Nên ăn và kiêng ăn gì khi bị bệnh chốc lở?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách cũng sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh chốc lở, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Những thực phẩm bạn nên ăn khi gặp tình trạng này bao gồm nước ép nha đam, mật ong, các thực phẩm nhiều chất xơ…

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở?

Bên cạnh việc uống thuốc tây, một chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nó sẽ làm giảm các cảm giác ngứa ngáy, lở loét, sưng viêm do bệnh chốc lở gây ra, đồng thời tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp điều trị được diễn ra một cách thuận lợi.

Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở?
Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở?

Bị chốc lở nên ăn gì?

Khi bị chốc lở, bạn nên ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu Omega – 3: Omega – 3 là một acid béo có tác dụng kháng viêm rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, khi bị chốc lở bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng chất này, thường là trong các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá ngừ, dầu cá…
  • Sữa chua: Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn và các chất dinh dưỡng, ăn chúng thường xuyên sẽ tăng độ ẩm cho da và môi. Ngoài ra, sữa chua cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn, làm giảm được tình trạng viêm nhiễm.
  • Gừng: Gừng được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh chốc lở. Vì gừng có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn.
  • Nước nha đam: Trong thành phần của lá nha đam có chứa nhiều chất có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Do đó, uống một cốc nước nha đam mỗi ngày sẽ giúp bệnh của bạn nhanh được cải thiện hơn.
  • Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Táo, lúa mạch, các loại đậu, bột yến bạch, ngũ cốc… là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị chốc lở. Vì chúng có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy và lở loét trên da.
  • Uống vitamin B2: Loại vitamin này có thể tồn tại dưới dạng viên nén hoặc siro. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung vitamin B2 bằng con đường ăn uống. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như rau bina, xà lách, súp lơ…
  • Mật ong: Đây cũng là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Bạn có thể dùng mật ong để thoa lên vùng da bị tổn thương hoặc uống nước mật ong mỗi ngày cũng sẽ cải thiện được các triệu chứng bệnh chốc lở.
  • Các loại thịt trắng: Thịt gà, thịt vịt… cũng là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị chốc lở. Vì đây là những thực phẩm có tính mát, ít khi gây kích ứng cho da.
  • Nghệ vàng: Theo nhiều nghiên cứu, trong củ nghệ có chứa những thành phần có thể chống lại vi khuẩn Streptococcus, Staphylococcus. Do đó, bạn cũng có thể dùng nghệ vàng để làm giảm triệu chứng chốc lở.
  • Tỏi: Tỏi không chỉ được dùng làm gia vị, tỏi còn được dùng để điều trị nhiều bệnh do nhiễm trùng, vi khuẩn và nấm.

=> ĐỌC NGAY: Các Biến Chứng Chốc Lở Nguy Hiểm Dễ Gặp Phải

Nên kiêng gì khi bị chốc lở?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì cũng có những thực phẩm có thể làm bệnh chốc lở trầm trọng thêm. Do đó, để bệnh nhanh khỏi, bạn cần tránh sử dụng các thực phẩm như sau:

Tránh xa các đồ ăn cay nóng khi bị chốc lở
Tránh xa các đồ ăn cay nóng khi bị chốc lở
  • Thức ăn cay nóng: Không chỉ gây hại dạ dày và đường tiêu hóa, những thức ăn cay nóng còn có thể kích ứng da khiến cho tình trạng lở loét, sưng viêm nặng thêm. Chính vì vậy, bạn cần phải tránh xa những thực phẩm này khi bị chốc lở.
  • Thực phẩm khô, giòn: Khi bị chốc lở vùng miệng, môi và những vùng da xung quanh sẽ bị tổn thương. Ăn các loại đồ ăn cứng, giòn sẽ gây ma sát và làm trầy xước thêm vùng da này. Nó không chỉ khiến cho việc điều trị diễn ra khó khăn hơn mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm cho cơ thể.
  • Đồ ăn chế biến sẵn: Các loại đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng… là những thực phẩm bạn nên hạn chế khi bị chốc lở.
  • Rượu và các chất kích thích: Tốt nhất nên tránh xa rượu bia, thuốc lá. Vì chúng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho đường ruột và đường hô hấp, kích hoạt các yếu tố dị ứng trong cơ thể, làm tình trạng viêm trên da trầm trọng thêm.
  • Thực phẩm nhiều đường: Đường là một trong những tác nhân có thể kích hoạt các yếu tố dị ứng cho cơ thể. Vì vậy, để tránh làm nặng thêm các biểu hiện sưng viêm, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas…

Nên ăn và kiêng gì khi bị chốc lở là một trong những câu hỏi làm đau đầu không ít người. Việc ăn uống không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả của các biện pháp chữa trị. Đồng thời, khiến các triệu chứng bệnh nặng nề thêm. Do đó, bạn có thể tham khảo các thông tin trên đây để tự xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm

Bệnh chốc lở có lây không? Giải đáp thắc mắc

Chốc lở là bệnh về da phổ biến ở trẻ em từ 2 - 5 tuổi, hiếm gặp ở người lớn. Theo các chuyên gia, đây là một bệnh truyền...
thuốc điều trị bệnh chốc lở

Các loại thuốc uống và thuốc bôi thường dùng để điều trị chốc lở

Chốc lở thường xảy ra ở trẻ nhỏ và là một bệnh về da dễ lây lan, gây đau và...

Bệnh chốc lở có lây không? Giải đáp thắc mắc

Chốc lở là bệnh về da phổ biến ở trẻ em từ 2 - 5 tuổi, hiếm gặp ở người...

biến chứng bệnh chốc lở

Các biến chứng có thể gặp của bệnh chốc lở và cách ngăn chặn

Chốc lở là một bệnh lý về da thường gặp, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nếu...

Chốc lở: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, cách phòng và điều trị

Bệnh chốc lở chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện...

Bệnh chốc lở ở trẻ em

Chốc lở ở trẻ em cần chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da thường gặp có thể khởi phát ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.