Những điều cần biết trước khi mổ gai cột sống

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phẫu thuật gai cột sống là biện pháp cuối cùng được chỉ định nhằm khắc phục các biến chứng tại vị trí gai. Tuy nhiên, kỹ thuật mổ gai cột sống không hề đơn giản và nó chiếm tỷ lệ thất bại hoặc gây biến chứng rất cao. Vì vậy, những ai đang có ý định hoặc được chỉ định phẫu thuật cột sống thì cần phải lưu ý một số vấn đề được đề cập sau đây.

Mổ gai cột sống cần lưu ý những gì
Liệu phương pháp mổ gai cột sống có gây ra biến chứng?

Những điều cần biết trước khi phẫu thuật gai cột sống

Tại Hội nghị Series LLC LTD – Đại hội toàn cầu về Rối loạn cột sống và cột sống lần thứ 5, các nhà nghiên cứu cho biết: “Gai cột sống là căn bệnh đang chiếm hơn 14% dân số và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật gai cột sống và phục hồi chức năng chiếm khoảng 2,7%.” Nhưng trước khi mổ gai cột sống, hãy tìm hiểu rõ hơn về phương pháp, kỹ thuật và các vấn đề liên quan.

Có thể bạn chưa biếtBệnh gai cột sống lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

1. Phẫu thuật gai cột sống là gì?

Gai cột sống là sự hình thành của các mỏm xương nhô khỏi mặt bên và ở phần thân của đốt sống. Các mỏm xương này chính là kết quả của những tổn thương tại đầu sụn và đốt sống.

Gai xương cột sống làm chèn ép các rễ thần kinh, gây tổn thương các cơ xung quanh và xuất hiện các cơn đau dai dẳng. Nếu không được điều trị kịp thời, gai cột sống có nguy cơ gây ra các biến chứng như teo cơ và thậm chí là mất khả năng vận động.

Mổ gai cột sống là phương pháp kết hợp khoa học, kỹ thuật hiện đại tác động vào cột sống, loại bỏ gai xương. Hiện nay, phẫu thuật gai cột sống là kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến nhưng đây không phải là giải pháp tối ưu. Phẫu thuật loại bỏ gai cột sống cũng có những phần trăm thất bại hoặc biến chứng rất cao. Nhưng nhìn chung thì đây là giải pháp cuối cùng được chỉ định áp dụng cho những trường hợp gai cột sống mức độ nghiêm trọng.

2. Mổ gai cột sống vào thời điểm nào là phù hợp?

Gai cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến và có xu hướng dần “trẻ hóa”. Đa số bệnh nhân đều mong muốn được phẫu thuật loại bỏ gai đốt sống càng sớm càng tốt tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành khuyến nghị phương pháp phẫu thuật này chỉ được áp dụng cho một số trường hợp.

Không phải trường hợp gai cột sống nào cũng được chỉ định phẫu thuật. Để thực hiện loại bỏ gai cột sống bằng việc phẫu thuật đòi hỏi rất nhiều yếu tố như mức độ bệnh nghiêm trọng, tinh thần bệnh nhân, chi phí và rất nhiều vấn đề khác. Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật gai cột sống thật sự rất nguy hiểm, vì thế nếu bệnh chưa thật sự nghiêm trọng thì bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng thuốc, điều trị vật lý trị liệu hoặc điều trị bảo tồn nhằm hạn chế những cơn đau do gai xương tác động.

Gai xương cột sống được chia thành các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bệnh nhân cần khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chẩn đoán chính xác, đồng thời ở mỗi mức độ bệnh sẽ có phác đồ điều trị hoàn toàn khác nhau.

Phẫu thuật gai cột sống
Gai cột sống làm tổn thương dây chằng và hệ thống thần kinh
  • Ở giai đoạn khởi phát: Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc kết hợp vật lý trị liệu như bấm huyệt, luyện tập theo hướng dẫn,…
  • Giai đoạn bệnh trung bình: Các triệu chứng đau đớn dai dẳng hơn bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc chuyên dụng và các bài tập riêng biệt.
  • Giai đoạn nghiêm trọng: Khi những phương pháp trên không còn tác dụng thì phẫu thuật là giải pháp cuối cùng. Để được tiến hành phẫu thuật, người bệnh phải trải qua các lượt kiểm tra và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ vì bệnh có nguy cơ tái phát rất cao.

Phương pháp mổ gai cột sống được chỉ định cho những trường hợp không phản ứng với thuốc, vật lý trị liệu hoặc những trường hợp có dấu hiệu nghiêm trọng và biến chứng. Tức các gai xương đã làm tổn thương nghiêm trọng đến dây thần kinh và tủy sống.

Xem thêmBệnh gai cột sống có chữa khỏi được không? – Chuyên gia chia sẻ

3. Chi phí phẫu thuật gai cột sống khoảng bao nhiêu tiền?

Trung bình một ca phẫu thuật gai cột sống thành công mất khoảng 40 – 50 triệu đồng, tùy vào khả năng phục hồi và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà chi phí cũng hoàn toàn khác nhau. Nhưng thực tế thì mổ gai cột sống là giải pháp sau cùng và chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện. Dù cho phẫu thuật có thành công ở vị trí này thì gai vẫn tiếp tục được hình thành tại các vị trí khác.

Chi phí phẫu thuật là vấn đề rất nan giải đối với một số bệnh nhân. Vì vậy, trước khi mổ gai cột sống hãy tìm hiểu cụ thể chi phí phẫu thuật để chuẩn bị.

4. Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Những rủi ro thường gặp phải

Mặc dù phẫu thuật gai cột sống được thực hiện bằng các kỹ thuật hiện đại nhưng nhìn chung nó đều có tác động đến mô, xương và làm tổn thương trên cơ thể. Do đó, trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ gặp phải một trong số những biến chứng như:

  • Đau nhức, viêm hoặc nhiễm trùng tại vị trí mổ.
  • Làm rách màng cứng.
  • Làm tổn thương cấu trúc dây thần kinh.
  • Bị ảnh hưởng từ thuốc gây mê.
  • Mất máu
  • Gai phát triển tại chỗ hoặc ở vị trí khác.
  • Chi phí điều trị cao, không phù hợp với một số đối tượng.

5. Làm thế nào để phục hồi và hạn chế gai cột sống tái phát?

Trước khi mổ gai cột sống, bệnh nhân cần tìm hiểu các nguyên tắc phục hồi nhằm làm giảm tái phát gai cột sống, cụ thể như sau:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Nếu thói quen đó có nguy cơ ảnh hưởng đến cột sống thì khả năng bệnh tái phát rất cao. Đặc biệt là đối với những người làm việc văn phòng và thường xuyên lao động nặng.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ.
  • Kết hợp vật lý trị liệu để làm tăng khả năng phục hồi và giúp cho các khớp linh hoạt hơn. Quá trình luyện tập có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc chuyên viên.
  • Tuyệt đối không được bỏ ngang liệu trình điều trị khi có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Không tự ý kết hợp thuốc hoặc thay đổi phương pháp điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng, giúp cơ thể phục hồi nhanh.
  • Duy trì cân nặng cơ thể ở mức vừa phải.
Duy trì hoạt động sau khi mổ gai cột sống
Vật lý trị liệu sau phẫu thuật giúp cho cột sống linh hoạt hơn

Chuẩn bị tâm lý trước khi mổ gai cột sống cũng là một gợi ý mà bạn đọc có thể tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh học gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ là thuật ngữ để chỉ sự thoái hóa các đốt sống ở cổ thường xuất hiện...

Gai đôi cột sống S1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gai đôi cột sống s1 (Spina bifida) là khuyết tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến cột sống và tủy...

Quốc dược Phục cốt khang – ĐẶC TRỊ bệnh gai cột sống, CHẮC KHỎE xương khớp

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh gai cột sống được nghiên cứu và bào chế...

Các bài tập Yoga trị gai cột sống đơn giản (có hình ảnh minh họa)

Gai cột sống là một căn bệnh khá nguy hiểm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bên cạnh việc...

Bị bệnh gai cột sống có quan hệ bình thường được không?

Gai cột sống thường gây ra các cơn đau nhức ở cổ, đặc biệt là ở hông, gây ảnh hưởng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *