Người bị gai cột sống nên ăn gì kiêng ăn những gì là tốt nhất?

Nhiều người tin rằng tuân thủ theo một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh gai cột sống. Theo đó, sử dụng thực phẩm giàu vitamin và chất dinh dưỡng sẽ giúp ích cho bạn trong việc chống lại bệnh gai cột sống.

Một số thức ăn có thể hạn chế, thậm chí là cắt giảm các cơn viêm. Tham khảo các loại thực phẩm chữa gai cột sống trong bài viết bên dưới.

gai cột sống ăn gì
Tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp ngăn ngừa và hạn chế khó chịu do gai cột sống gây ra

Nguyên tắc dinh dưỡng của bệnh nhân gai cột sống

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh gai cột sống. Bữa ăn thiếu canxi và các dưỡng chất có thể dẫn tới loãng xương, khiến xương khớp dễ thoái hóa và dẫn đến gai cột sống.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của xương khớp, người bệnh nên chú ý một số quy tắc dinh dưỡng sau:

– Bổ sung thực phẩm giàu canxi:

Canxi là thành phần cấu tạo nên cấu trúc và sức mạnh của xương. Do đó, muốn xương khớp khỏe mạnh, khắc phục được các triệu chứng thoái hóa, gai cột sống người bệnh nên chú ý thêm thực phẩm chứa canxi vào bữa ăn hàng ngày.

ĐỌC NGAY: Người bị gai cột sống uống canxi như thế nào là tốt nhất?

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D:

Vitamin D cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi để phát triển và bảo vệ xương. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì con người có thể tổng hợp vitamin D bằng thực phẩm hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

– Cung cấp vitamin C:

Vitamin C giúp phục hồi các mô, góp phần tái tạo collagen để đẩy nhanh quá trình hình thành sụn khớp. Một người trưởng thành nên bổ sung 60 mg vitamin C mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và ngăn ngừa gai cột sống.

– Bổ sung vitamin K:

Vitamin K có thể gia tăng mật độ của xương, ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp.

Bổ sung thực phẩm chứa Kali:

Chế độ ăn uống quá mặn, thừa muối có thể làm suy giảm mật độ xương. Do đó, tăng hàm lượng kali là cách để giảm lượng muối thừa và bảo vệ xương.

Gai cột sống nên ăn gì?

Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào có thể điều trị bệnh gai cột sống. Tuy nhiên các thực phẩm khác nhau có thể giúp người bệnh duy trì cân nặng khỏe mạnh và hạn chế vấn đề viêm.

Những người bệnh gai cột sống có thể tham khảo một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng sau đây để hạn chế các triệu chứng.

1/ Axit béo Omega – 3

Một nghiên cứu gần đây cho thấy bổ sung omega 3 có thể làm giảm các triệu chứng ở bệnh nhân gai cột sống. Một số loại thực phẩm chứa nhiều omega 3 bao gồm:

  • Hạt chia
  • Hạt lanh và dầu hạt lanh
  • Quả óc chó
  • Cá béo như cá hồi, cá mồi, cá ngừ
  • Đậu nành, dầu cải

Một số loại thực phẩm cũng chứa omega 3, tuy nhiên hàm lượng nhỏ hơn bao gồm cải xoăn, rau bina và salad.

2/ Hoa quả và rau củ

Ăn nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hấp thụ đầy đủ lượng vitamin cần thiết. Bên cạnh đó, trái cây cũng chứa một lượng khoáng chất, calo và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

người bị gai cột sống nên ăn gì
Bổ sung nhiều rau củ và trái cây có thể giảm viêm và cung cấp khoáng chất cho cơ thể

Hoa qua và rau củ được Hiệp hội Quốc gia (NASS) ở Vương quốc Anh khuyên dùng cho người bệnh gai cột sống như:

  • Đu đủ
  • Ổi
  • Dứa
  • Cam
  • Chanh
  • Bưởi
  • Cà chua
  • Cà rốt

3/ Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ có thể giúp giảm viêm. Tuy nhiên, một số loại ngũ cốc đã qua chế biến có thể chứa gluten chẳng hạn như lúa mạch đen, lúa mì có thể làm cho triệu chứng gai cột sống thêm tồi tệ.

Điều quan trọng là phải chọn loại ngũ cốc nguyên chất chẳng hạn như:

  • Gạo nâu
  • Ngô (bắp)
  • Kiều mạch
  • Yến mạch

4/ Thực phẩm giàu canxi

Gai cột sống sẽ khiến cho xương yếu. Đó là lý do người bệnh nên chú ý bổ sung thêm canxi vào bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm giàu canxi bao gồm:

  • Rau lá xanh đậm như cải xoong và cải xoăn
  • Bông cải xanh
  • Sữa tăng cường, sữa canxi ít béo
  • Quả hạnh nhân
  • Cá mòi đóng hộp
  • Ngũ cốc nguyên hạt

5/ Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, bảo vệ và giúp xương luôn chắc khỏe. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D qua anh nắng mặt trời hoặc một số thực phẩm sau:

  • Cá và hải sản
  • Lòng đỏ trứng
  • Dầu gan cá
  • Thực phẩm bổ sung như nước trái cây, ngũ cốc, sữa, đậu phụ

6/ Thảo mộc và gia vị

Một số loại thảo mộc và gia vị có thể chống viêm và hỗ trợ điều trị gai cột sống bao gồm:

  • Tỏi: chứa chất chống viêm và kháng khuẩn
  • Gừng: là chất chống viêm tự nhiên
  • Củ nghệ: có thành phần chính là curcumin được chứng minh là có khả năng làm giảm viêm

Người bị gai cột sống kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm có thể gây viêm và khiến cho tình trạng thêm tồi tệ. Do đó, người bệnh gai cột sống nên tránh:

1/ Thực phẩm ngọt

bệnh gai cột sống không nên ăn gì
Đường và thực phẩm ngọt có thể khiến cho tình trạng viêm, gai cột sống trở nên tồi tệ hơn

Đường và thực phẩm chứa đường tinh chế có thể dẫn đến viêm, sưng. Vì vậy người bệnh gai cột sống nên giảm thực phẩm chứa đường chẳng hạn như:

  • Món ăn tráng miệng
  • Kẹo
  • Bánh ngọt
  • Nước soda
  • Nước trái cây

2/ Thực phẩm chứa muối và natri cao

Thực phẩm chế biến chứa nhiều natri và muối có thể tác động các tế bào và gây viêm. Do đó, người bệnh gai cột sống nên hạn chế đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn và đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng.

3/ Thịt đỏ

Thịt đỏ chứa một số hóa chất và chất béo bão hòa sẽ khiến tình trạng gai cột sống nặng hơn. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế ăn thịt đỏ để giảm bớt các triệu chứng gai cột sống.

4/ Thực phẩm giàu chất béo

Chất béo có thể gây viêm nhiễm bao gồm chất béo bão hòa và omega 6 bao gồm:

  • Pizza
  • Phô mai và các sản phẩm từ sữa béo
  • Thực phẩm chế biến
  • Mayonaise
  • Bánh ngọt

5/ Tinh bột

Chế độ ăn uống nhiều tinh bột và hàm lượng ngũ cốc, rau quả thấp có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Một số thức ăn nhiều tinh bột mà người gai cột sống nên kiêng bao gồm:

  • Bánh mì và bánh ngọt
  • Cơm
  • Khoai tây
  • Mỳ ống

6/ Rượu

Mối liên hệ giữa rượu và các bệnh như thấp khớp, viêm khớp, gai cột sống không phải lúc nào cũng rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên những người gai cột sống nên kiêng hoặc hạn chế tiêu thụ rượu để đảm bảo an toàn.

Sử dụng rượu nặng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của xương và làm tăng nguy cơ loãng xương. Hơn nữa rượu cũng sẽ ức chế sự hấp thụ của các chất dinh dưỡng.

7/ Thực phẩm kích thích

Một số loại thực phẩm có thể gây đau cho những người bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, ở những cá thể khác nhau thì thực phẩm kích thích gây viêm đau cũng khác nhau. Do đó, giữ một danh sách các loại thực phẩm gây đau hoặc phản ứng tiêu cực là cách để xác định và tránh xa các triệu chứng gai cột sống.

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể hạn chế dấu hiệu của bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện chế độ ăn kiêng.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán hoặc lời khuyên của bác sĩ. Hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến vấn đề được chia sẻ trên đây.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bị gai cột sống nên uống sữa gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bị gai cột sống nên uống sữa gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Hiện nay, bên cạnh việc sử các phương pháp y khoa hiện đại để điều trị bệnh gai cột sống...

Thông tin về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh và cách điều trị

Bệnh học gai đôi cột sống bẩm sinh

Gai đôi cột sống bẩm sinh là một dạng dị tật bẩm sinh, xảy ra do sự phát triển bất...

Trong dân gian có các bài thuốc làm từ lá lốt giúp điều trị các cơn đau của bệnh gai cột sống.

Bí quyết trị gai cột sống bằng lá lốt theo ông bà xưa

Lá lốt là một loại rau dùng để ăn và làm gia vị trong bữa cơm của người Việt. Lá...

Bị bệnh gai cột sống có quan hệ bình thường được không?

Gai cột sống thường gây ra các cơn đau nhức ở cổ, đặc biệt là ở hông, gây ảnh hưởng...

Lá ngải cứu có rất nhiều công dụng trong y tế, có thể điều trị được bệnh gai cột sống.

Chữa gai cột sống bằng ngải cứu có được không?

Ngải cứu có thể giúp cải thiện căn bệnh gai cột sống. Bên cạnh áp dụng các bài thuốc từ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *