Bị bệnh zona thần kinh khi mang thai – Mẹ bầu nên lưu ý gì ?

Mặc dù phổ biến ở những người lớn tuổi (trên 50 tuổi) nhưng phụ nữ mang thai cũng có thể là đối tượng tấn công của virus varicella zoster – tác nhân gây bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nhất định lên thai nhi, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách hạn chế tối đa ảnh hưởng đến trẻ và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai.

Bệnh zona thần kinh khi mang thai
Bệnh zona thần kinh khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nhất định lên thai nhi, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Bệnh zona là gì? Nguyên nhân gây bệnh zona khi mang thai

Zona thần kinh là bệnh lý đặc trưng bởi triệu chứng phát ban trên da kèm mụn nước (tập hợp thành chùm, giống như chùm nho) và cảm giác ngứa ngáy tại các vị trí lưng, eo, mặt (miệng, mắt, đôi tai). Nguyên nhân gây bệnh được cho là nhiễm virus varicella-zoster (VZV) – đây cũng là một loại virus gây bệnh thủy đậu.

Với bệnh nhân đã từng hồi phục sau đợt thủy đậu, virus varicella-zoster vẫn có thể trú ẩn trong hệ thần kinh và được kích hoạt khi gặp điều kiện phù hợp (chẳng hạn: sức đề kháng kém do già yếu, bệnh tật…). Nếu bị zona trong thai kỳ, bạn cần hết sức thận trọng.

Nguy cơ bị phơi nhiễm

Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy vậy, người bị truyền nhiễm có thể không mắc zona thần kinh mà bị thủy đậu trước.

Những người có tiền sử thủy đậu sẽ không thể bị bệnh zona thần kinh nhưng nếu đã từng bị zona thần kinh thì có thể mắc bệnh trong những lần sau.

Người bị bệnh zona chỉ có thể truyền virut sang người khác nếu người không bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với phát ban chưa lành. Nếu bạn đang mang thai và chưa bao giờ bị thủy đậu, nên hạn chế tiếp xúc với người bị zona và thủy đậu – kể cả khi họ vừa điều trị khỏi bệnh.

Triệu chứng bệnh zona khi mang thai

Trong thời gian đầu, các phụ nữ mang thai bị zona sẽ cảm thấy đau rát, ngứa ran (thường là một bên) trong cơ thể hoặc khuôn mặt. Một số đối tượng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng toàn thân như: sốt nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiểu…

Sau hai đến ba ngày, tại vị trí đau rát, phát ban và các dát đỏ bắt đầu xuất hiện trên da. Kéo theo đó là sự xuất hiện của các chùm mụn nước (có hình dạng như chùm nho) căng cứng, khó vỡ. Khi vỡ, chúng có thể gây chảy máu. Tình trạng trên gây đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu và biến mất sau 2 – 4 tuần.

Phát ban trên da có thể biến mất sau 2 – 4 tuần nhưng cơn đau có thể tiếp diễn nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó. Hiện tượng này gây ra do dây thần kinh bị tổn thương (được gọi là chứng đau thần kinh sau zona).

Bị zona thần kinh khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Zona thần kinh có phạm vi ảnh hưởng thấp, chủ yếu tấp trung bên ngoài da và ít để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của zoan thần kinh có  thể tăng lên nếu bệnh lý này phát sinh trong thai kỳ.

Virus Varicella zoster có thể xâm nhập vào bào thai, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh của thai nhi. Nếu sản phụ mắc bệnh trong ba tháng đầu, thai nhi có thể bị dị tật hoặc gặp phải một số vấn đề sức khỏe bẩm sinh.

Từ tháng thứ tư trở đi, thai nhi đã dần hoàn thiện, khả năng virus ảnh hưởng hoặc gây tác động nghiêm trọng đến bào thai là rất hiếm.

Tuy nhiên, nếu virus hoạt động mạnh và gây bệnh thủy đậu, khả năng thai nhi bị ảnh hưởng là rất cao. Do đó, cần có biện pháp chủ động ngăn ngừa các vấn đề tiêu cực trước khi bước vào thai kỳ.

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh khi mang thai

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh rất đặc trưng nên dễ dàng nhận biết. Bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng bằng cách quan sát biểu hiệu lâm sàng. Ngoài ra, chuyên gia cũng có thể chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm mẫu mô bệnh để kiểm tra sự tồn tại của virus varicella-zoster trong cơ thể, từ đó đưa ra kết luận chính xác.

Điều trị zona thần kinh khi mang thai an toàn

Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh zona, phụ nữ mang thai nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định một số biện pháp khắc phục. Việc áp dụng một số biện pháp điều trị zona trong thai kỳ sớm có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ đau thần kinh kéo dài.

Với các bà bầu, chuyên gia có thể chỉ định một số thuốc kháng virut như:

  • acyclovir (Zovirax)
  • famciclovir (Famvir)
  • valacyclovir (Valtrex)

Các loại thuốc này nên dùng càng sớm càng tốt để phát huy hiệu quả tối ưu. Thời điểm dùng thuốc kháng virus tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ khi triệu chứng bắt đầu biểu hiện trên cơ thể.

Ngoài các loại thuốc kê đơn, phụ nữ bị zona thần kinh khi mang thai cũng có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) an toàn cho thai kỳ và biện pháp giảm đau tại nhà sau:

  • Chườm mát, tắm nước mát để giảm đau.
  • Mặc quần áo rộng.
  • Băng lại vùng da phát ban, mụn nước để hạn chế xây xác, tổn thương cơ học và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Dùng thuốc kháng histamin (chẳng hạn Benadryl), tắm bột yến mạch, bôi sản phẩm kem dưỡng da calamine để giảm ngứa).
  • Thuốc giảm đau không kê đơn aceminophen. Thận trọng khi dùng bất kỳ thuốc không kê đơn nào và chỉ nên sử dụng khi được chuyên gia cho phép. Phụ nữ đang mang thai không nên điều bằng NSAID trong nhưng tháng cuối của thai kỳ.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày để kiểm soát bệnh zona khi mang thai

Trong ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh zona và tăng tốc độ hồi phụ. Do đó, trong khẩu phần ăn hằng ngày, các bà bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm sau:

  • Vitamin B12, B6.
  • Thực phẩm giàu vitamin C và kẽm.
  • Thực phẩm giàu lysine. Lyssine được tìm tháy nhiều trong các loại đậu, thịt gà, sữa, pho mát.
  • Cam thảo (dùng với hàm lượng phù hợp).

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Đồ uống chứa cồn: rượu, bia
  • Các loại hạt hoặc sản phẩm được chế biến từ yến mạch, sô cô la, đậu nành, bột mì trắng, galetin, mầm lúa mì..
  • Ngũ cốc tinh chế
  • Chất béo.

Trong sinh hoạt hằng ngày

  • Hạn chế gãi.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát được làm từ chất liệu tự nhiên như cotton.
  • Có thể băng nhẹ vết thương để hạn chế ma sát.
  • Vệ sinh da hằng ngày bằng chất tẩy rửa có tính sát khuẩn dịu nhẹ.

Tỷ lệ mắc bệnh zona ở phụ nữ mang thai là rất thấp. Tuy vậy, nếu bạn đang có kế hoạch mang thai và lo lắng về bệnh zona, hãy nói chuyện với bác sĩ  về việc tiêm vắc-xin phòng bệnh. Nếu bạn đã mang thai, hãy tập thói quen sinh hoạt lành mạnh và thăm khám với chuyên gia khi có bất kỳ triệu chứng nào. Nhận biết và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bạn và thai nhi.

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thông...

Bệnh giời leo có lây không, làm sao để phòng ngừa?

Bệnh giời leo có lây không, làm sao phòng ngừa?

Giời leo xảy ra khi các virus gây bệnh thủy đậu được kích hoạt và gây bệnh trở lại. Thủy...

Cách chăm sóc và lưu ý khi bị zona thần kinh ở miệng

Zona thần kinh ở miệng là thuật ngữ chỉ hiện tượng nhiễm trùng virus varicella-zoster. Bệnh đặc trưng bởi tình...

Tìm hiểu về các biến chứng bệnh zona thần kinh

Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona thần kinh chó nên xem thường

Đau dây thần kinh, suy giảm thị lực, viêm màng não... là những biến chứng nguy hiểm mà bạn có...

Các giai đoạn của zona thần kinh và cách xử lý

Các giai đoạn của zona thần kinh thường kéo dài từ 5 - 7 ngày. Để dễ dàng hơn trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.