Biến chứng bệnh zona thần kinh và cách chữa nhanh

Biến chứng bệnh zona thần kinh có thể kéo dài, gây ra không ít vấn đề cho sức khỏe và đời sống của người bệnh. Một số trường hợp biến chứng nặng, người bệnh mất thính giác, thị giác nguy hiểm. Do đó, bạn nên chủ động điều trị và kiểm soát bệnh ngay từ giai đoạn đầu khởi phát, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh biến chứng.

Biến chứng bệnh zona thần kinh và cách chữa nhanh
Biến chứng bệnh zona thần kinh có nguy hiểm?

Biến chứng bệnh zona thần kinh như thế nào?

Zona thần kinh là bệnh lý da liễu phổ biến, gây ra bởi virus tên là varicella zoster. Loại virus này là nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh chúng vẫn có thể tồn tại trên da, trước khi tái hoạt lại sẽ gây nên bệnh zona thần kinh.

Nhận bệnh thông qua những biểu hiện ngoài da như nổi mảng đỏ, mụn nước chứa dịch và dễ vỡ, phát ban trên mặt, tai, gây ngứa ngáy ở nhiều nơi từ cột sống đến toàn thân. Một số triệu chứng khác kèm theo như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi cơ thể, nhạy cảm, yếu cơ,…

Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, các triệu chứng của bệnh gây đau rát, ngứa ngáy khó chịu ngoài da. Zona thần kinh thường xuất hiện và biến mất sau khoảng 4 tuần mắc bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm bệnh có thể gây ra biến chứng kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Dưới đây là một số trường hợp biến chứng bệnh zona thần kinh thường gặp:

Suy giảm thị lực, mất thị lực

Zona thần kinh ở mặt thống kê cho thấy có khoảng 10% đến 25% gặp phải trường hợp này. Dây thần kinh mắt bị virus tân công làm ảnh hưởng đến độ nhạy cảm, có khả năng gây biến chứng cao. Khi đó, mắt và giác mạc có thể bị tổn thương nghiêm trọng.

Nhiều người gặp phải biến chứng zona thần kinh ở mắt phải đối mặt với tình trạng viêm mắt, đỏ mắt trong thời gian dài, ảnh hưởng đến cả những vùng da xung quanh. Nhằm kiểm soát biến chứng, tránh tổn thương ăn sâu hơn người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, theo dõi phản ứng mắt thường xuyên.

Đau dây thần kinh – Biến chứng bệnh zona thần kinh

Có khoảng 5% đến 20% số người bệnh zona thần kinh gặp phải biến chứng nay. Người bệnh sau khi đã điều trị khỏi tình trạng phát ban, viêm rộp trên da vẫn có cảm giác đau đớn. Mức độ cơn đau tự trung bình đến nặng trong thời gian dài.

Nguyên nhân là do virus tấn công các dây thần kinh được khắc phục những vẫn còn tình trạng viêm. Lâu dần sẽ gây ra hiện tượng truyền dẫn bất thường giữa các xung thần kinh. Đau thần kinh sau zona thường xuất hiện liên tục. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm nhận cơn tê ngứa, nhức ran khó chịu.

Tình trạng đau dây thần kinh có thể xuất hiện kéo dài nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm theo cơ địa của từng người bệnh. Nếu không điều trị sớm, biến chứng bệnh zona thần kinh này có thể gây rối loạn nghiêm trọng hệ thần kinh, ảnh hưởng đến thính lực của người bệnh.

Hội chứng Ramsay Hunt

Ramsay Hunt là biến chứng nặng mà người mắc zona thần kinh có thể gặp phải khi bị liệt dây thần kinh mặt ngoại biên. Người bệnh có thể bị nổi mụn nước, phát ban ở những vị trí như tai, miệng gây đau tai, tê liệt mặt, mất thính giác.

Biến chứng bệnh zona thần kinh như thế nào?
Ramsay Hunt là biến chứng nặng mà người mắc zona thần kinh có thể gặp phải khi bị liệt dây thần kinh mặt ngoại biên

Biến chứng bệnh zona thần kinh gây hội chứng Ramsay Hunt thường biến mất dần theo hiện tượng viêm đau dây thần kinh, nếu tình trạng này được cải thiện. Do mức độ biến chứng tương đối nghiêm trọng nên người bệnh phải tích cực điều trị, phòng tránh tình trạng tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan bị ảnh hưởng.

Một số biến chứng khác

Khi zona thần kinh xâm nhập và tác động tiêu cực đến các bộ phận khác trên cơ thể có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn. Điển hình là tình trạng viêm phổi khi virus zona đến phải, hoặc tình trạng viêm gan, viêm màng não, nõ,…Đây là những biến chứng cấp tính, nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Mặc dù biến chứng của bệnh không thường gặp, đồng thời bệnh dễ kiểm soát và có thể tự khỏi sau vài tuần, tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Bởi nếu không điều trị bằng biện pháp đúng, phù hợp, tình trạng viêm nhiễm có thể nghiêm trong hơn, gây hại cho sức khỏe, sinh hoạt đời sống của người bệnh.

Đối tượng dễ gặp phải biến chứng bệnh zona thần kinh

Bất kỳ bệnh nhân nào nếu không điều trị bệnh đúng phương pháp sớm đều có thể gặp biến chứng bệnh zona thần kinh. Trong đó, các trường hợp sau đây thường có khả năng gặp phải cao do hệ miễn dịch yếu, virus có điều kiện phát triển gây hại:

  • Phụ nữ mang thai và đang nuôi con trực tiếp bằng sữa mẹ.
  • Người mắc bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như bệnh HIV/AIDS.
  • Người bị bệnh ung thư hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư.
  • Người cao tuổi có sức khỏe kém, thường gặp ở bệnh nhân trên 80 tuổi.

Cách điều trị biến chứng bệnh zona thần kinh

Trên thực tế, cho đến hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm zona thần kinh, bởi bệnh gây ra do virus. Chúng có thể tiếp tục lưu trú trong gốc thần kinh và chờ điều kiện để bùng phát trở lại. Nhất là khi người bệnh có sức khỏe, sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch hoạt động kém không ngăn được hoạt động của virus.

Cách điều trị biến chứng bệnh zona thần kinh
Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ biến chứng chỉ định thuốc tân dược điều trị cho người bệnh

Đối với tình trạng biến chứng bệnh zona thần kinh, tùy theo mức độ mà bác sĩ đưa ra giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, bác sĩ thường chỉ định thuốc tân dược nhằm khắc phục triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh. Các loại thuốc thường được dùng như:

  • Thuốc kháng virus: Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, không tự ý sử dụng. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của zona thần kinh, kiểm soát hoạt động của virus giảm biến chứng.
  • Thuốc giảm đau: Zona có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt khi gặp phải biến chứng, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau kéo dài. Do đó, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng. Trường hợp bệnh nhân là trẻ nhỏ, biến chứng thường không nặng bằng những người lớn tuổi. Ở những người tuổi càng cao sự tổn thương thần kinh càng lớn, có thể gây hậu quả lâu dài. Thuốc giảm đau sẽ là cách xoa dịu biến chứng tạm thời cho người bệnh. Một số loại thường dùng như naproxen, ibuprofen, acetaminophen,…
  • Thuốc bôi capsaicin: Bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị zona để giảm đau, giúp vết thương mau chóng hồi phục. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc khu vực da mắt, tránh để thuốc dính hoặc theo mồ hôi chảy vào mắt.
  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp bệnh nhân có hiện tượng nhiễm khuẩn sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ bội nhiễm. Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Trường hợp zona thần kinh thông thường sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng đối với virus.
  • Thuốc chống co giật, động kinh: Chỉ định cho trường hợp bệnh nhân biến chứng đau dây thần kinh sau zona.
  • Thuốc gây tê: Giúp giảm đau tại chỗ nhanh, cân nhắc khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Thuốc có nhiều dạng như dung dịch, bột hoặc miếng dán,…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Có tác dụng giảm đau tuy nhiên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, chỉ được dùng trong trường hợp thật sự cần thiết.

Sử dụng thuốc điều trị biến chứng bệnh zona thần kinh có hiệu quả nhanh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng kết hợp thuốc, tự ý thay đổi liệu trình điều trị khi chưa được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.

Cách điều trị biến chứng bệnh zona thần kinh
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các mẹo chữa dân gian cho biến chứng bệnh zona thần kinh

Ngoài dùng biện pháp tây y, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa biến chứng tại nhà để tránh sẹo hoặc các vấn đề da liễu khác. Điển hình như sử dụng mật ong, nha đam, dầu dừa,…Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng đúng phương pháp, đảm bảo an toàn cho làn da, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

HỮU ÍCH: 7 Cách Trị Zona Thần Kinh Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh

Biện pháp phòng ngừa biến chứng bệnh zona thần kinh

Phòng tránh biến chứng bệnh zona thần kinh tốt nhất là nên điều trị sớm, tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh làn da sạch sẽ mỗi ngày, tránh nhiễm trùng, dính bụi bẩn hoặc nước bẩn vào vùng da đang bị phát ban, mụn nước. Da được sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
  • Có chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn nhiều rau và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống, đảm bảo các vật dụng sạch sẽ là yếu tố giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút tốt, tránh mồ hôi ảnh hưởng làm virus hoạt động gia tăng.
  • Bảo vệ da khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với nắng mặt trời gay gắt. Nên dùng quần áo che chắn, sử dụng kem chống nắng phù hợp khi đi ra ngoài.
  • Xây dựng thói quen luyện tập thể dục, thể thao điều độ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch.

Hy vọng bài viết sau đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về các biến chứng bệnh zona thần kinh có thể gây ra cho người bệnh. Nếu không kiểm soát, tình trạng biến chứng kéo dài có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Do đó, bạn nên chủ động phòng bệnh, điều trị và ngăn nguy cơ bệnh tái phát gây hại cơ thể.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Bệnh zona thần kinh ở lưng làm sao chữa trị?

Bệnh zona thần kinh là một dạng viêm da xảy ra do sự tác động của virus thần kinh Varicella...

Bị giời leo có cần kiêng nước, kiêng gió không?

Bệnh giời leo mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không có chế độ kiêng...

Bị bệnh zona thần kinh có ăn được thịt gà không?

Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị zona cũng cần chú ý đến chế...

Bị zona thần kinh có được tắm không?

Phát ban trên da, mụn nước và cảm giác đau rát khiến cho nhiều người e ngại, phân vân không...

Các thực phẩm nên sử dụng khi bị zona thần kinh

Nhóm thực phẩm mà người bị zona thần kinh nên ăn

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *