Bị zona thần kinh ở mắt: Tình trạng nguy hiểm cần lưu ý

Zona thần kinh là bệnh đặc trưng bởi các mảng đỏ bóng và đầy dịch nước trên bề mặt da, kèm theo cảm giác ngứa. Tác nhân gây bệnh được xác định là virus varicella-zoster – đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Thông thường, zona sẽ bùng phát và phát triển tại một vị trí nhất định trên cơ thể. Tuy nhiên, cũng có trường hợp triệu chứng bệnh zona thần kinh phát sinh ở mắt, gây ra ảnh hưởng đến thị lực.

Trong các trường hợp bị zona thì có 10 – 20% bị zona ở mắt. Loại bệnh này còn được gọi là herpes zoster ophthalmic hay herpes zoster ophthalmicus. Bệnh zona thần kinh ở mắt có thể gây sẹo giác mạc, giảm thị lực và các vấn đề lâu dài khác. Tuy nhiên, các triệu chứng và các biến chứng có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc-xin đối với những người trên 50 tuổi.

Bị zona thần kinh ở mắt
Bị zona thần kinh ở mắt: Tình trạng nguy hiểm cần lưu ý.

Bệnh zona thần kinh ở mắt là gì?

Zona thần kinh là bệnh đặc trưng bởi các mảng đỏ bóng và đầy dịch nước trên bề mặt da, kèm theo cảm giác ngứa.

Bệnh zona thần kinh có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn cổ, lưng, mặt, mắt… Trong đó zona thần kinh tại mắt được đánh giá là nguy hiểm nhất, có thể gây ảnh hưởng đến thị lực nếu không có biện pháp ngăn ngừa và điều trị phù hợp.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở mắt

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh

Ban đầu, hầu hết người bệnh đều cảm nhận được cơn đau nhói hoặc đau rát tại một số vị trí trên cơ thể: eo, ngực, lồng ngực…

Một số dấu hiệu khác:

  • Đau đầu
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Triệu chứng tương tự như bệnh cúm.

Sau hai đến ba ngày, phát ban và các dát đỏ bắt đầu xuất hiện tại vị trí đau. Virus zona di chuyển dọc theo dây thần kinh, vì vậy phát ban sẽ bộc phát trên da tại vị trí của thần kinh tương ứng.

Tình trạng phát ban sẽ đi kèm với sự xuất hiện của chùm mụn nước (như chùm nho) căng và khó vỡ. Khi vỡ, chúng có thể gây chảy máu. Phát ban do zona có thể kéo dài từ 2 đến 6 tuần.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở mắt

Khi bị zona ở mắt, hiện tượng phát ban và phồng rộp da sẽ xuất hiện tại thành trên mí mắt, trán, chóp mũi hoặc một bên mũi. Phát ban zona tại mắt có thể xuất hiện đồng thời với đợt phát ban trên da hoặc vài tuần sau khi mụn nước biến mất. Cũng có nhiều người chỉ xuất hiện biểu hiện tại mắt.

bệnh zona ở mắt
Phát ban zona tại mắt có thể xuất hiện đồng thời với đợt phát ban trên da hoặc vài tuần sau khi mụn nước trên da biến mất.

Ngoài ra, người vị zona thần kinh mắt còn gặp phải triệu chứng sau:

  • Đau, đỏ rát, nhói trong mắt.
  • Đỏ quanh mắt và trong mắt
  • Chảy nước mắt.
  • Kích ứng mắt
  • Mắt nhìn mờ
  • Cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng.

Bạn cũng có thể bị sưng ở một bộ phận của mắt, chẳng hạn:

  • Mí mắt
  • Võng mạt (lớp bên trong của mắt, nơi tiếp nhận tín hiệu ánh sáng).
  • Giác mạc (lòng đen cả mắt).

Nếu xuất hiện các biểu hiện vừa liệt kê trên, cần đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám để xác định vấn đề đang mắc phải và tìm biện pháp điều trị.

Nguyên nhân gây zona thần kinh ở mắt

Tác nhân gây bệnh được xác định là virus varicella-zoster – đây cũng là virus gây bệnh thủy đậu. Ngay cả khi đã phục hồi từ bệnh thủy đậu, vius trên vẫn có thể trú ẩn trong hệ thần kinh và được kích hoạt khi gặp điều kiện phù hợp.

Cho đến nay, giới chuyên môn vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến cho virus này tái hoạt động là gì, có thể là do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch khi bạn già đi.

Tham khảo thêm: Các giai đoạn của zona thần kinh và cách xử lý

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona

Nếu bạn từng bị bệnh thủy đậu trong đời thì khả năng bạn bị zona ở mắt cao hơn với nhũng đối tượng khác. Kể cả khi bệnh thủy đậu đã được điều trị thì virus này vẫn không bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể. Chúng sẽ bất động, “ngủ” trong các tế bào thần kinh gần tủy sống và tái hoạt động khi bạn già đi.

Một số yếu tố tăng nguy cơ bị zona thần kinh mắt gồm có:

  • Bị thủy đậu khi còn nhỏ.
  • Trên 50 tuổi và có hệ miễn dịch kém.
  • Hệ miễn dịch suy yếu do ung thư, HIV/ AIDS.
  • Dùng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch tự nhiên: hóa trị, xạ trị.
  • Căng thẳng.

Biến chứng zona thần kinh ở mắt – tình trạng nguy hiểm cần lưu ý

Mụn nước, phát ban tại vùng da quanh mắt có thể mờ dần sau một vài tuần nhưng cơn đau vẫn có thể tiếp diễn sau nhiều tuần hoặc nhiều thành. Biến chứng này gây ra do dây thần kinh bị tổn thương (được gọi là chứng đau thần kinh sau zona), thường bắt gặp ở người lớn tuổi.

Ngoài ra, zona thần kinh tại mắt có thể gây biến chứng nghiêm trọng khác như:

  • Sưng giác mạc gây sẹo giác mạc vĩnh viễn.
  • Sưng võng mạc.
  • Tăng áp lực mắt, dẫn đến tăng nhãn áp.
  • Chấn thương giác mạc.

Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh zona tại mắt có thể giúp bạn tránh được vấn đề lâu dài, bao gồm mất thị lực vĩnh viễn.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng zona thần kinh ở mắt

Chẩn đoán bệnh zona ở mắt

Bác sĩ có thẻ chẩn đoán bệnh zona ở mắt bằng cách nhìn vào phát ban trên mí mắt, da dầu và cơ thể. Chuyên gia cũng có thể lấu một mẫu mô bệnh, gởi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra sự tồn tại của virus varicella-zoster.

Điều trị bệnh zona ở mắt

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc kháng virus như:

  • acyclovir (Zovirax)
  • famciclovir (Famvir)
  • valacyclovir (Valtrex)

Thuốc kháng virus có tác dụng:

  • Ngăn chặn virus lây lan
  • Mụn nước chóng lành
  • Giảm đau.

Điều trị zona ở mắt bằng thuốc tốt nhất nên dùng trong vòng 3 ngày kể từ khi phát ban xuất hiện để tránh biến chứng trong tương lai.

Để cải thiện tình trạng sưng, viêm ở mắt, bạn có thể được chỉ định thêm một số thuốc steroid dưới dạng viên hoặc thuốc nhỏ. Ngoài ra, một số thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định để giảm đau thần kinh.

Phát ban zona sẽ biến mất trong vòng một đến ba tuần. Các triệu chứng quanh mặt và mắt có thể mất đến vài tháng để chữa lành.

Trong giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị nhiễm trùng. Sau đó, cứ sau 3 đến 12 tháng, bạn đến cơ sở y tế để kiểm tra bệnh tăng nhãn áp, sẹo và các vấn đề dài hạn khác có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở mắt

Cách phòng bệnh zona thần kinh ở mắt hiệu quả nhất là tiêm vắc xin.Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị những người từ 50 tuổi trở lên nên tiêm phòng để tránh nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm lên mắt.

Hai loại vắc-xin được dùng trong tiêm phòng bệnh zona gồm: Shingrix và Zostavax. Theo CDC, Shingrix ngăn ngừa bệnh zona ở người trưởng thành trên 55 tuổi với tỉ lệ 97%. Với đối tượng từ 70 tuổi trở lên, Shingrix có hiệu quả 91% trong việc ngăn ngừa tình trạng này.

Zona là bệnh truyền nhiễm, do đó bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường như: chung khăn tắm khăn mặt… Tuy vậy, người bị truyền nhiễm không mắc bệnh zona thần kinh ngay mà thường mắc bệnh bệnh thủy đậu trước.

Để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm:

  • Không tiếp xúc với bất kỳ ai bị thủy đậu.
  • Hạn chế gãi
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh zona ở mắt người bệnh cần lưu ý. Phát hiện và điều trị bệnh từ sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh zona thần kinh ở trẻ em: Điều phụ huynh cần biết

Mặc dù triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở trẻ em có mức độ ảnh hưởng thấp và hiếm...

Bị zona thần kinh ở vùng kín và cách chữa trị

Bị zona thần kinh vùng kín cần hết sức lưu ý trong việc chữa trị

Ngoài vùng mặt, tay, chân thì bệnh zona thần kinh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào...

Zona thần kinh bôi xanh methylen có tác dụng gì?

Dược phẩm Xanh Methylen là loại dung dịch có màu xanh được sử dụng để bôi trực tiếp lên da...

Bệnh zona thần kinh liên sườn là gì? Cách điều trị như thế nào?

Bệnh zona thần kinh liên sườn và thông tin cần biết

Bệnh zona thần kinh liên sườn được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn cấp khởi phát và giai...

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thông...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *