Thuốc Atronipe là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Atronipe là thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt, có tác dụng giảm co thắt các cơ, tiết dịch, điều trị một số loại ngộ độc. Thuốc được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em, thận trọng sử dụng đối với người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Thuốc Atronipe được chỉ định để điều trị co thắt các cơ, chất dịch, nhầy dư, gây mê trong phẫu thuật
  • Tên hoạt chất: Atronip
  • Tên thương hiệu: AtroPen, Sal-Tropine, Atreza
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm

I. Những thông tin về thuốc Atronipe

1. Công dụng

Thuốc Atronipe được chỉ định cho các đối tượng mắc phải một số bệnh lý về cơ, hệ tiêu hóa, tim mạch. Thuốc Atronipe có những công dụng sau:

  • Điều trị co thắt các cơ như co thắt ở dạ dày, ruột, bàng quang và một số cơ quan khác
  • Ngộ độc cho thuốc trừ sâu và khí ga
  • Rối loạn nhịp tim
  • Giảm sự tiết chất nhầy quá mức
  • Dùng để gây mê

Ngoài ra còn một số công dụng khác không được liệt kê đầy đủ ở đây.

2. Thành phần

Thành phần có trong thuốc Atronipe chủ yếu là Atropine sulfate (0,1 mg/ 1 mL).

3. Dạng bào chế khác

Ngoài ra, thuốc Atronipe còn được bào chế ở dạng thuốc nhỏ mắt để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về mắt.

Thuốc nhỏ mắt Atronipe chứa Atronipe sulfate (10 mg/ 1 mL)

4. Chống chỉ định

Thuốc Atronipe chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc hoặc các đối tượng thuộc trường hợp sau:

  • Huyết áp cao
  • Bệnh gan
  • Rối loạn nhịp tim hoặc bệnh về tim
  • Viêm đại tràng
  • Vấn đề về tuyến giáp, tuyến tiền liệt
  • Thoát vị
  • Hen suyễn
  • Bệnh phổi mãn tính

Ngoài ra, còn một số trường hợp khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc để điều trị bệnh, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không được tự ý sử dụng khi chưa được phép, tránh nguy cơ gây hại đến sức khỏe.

5. Cách dùng – Liều lượng

Thuốc Atronipe được sử dụng để tiêm cơ bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Cần vệ sinh sạch sẽ vị trí tiêm bằng cồn vô trùng trước khi tiêm.

Sử dụng thuốc Atronipe với liều lượng tùy vào từng đối tượng, tình trạng bệnh lý

LIỀU DÙNG CHO NGƯỜI LỚN

Liều thông thường cho chứng loạn nhịp tim:
  • Liều thông thường: Dùng 0,4 – 1 mg để tiêm vào tĩnh mạch, khoảng cách giữa hai liều dùng là 1 – 2 giờ.
  • Liều tối đa: 2 mg.
Liều thông thường để gây mê:
  • Dùng 0,4 – 0,6 mg để tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
Liều thông thường cho ngộ độc Anticholinesterase
  • Dùng 0,4 – 0,6 mg để tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
Liều thông thường cho bệnh viêm mũi:
  • Dùng 0,4 – 0,6 mg để tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
Liều thông thường cho khối tim AV:
  • Dùng 0,4 – 0,6 mg để tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
Liều thông thường cho chấn thương đầu:
  • Dùng 0,4 – 0,6 mg để tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
Liều thông thường cho viêm loét dạ dày:
  • Dùng 0,4 – 0,6 mg để tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
Liều thông thường cho ngộ độc Organophosphate:
  • Liều khởi đầu: Dùng 0,8 mg để tiêm vào tĩnh mạch.
  • Liều tối đa: Dùng 2 mg để tiêm tĩnh mạch, tiêm 2 – 3 lần.
Liều thông thường cho chất độc thần kinh:
  • Liều khởi đầu: Dùng 0,8 mg để tiêm vào tĩnh mạch.
  • Liều tối đa: Dùng 2 mg để tiêm tĩnh mạch, tiêm 2 – 3 lần.
Liều dùng thông thường để kiểm tra chụp ảnh phóng xạ:
  • Dùng 1 mg để tiêm vào tĩnh mạch.

LIỀU DÙNG CHO TRẺ EM

Liều thông dùng để gây mê, ngộ độc Anticholinesterase, chứng loạn nhịp tim, khối tim AV, chấn thương đầu, viêm loét dạ dày:
  • Trẻ từ 3,5 – 8 kg: Dùng 0,1 mg, tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
  • Trẻ từ 8,5 – 12 kg: Dùng 0,1 mg, tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
  • Trẻ từ 12 – 20 kg: Dùng 0,2 mg, tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
  • Trẻ từ 20 – 32,5 kg: Dùng 0,3 mg, tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
  • Trẻ từ 32,5 – 45 kg: Dùng 0,4 mg, tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
  • Trẻ từ hơn 45 kg: Dùng 0,4 – 0,6 mg, tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc tiêm dưới da.
Liều thông thường cho ngộ độc Organophosphate, chất độc thần kinh:
  • Trẻ em dưới 7,5 kg: Dùng 0,25 mg/ liều.
  • Trẻ từ 7,5 – 20 kg: Dùng 0,5 mg/ liều.
  • Trẻ từ 20 – 45 kg: Dùng 1 mg/ liều.
  • Trẻ em trên 45 kg: Dùng 2 mg/ liều.

6. Bảo quản thuốc

Thuốc Atronipe được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc được cất trữ ở vị trí cách xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bệnh nhân không được sử dụng thuốc Atronipe đã quá hạn sử dụng và cần có cách xử lý đúng, không được tự ý vứt bỏ thuốc vào bồn cầu hoặc cống rãnh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Tham khảo thêm: Thuốc Aldrin có tác dụng gì?

II. Lưu ý khi sử dụng thuốc Atronipe

1. Thận trọng

Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc tiêm Atronipe cần chú ý một vài điểm sau đây:

  • Không sử dụng thuốc Atronipe để điều trị cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ hoặc mờ mắt, phản ứng chậm, bệnh nhân cần thận trọng trong việc vận hành máy móc, lái xe.
  • Tránh mất nước khi tập thể dục thể thao, thời tiết nắng nóng, bởi trong thuốc có chứa thành phần giảm mồ hôi, khiến bạn dễ say nắng, chóng mặt.
  • Sử dụng rượu, bia, thực phẩm có cồn có thể gia tăng nguy cơ buồn ngủ hoặc chống mặt.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi
  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Việc điều trị bằng thuốc, có thể bạn sẽ gặp phải các triệu chứng bất thường của tác dụng phụ thuốc gây ra. Người bệnh cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này, bởi các triệu chứng ấy sẽ biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh cũng không được quá chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình. Một số tác dụng phụ thường gặp:

  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Buồn ngủ
  • Khô miệng, cổ họng, mũi
  • Mờ mắt, khô mắt

Bên cạnh đó, số ít bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng của tác dụng phụ, cần báo cáo ngay với bác sĩ khi bạn gặp phải các trường hợp sau:

  • Ngất xỉu
  • Nhịp tim không đều
  • Mất thăng bằng
  • Ảo giác, nhầm lẫn
  • Phát ban da
  • Da nóng hoặc khô
  • Đau mắt
  • Sốt
  • Khó tiểu
  • Sưng mỗi, lưỡi, mặt
  • Nổi mề đay

Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ khác không được chúng tôi cập nhật đầy đủ. Nếu gặp những triệu chứng bất thường khác, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giúp đỡ.

3. Tương tác thuốc

Thận trọng trong việc điều trị thuốc Atronipe đồng thời với các loại thuốc khác, có thể gây phản tác dụng hoặc làm gia tăng sự ảnh hưởng của tác dụng phụ. Hãy báo cáo đầy đủ cho bác sĩ điều trị cho bạn biết các loại thảo dược, vitamin, thuốc đặc hiệu bạn đang dùng.

 

Thận trọng khi sử dụng thuốc Atronipe đồng thời với các loại thuốc kháng sinh khác

Một số thuốc cần báo cáo với bác sĩ như:

  • Thuốc giãn phế quản : Ipratropium, Tiotropium
  • Thuốc trị bàng quang hoặc thuốc trị tiết niệu: Darifenacin, Oxybutynin, Flavoxate, Solifenacin, Tolterodine
  • Thuốc kích thích đường ruột: Dicyclomine, Hyoscyamine, Propantheline
  • Digoxin
  • Glycopyrrolate
  • Mepenzolate
  • Belladonna
  • Benztropine
  • Dimenhydrinate
  • Methscopolamine
  • Scopolamine

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Atronipe gặp phải các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần ngưng xử dụng, theo dõi và báo cáo về bác sĩ để được hỗ trợ. Nếu cảm thấy việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân nên thay thế bằng một phương pháp điều trị khác. Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tránh quá căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về thuốc Atronipe cũng như cách dùng và liều lượng cho từng đối tượng. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên của bác sĩ và dược sĩ chuyên môn. Vì vậy, bệnh nhân không được sử dụng khi chưa có chỉ định.

Có thể bạn quan tâm

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – “Thần dược” chữa trĩ bí truyền của người H’Mông

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc đặc trị bệnh trĩ độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc,...

Chữa đau dạ dày nên ăn nghệ vàng hay nghệ đen

Nghệ đen và nghệ vàng là hai loại dược liệu khác nhau có cùng chung một họ Gừng nhưng công...

Khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều – mẹ cần phải biết!

Trẻ bị ho thường kèm theo nôn trớ nhiều khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Việc bình tĩnh xử...

Trào Ngược Dạ Dày Nổi Hạch Có Nguy Hiểm Không?

Trào ngược dạ dày nổi hạch là hệ quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi không được...

Bệnh nhân chia sẻ hành trình khỏi bệnh cùng VTV2

Tôi đã điều trị viêm loét đại tràng thành công nhờ bài thuốc Đông y của Trung tâm Thuốc dân tộc

Ít người bệnh biết rằng, viêm loét đại tràng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng đặc biệt là ung...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *