim đập nhanh hoặc chậm không ổn định. Sự khởi phát của căn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *