Bệnh gai xương cổ tay: thủ phạm gây cơn đau nhức kinh hoàng

Bệnh gai xương cổ tay thuộc một dạng của hội chứng ống cổ tay do sự phát triển của các gai xương. Gai xương cổ tay gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vận động, gây đau nhức và có khả năng để lại các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh gai xương cổ tay
Gai xương cổ tay là bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng, đặc biệt là đối với dân văn phòng

Tìm hiểu về bệnh gai xương cổ tay

Từ thế kỷ 18, James Paget đã nghiên cứu và phát hiện ra tình trạng gai xương ở cổ tay người. Tuy những lý giải ban đầu chưa thực sự logic nhưng đây chính là tiền đề quan trọng để những nhà khoa học sau này tham khảo và tiếp tục nghiên cứu.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Theo một số lý luận của James Paget, cũng tương tự như các bộ phận khác khi bị gai xương, khớp cổ tay cũng từng gặp phải một số tổn thương và dần hình thành gai. Gai xương cổ tay làm cản trở đến quá trình vận động của cơ thể và để lại một số biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Vì vậy, hãy tìm hiểu thêm về bệnh gai xương cổ tay để sớm có biện pháp khắc phục và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

1. Triệu chứng gai xương cổ tay thường gặp

Thời kỳ đầu, hầu hết các triệu chứng gai xương cổ tay không có biểu hiện rõ ràng và làm cho bệnh nhân chủ quan. Tuy nhiên, khi tình trạng xấu đi các biểu hiện chèn ép rõ ràng và tần suất xuất hiện cơn đau ngày càng nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Bởi vì, lúc này nhiệt độ cơ thể bị giảm, hơn nữa cũng có một số trường hợp thường có thói quen cong cổ tay khi ngủ, điều này khiến cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn.

Tùy vào nguyên nhân, mức độ thoái hóa và mức độ chèn ép của các chồi xương mà biểu hiện bệnh ở mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng nhìn chung, gai xương cổ tay thường được biểu hiện qua một số dấu hiệu đặc trưng như:

  • Cổ tay bị đau nhức, khó chịu và gây khó khăn trong việc cầm nắm hoặc cử động bàn tay.
  • Cơn đau chuyển từ âm ỉ sang dữ dội khi người bệnh hoạt động hoặc làm việc quá lâu.
  • Triệu chứng đau thường bị lây lan sang những bộ phận khác như bàn tay, ngón tay, cánh tay và gây suy yếu.
  • Xuất hiện triệu chứng cứng khớp cổ tay và làm hạn chế vận động.
  • Tay bị tê bì, mất kiểm soát khi gai xương đã phát triển và chèn ép rễ thần kinh tay.
  • Suy giảm chức năng hoạt động cầm nắm nếu không được khắc phục.

2. Nguyên nhân gây gai xương cổ tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gai xương cổ tay nhưng chủ yếu là do một số tác động sau:

  • Lão hóa tự nhiên: Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng gai xương cổ tay. Bởi vì đây là tình trạng thoái hóa tự nhiên của xương khớp và làm cho các đầu sụn bị tổn thương.
  • Chấn thương: Tai nạn, té ngã, chơi thể thao hoặc lao động không đúng cách cũng khiến cho chứng thoái hóa phát triển nhanh, hình thành nên các gai xương.
  • Thoái hóa khớp mãn tính: Gây cản trở hoạt động trao đổi chất, chèn ép các dây thần kinh và kích thích triệu chứng đau nhức. Lúc này, cơ thể tự sản sinh dưỡng chất quá mức và dần dẫn đến tình trạng gai xương.
  • Môi trường làm việc: Tính chất công việc thường xuyên vận động cổ tay như bác sĩ, thợ cắt tóc, nhân viên văn phòng,… Thường xuyên vận động làm cho các đầu khớp nhanh chóng bị lão hóa.
  • Mắc các dị tật bẩm sinh: Người có tiền sử mắc bệnh xương khớp hoặc bị dị tật bẩm sinh cũng có nguy cơ bị gai xương cổ tay rất cao.

3. Chẩn đoán gai xương cổ tay

Gai xương cổ tay thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về xương khớp khác bởi triệu chứng của nó cũng tương tự nhau. Do đó, để nhận định chính xác tình trạng và giúp cho việc điều trị thuận lợi, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.

– Các triệu chứng gai xương cổ tay thường bùng phát khi cầm nắm điện thoại, lái xe hoặc khiến bạn thức dậy trong đêm chưa phản ánh được mức độ bệnh. Do đó, bác sĩ cần kiểm tra thể chất của bạn thông qua một vài hoạt động nhỏ trên ngón tay và cơ tay. Bệnh nhân sẽ có phản ứng khi bác sĩ yêu cầu uốn cổ tay hoặc chạm nhẹ vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép.

Triệu chứng gai xương cổ tay
Triệu chứng gai xương cổ tay qua hình ảnh X-quang

– Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang sẽ phản ánh được mức độ gai xương hoặc một số vấn đề đang gặp phải trong cổ tay như gãy xương hoặc viêm khớp.

– Điện cơ đồ: Được áp dụng khi chưa quan sát các vấn đề trên cổ tay bệnh nhân. Thử nghiệm này được thực hiện bằng việc đo các phóng điện nhỏ được tạo ra trong cơ bắp bệnh nhân. Phương pháp này được thực hiện để loại trừ thiệt hại cơ bắp và một số tác nhân gây bệnh không liên quan.

4. Điều trị gai xương cổ tay

Gai xương cổ tay có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến mất khả năng vận động hoàn toàn. Do đó, hãy chú ý theo dõi, nghỉ ngơi để cho tay được thư giãn. Khi bệnh có dấu hiệu bùng phát, hãy dùng túi chườm lạnh để giảm sưng viêm và tìm đến bác sĩ ngay.

Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn cho việc điều trị gai xương cổ tay bao gồm dùng nẹp, sử dụng thuốc nội khoa, phẫu thuật hoặc kết hợp một số phương pháp với nhau. Trong đó, nẹp và điều trị nội khoa hay các phương pháp bảo tồn khác chỉ có khả năng hỗ trợ bệnh nhân trong giai đoạn bệnh từ nhẹ đến trung bình, thời gian áp dụng kéo dài dưới 10 tháng.

– Phương pháp điều trị nội khoa cụ thể như sau:

  • Nẹp cổ tay: Giúp cố định cổ tay bạn trong khi ngủ và làm giảm các triệu chứng đau nhức, tê buốt vào ban đêm. Nẹp cổ tay là phương pháp tối ưu cho những người đang mang thai và cho con bú.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID): Ibuprofen (Advil, Motrin IB,..) có tác dụng làm giảm đau tạm thời chứng gai xương cổ tay. Trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng thuốc không đủ liều lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chứng gai xương.
  • Tiêm Corticosteroid: Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm Corticosteroid (cortisone) để làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định.
  • Sử dụng Corticosteroid đường uống: Corticosteroid có khả năng làm giảm các áp lực lên dây thần kinh, làm giảm viêm sưng tạm thời. Song, Corticosteroid đường uống cũng không được đánh giá cao cho tình trạng gai xương cổ tay.

– Phẫu thuật gai xương cổ tay:

Là giải pháp cải thiện nhanh tình trạng gai xương gây chèn ép nghiêm trọng hoặc khi các phương pháp điều trị khác không đáp ứng yêu cầu. Mục tiêu của việc phẫu thuật là làm giảm áp lực của gai xương lên hệ thần kinh giữa và dây chằng. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật gai xương cổ tay phổ biến đó là:

Phẫu thuật điều trị gai xương cổ tay
Phẫu thuật điều trị gai xương cổ tay là biện pháp giúp khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu
  • Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật ít gây đau, diện tích xâm lấn hẹp, vết thương có thể lành lại sau khoảng vài ngày.
  • Phẫu thuật mở: Phương pháp này có nguy cơ để lại biến chứng cao hơn và thời gian lành bệnh kéo dài. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết thương có nguy cơ bị nhiễm trùng, hình thành sẹo và có nguy cơ tái phát rất cao.

5. Phòng tránh gai khớp cổ tay

Triệu chứng gai xương cổ tay gây ra không ít biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Để ngăn ngừa tình trạng này, mỗi người nên tự ý thức trong một số vấn đề cụ thể đó là:

  • Dành thời gian để luyện tập và thư giãn cơ tay sau thời gian làm việc.
  • Tránh các hoạt động như bẻ, nén cổ tay trong thời gian dài.
  • Không nên xách hoặc nâng quá sức tránh làm tổn thương khớp cổ tay.
  • Hãy để tay được thư giãn thoải mái khi ngủ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể, đặc biệt là đối với cơ tay.
  • Hãy thăm khám bác sĩ khi khớp cổ tay có dấu hiệu bất thường.

Bạn muốn xem thêm: Khớp cổ tay bị thoái hóa nên điều trị như thế nào ?

Bệnh gai xương cổ tay ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Vì vậy, đừng nên bỏ qua những thông tin tham khảo trên đây. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

7 bài tập thể dục chữa gai cột sống vô cùng đơn giản

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện những bài tập thể dục chữa gai cột sống để cải thiện triệu chứng và ngăn chặn tiến triển...

Bệnh gai cột sống có chữa khỏi được không?

Gai cột sống là thuật ngữ đề cập đến sự phát triển xương bất thường ở đốt sống. Bệnh lý...

Xương mọc gai gây đau buốt. Tại sao xương lại hình thành mẩu gai? Và gai xương thường xuất hiện ở đâu? Đó là điều rất nhiều người quan tâm.

Xương mọc gai là bệnh gì?

Xương mọc gai là tình trạng mẩu xương nhỏ hình thành trên thân đốt sống và đĩa sụn. Xương mọc...

Bệnh gai xương khớp gối

Tìm hiểu về bệnh gai xương khớp gối

Theo các nghiên cứu và đánh giá mới đây của tổ chức JAMA, gai xương khớp gối là bệnh lý...

Gai đôi cột sống L5 là gì? chữa trị như thế nào?

Gai đôi cột sống L5 là một trong ba dạng gai đôi cột sống thường gặp nhất. Đây là bệnh...

Bệnh gai cột sống lưng: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gai cột sống lưng có thể gây chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến tê yếu, bại liệt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.