Bệnh zona thần kinh là gì ? Nhận biết và điều trị như thế nào ?

Bệnh Zona thần kinh hay còn được gọi với tên tiếng Anh là herpes zoster, là một loại bệnh nhiễm trùng thần kinh phổ biến xuất hiện trên các dây thần kinh, Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào, nhưng phổ biến nhất là ở một bên mặt hoặc cơ thể.  

Bệnh zona thần kinh
Bệnh Zona thần kinh là một loại bệnh nhiễm trùng thần kinh xuất hiện nhiều ở người có hệ miễn dịch kêm

Bệnh Zona thần kinh là gì?

Bệnh Zona thần kinh là một trong những chứng bệnh nhiễm trùng thần kinh, dẫn đến tình trạng phát ban gây đau đớn hoặc những mụn nước nhỏ mọc tập trung ở một vùng trên da.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Việc xuất hiện những đốt, ban gây ngứa ran và đau đớn được xem là biểu hiện sớm của tình trạng nhiễm trùng. Ngay cả khi người bệnh sau khi điều trị hết phát ban, những cơn đau vẫn  có thể đến lên tục trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Về cơ chế gây bệnh, bệnh Zona thần kinh xuất hiện là do sự tái hoạt động của loại virus có tên là Varicella – zoster, một loại virus đã từng gây ra bệnh thủy đâu. Sau khi một người bệnh thủy đậu đã điều trị khỏi các triệu chứng bệnh, nhưng vẫn có khả năng virus Varicella – Zoster sẽ nằm im trong một số dây thần kinh nhất định trong khoảng thời gian dài.

Bệnh zona thần kinh
Bệnh zona thần kinh được gây nên bởi Virus varicella-zoster

Những triệu chứng của bệnh Zona thần kinh

Các triệu chứng của bệnh Zona thần kinh có thể xuất hiện theo từng giai đoạn khác nhau. Đồng thời, mỗi cá nhân khác nhau cũng có thẻ gặp những triệu chứng không tương đồng.

1. Ngứa ran hoặc đau ở vùng da trước khi phát ban

Giai đoạn đầu tiên ở những người mắc bệnh Zona thần kinh là tình trạng ngứa ran, đau ở các vùng da. Trong giai đoạn này, làn da cũng đồng thời xuất hiện những triệu chứng như trở nên nhạy cảm hơn và bắt đầu có triệu chứng phát ban. Tuy nhiên, biểu hiện này là khá tương đồng với nhiều tình trạng khác trên da nên nhiều người thường không chú ý và bỏ qua nó.

2. Bắt đầu phát ban

Tình trạng phát ban xuất hiện từ sau một đến năm ngày khi những triệu chứng như ngứa ran, đau da diễn ra. Những đốt phát ban ban đầu có hình dáng trong giống như những đốm nhỏ màu đỏ và có hình dáng gần giống với các loại mụn nước.

3. Quá trình đóng vảy đốt phát ban

Các mụn nước sẽ đóng vảy trong khoảng thời gian từ bảy đến mười ngày và hết trong vòng từ hai đến bốn tuần. Dù vậy, tình trạng đau đớn của người bệnh nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn.

4. Những triệu chứng khác của bệnh Zona thần kinh

Một vài triệu chứng khác theo kèm của bệnh Zona thần kinh:

  • Tình trạng rối loạn tiêu hóa
  • Mệt mỏi
  • Sốt, ớn lanh trong người
  • Đau dầu kéo dài.

Làm thế nào để nhận biết bệnh Zona thần kinh và các loại bệnh khác?

Triệu chứng của bệnh Zona thần kinh và những loại bệnh khác là tương tự nhau, điều này khiến cho nhiều người bệnh vẫn thường nhầm lẫn bệnh Zona thần kinh với nhiều tác nhân gây bệnh khác. Hơn hết, người bệnh vẫn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một vài những cách thức nhận biết bệnh Zona thần kinh cơ bản:

 Về vị trí phát ban

Bệnh Zona thần kinh thần kinh thường khu trú ở những khu vực đặc biệt, thường là chỉ ở một bên của cơ thể. Các đốt phát ban thường xuất hiện dọc theo các đường dây thần kinh. Chỉ có một vài trường hợp cá biệt là người bệnh xuất hiện ở cả hai bên dây thần kinh.

Thăm khám bác sĩ
Người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán chính xác về bệnh zona thần kinh

Về hình dáng của đốt phát ban

Các đốt phát ban được gây ra thường có hình dáng là một mảng nhỏ, có nề nhẹ, bề mặt của đốt phát ban thường cao hơn bề mặt da. Đồng thời, đốt phát ban xuất hiện dưới 2 hình dạng chính là hình tròn hoặc hình bầu dục.

Hướng điều trị của bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh sẽ không có được phương án điều trị dứt điểm bệnh. Các bác sĩ thường chỉ chú trọng tập trung vào phương án giảm đau hỗ trợ và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh. Những phương án điều trị phổ biến bao gồm:

1. Chăm sóc tại nhà

Nếu người bệnh đang trong giai đoạn đầu của bệnh Zona, nhiều khả năng các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân được chăm sóc tại nhà. Những phương pháp chăm sóc tại nhà có thể giúp bệnh nhân giảm sốt, giảm đau và hạn chế tình trạng mệt mỏi trong quá trình phát bệnh.

2. Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau, thuốc kháng vi rút sẽ được chỉ định sử dụng theo toa của bác sĩ để giúp người bệnh nhanh chóng chấm dứt tình trạng phát ban. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống theo đúng liều và loại được bác sĩ chỉ định và tránh tự điều trị bằng thuốc tại nhà.

3. Các phương pháp giúp giảm tình trạng sẹo sau phát ban

Các vùng da bị ảnh hưởng thường sẽ bị sẹo nếu như không được đảm bảo điều trị đúng cách và hiệu quả. Chính vì vậy, người bệnh nên tìm cho mình những phương án giúp giảm sẹo do phát ban. Có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ về các loại thuốc bôi điều trị sẹo hoặc sử dụng những phương pháp dân gian như dùng lá đun nước nóng để tắm.

Những thông tin do thuocdantoc.vn cung cấp không có giá trị thay thế những tư vấn chuyên khoa từ phía các bác sĩ. Bệnh nhân nếu muốn được điều tri bệnh Zona thần kinh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để nhận được những lời khuyên bổ ích.

Bị zona thần kinh cần phải kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo

Bị zona thần kinh nên kiêng những gì ? [ Chuyên gia tư vấn ]

Zona thần kinh kiêng gì là vấn đề có không ít người băn khoăn. Bởi nếu ăn uống và sinh...

Zona thần kinh bôi xanh methylen có tác dụng gì?

Dược phẩm Xanh Methylen là loại dung dịch có màu xanh được sử dụng để bôi trực tiếp lên da...

Dấu hiệu bệnh zona sắp khỏi

Dấu hiệu bệnh zona sắp khỏi và cách chăm sóc

Làn da bắt đầu phục hồi, khô mụn nước là dấu hiệu bệnh zona thần kinh sắp khỏi. Nếu bạn...

Bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi không ?

Phụ nữ mang thai mắc bệnh zona thần kinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi...

Tham khảo cách chữa zona thần kinh theo y học cổ truyền

Chữa zona thần kinh theo y học cổ truyền bao gồm việc sử dụng thuốc uống, thuốc đắp bên ngoài...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.