Bệnh học gai đôi cột sống bẩm sinh

Gai đôi cột sống bẩm sinh là một dạng dị tật bẩm sinh, xảy ra do sự phát triển bất thường ở cột sống của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu mắc phải chứng bệnh này, sau khi được sinh ra, trẻ thường gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như bị thoát vị tủy, rối loạn thần kinh…

Thông tin về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh và cách điều trị
Thông tin về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh và cách điều trị

I/ Thông tin về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Nhắc đến bệnh gai cột sống, đa số chúng ta đều có suy nghĩ là bệnh chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi. Vì xương khớp ở các đối tượng này thường đã bị thoái hóa, không còn sự đàn hồi. Tuy nhiên ít ai biết rằng, cả những trẻ vừa mới được sinh ra cũng có thể bị gai cột sống. Phổ biến nhất là tình trạng gai đôi cột sống bẩm sinh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.

Gai đôi cột sống bẩm sinh là gì?

Gai đôi cột sống bẩm sinh là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng cột sống xuất hiện các khe hở, không khép kín hoàn toàn. Bệnh thường xảy ra ở cột sống thắt lưng cùng của cơ thể, hiếm khi gặp ở vùng cổ gáy. Sở dĩ được gọi là gai đôi bởi khi chụp X – quang, chúng ta sẽ thấy các gai phía sau của cột sống bị tách làm đôi. Nó sẽ tạo thành một khe hở ở giữa mà không dính liền với nhau.

Đây là một dị tật bẩm sinh, xuất hiện ngay từ lúc trẻ còn đang ở trong bào thai. Sau khi ra đời, những đứa trẻ mắc bệnh này có nguy cơ bị nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các vấn đề có thể gặp phải bao gồm bị thoát vị tủy, thoát màng tủy làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cho đến khi trưởng thành mới phát hiện được mình bị bệnh.

Phân loại

Gai đôi cột sống bẩm sinh được chia thành 3 dạng, bao gồm:

  • Gai đôi cột sống thể ẩn.
  • Gai đôi cột sống thể nang.
  • Thoát vị màng não ở trẻ nhỏ.

Trong 3 loại này, gai đôi cột sống thể nang được cho là dạng đáng quan tâm nhất. Bởi chúng có thể làm mất hoàn toàn chức năng của một bộ phận bất kỳ nào đó của cơ thể.

Theo thống kê, có khoảng 10 – 12% dân số nước ta bị gai đôi cột sống bẩm sinh. May mắn thay là hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không thấy xuất hiện các biểu hiện lâm sàng. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến vận động hàng ngày. Chúng chỉ thực sự được xem là bệnh lý khi xảy ra tình trạng thoát vị màng não qua kẽ hở, nhưng rất hiếm gặp.

Biểu hiện bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Tùy vào từng mức độ khác nhau mà bệnh sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Gai đôi cột sống nhẹ: Ở các đối tượng này, bệnh thường sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào. Do đó, rất khó nhận biết bệnh bằng mắt thường.
  • Gai đôi cột sống nặng: Nếu bệnh nặng, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện bị liệt, các chi bị yếu. Đồng thời, không làm chủ được các chức năng của hệ tiêu hóa, tiết niệu, bàng quang, bị vẹo cột sống. Một số ít trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường của hệ thần kinh ở chân và đường tiết niệu.

Biến chứng bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh

Gai đôi cột sống bẩm sinh hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mắc bệnh nặng sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng:

  • Thoát vị tủy, thoát vị màng não làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Làm tê liệt các bộ phận khác của cơ thể.
  • Hạn chế vận động.

II/ Điều trị và phòng ngừa bệnh gai cột sống bẩm sinh

Sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh
Sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị gai đôi cột sống bẩm sinh

Gai cột sống bẩm sinh có thể gây ra các biến chứng cho trẻ. Do đó nếu thấy con của mình có những biểu hiện bất thường, tốt nhất là nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường, các biện pháp điều trị và phòng ngừa thường được sử dụng bao gồm:

Điều trị

Khi bị gai cột sống, hầu hết mọi người đều có suy nghĩ là cần phải làm phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này lại có khả năng gây ra nhiều rủi ro. Vì đây là ca phẫu thuật khó, cần đến nhiều kỹ thuật chuyên môn cao. Do đó, cách chữa trị tốt nhất là áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa.

Người bị gai cột sống bẩm sinh cần phải được nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên vận động khi bị đau nhiều. Đồng thời, cần sử dụng các loại thuốc giảm đau không steroid như Aspirin, Profenid, Voltaren, Alaxan… Với những đối tượng mắc các bệnh dạ dày nghiêm trọng, nên dùng các loại thuốc thoa hoặc dán bên ngoài như Feldene, Salonpas… Bên cạnh đó, nên kết hợp các bài tập vật lý trị liệu như chườm nóng xoa bóp, dùng tia hồng ngoại, sóng ngắn, châm cứu, bấm huyệt… để mang lại tác dụng tốt. Bạn cũng nên tập những bài tập vận động tác động nhiều đến vùng cơ lưng hoặc bơi lội. Chúng sẽ giúp giãn các cơ cạnh cột sống, tránh được tình trạng co cơ và cảm giác đau đớn.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải kiểm soát được cân nặng của mình ở mức ổn định. Vì trọng lượng cơ thể càng tăng sẽ càng làm tăng áp lực lên cột sống, khiến bệnh phát triển. Hãy hạn chế ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi…

Tìm hiểu thêmNgười bị gai cột sống nên ăn gì kiêng ăn những gì là tốt nhất?

Phòng ngừa

Gai đôi cột sống bẩm sinh xảy ra ngay từ khi trẻ còn đang nằm trong bụng mẹ. Vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thì cách tốt nhất là chăm sóc sức khỏe thật tốt. Bà bầu cần ăn uống hợp lý để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời, trong thời gian trước và trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu nên uống bổ sung acid folic, việc này sẽ làm giảm được nguy cơ mắc bệnh cho bé. Ngoài ra, bà bầu cũng cần phải đi khám thai thường xuyên để nắm được tình hình phát triển của trẻ.

Gai đôi cột sống bẩm sinh có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh cho chính con của mình.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Tin bài nên đọc

Bị gai cột sống có nguy hiểm không?

Gai cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống do quá trình lão hóa gây ra. Khi lớn tuổi, đĩa đệm xương bị mất nước, dây chằng xương...
bị gai cột sống có nên đi bộ không?

Người bị gai cột sống có nên đi bộ không?

Đi bộ là một trong những môn vận động được rất nhiều người lựa chọn tập luyện để cải thiện...

Bài thuốc trị gai cột sống bằng khế chua giúp giảm đau hữu hiệu

Đau vùng cổ, thắt lưng, khó khăn trong vận động là một trong những biểu hiện thông thường của bệnh...

Cách chữa bệnh gai cột sống bằng cây xương rồng tại nhà

Trong dân gian đã truyền tai nhau cách chữa gai cột sống bằng cây xương rồng vừa dễ kiếm vừa...

Bị gai cột sống nên uống sữa gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bị gai cột sống nên uống sữa gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Hiện nay, bên cạnh việc sử các phương pháp y khoa hiện đại để điều trị bệnh gai cột sống...

Tìm hiểu phương pháp bấm huyệt chữa gai cột sống

Biện pháp xoa bóp bấm huyệt chữa gai cột sống có tác dụng giảm đau, cứng cổ, kích thích tuần...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.