Bệnh đau gót chân ở người già: những điều cần lưu ý

Đau gót chân là kết quả tự nhiên phổ biến của quá trình lão hóa ở người già. Hầu hết bệnh đau gót chân ở người lớn tuổi không quá nguy hiểm, tuy nhiên một số trường hợp nó cũng có thể trở nên nghiêm trọng và cần được điều trị.

bệnh đau gót chân ở người già
Đau gót chân ở người già rất phổ biến do sự ảnh hưởng của tuổi tác

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT về công thức, thành phần trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]

Nguyên nhân khiến người già bị đau gót chân

Đau gót chân có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trong đó có 30% người bị đau gót chân trên 80 tuổi. Theo nhiều nghiên cứu cho biết, cứ 4 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị đau gót chân.

Đau gót chân ở người lớn tuổi có liên quan đến một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Các nguyên nhân này có thể bao gồm:

1/ Sử dụng giày dép không phù hợp

Mang giày dép có kích thước không phù hợp trong một thời gian dài có thể dẫn đến đau gót chân và viêm cân gan bàn chân ở người cao tuổi.

Mang giày dép quá chật sẽ khiến ngón chân hoặc gan bàn chân bị bó buộc vào một vị trí không tự nhiên. Điều này có thể cản trở việc hấp thụ, cọ xát dẫn đến căng thẳng ở bàn chân gây tổn thương và đau gót chân.

2/ Viêm mạn tính miếng đệm gót chân

Các hoạt động thể chất như chạy bộ, thể dục thể thao thường xuyên với cường độ nặng có thể dẫn đến hao mòn miếng đệm gót chân. Điều này sẽ tồi tệ hơn nếu các mô và khớp cơ thể trở nên cứng, kém linh hoạt, chậm tăng trưởng và kém hồi phục.

Khi cơ thể già đi, bàn chân sẽ bị mở rộng và ngày càng phẳng hơn. Điều này làm cho cơ thể gặp khó khăn trong việc phần phối trọng lượng, khiến miếng mỡ ở gót chân dễ bị ăn mòn. Và khi không có lớp mỡ đệm này, trọng lượng cơ thể sẽ rơi hoàn toàn vào xương gót chân gây đau đớn.

3/ Bệnh lý về thần kinh

Bệnh tiểu đường, bệnh viêm khớp, Parkinson hoặc các bệnh lý về thần kinh, viêm có thể làm tổn thương, ăn mòn dây thần kinh, gây tác động đến gót chân, bàn chân và gây đau đớn tại chỗ.

Bên cạnh đó, tổn thương thần kinh còn có thể làm hỏng, ăn mòn vòm, lớp đệm gót chân, dây chằng và xương hỗ trợ xung quanh bàn chân.

4/ Vấn đề về tuần hoàn máu

Khi cơ thể già đi, lưu lượng máu sẽ giảm gây ảnh hưởng đến sự tái tạo của mô và làm chậm quá trình lành vết thương. Điều này có nghĩa là, nếu một người lớn tuổi vô tình bị thương thì vết thương dễ bị nhiễm trùng và có thời gian hồi phục khá lâu.

Việc mất cân bằng tuần hoàn máu có thể dẫn đến những thay đổi về dáng đi, hay bị vấp ngã hoặc khập khiễng do đau.

5/ Thay đổi cấu trúc mô mềm

nguyên nhân đau gót chân ở người già
Khi cơ thể bị lão hóa, cấu trúc da và mô mềm thay đổi dẫn đến việc đau gót chân

Khi già đi, da chân sẽ mỏng hơn, khô hơn và có thể xuất hiện nhiều mụn nước, tổn thương ở khắp bắp chân, bàn chân. Điều này làm cho việc đi lại khó khăn hơn do áp lực trực tiếp tác động lên vòm bàn chân. Thời gian lâu dài, việc thay đổi cấu trúc da có thể gây ra một số bệnh lý ở chân như đau gót chân.

6/ Gai xương gót chân

Gai xương gót chân là việc xương gót chân tích tụ quá nhiều canxi và gây đau nhức dữ dội ở gót chân và vùng lân cận. Gai xương gót chân là bệnh hay gặp ở những người thừa cân, béo phì hoặc ở độ tuổi trung niên trở lên.

Đau nhói, buốt và xót ở gót chân là dấu hiệu phổ biến của bệnh gai xương gót chân.

7/ Viêm cân gan bàn chân

Cân gan bàn chân là dãi cân trải dài từ ngón chân đến tận cùng của gót chân. Khi bạn hoạt động nhiều thì áp lực sẽ tác động lên cân gan bàn chân gây kích thích về mặt cơ học. Về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm, sưng, đau gót chân.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đau gót chân ở người già bao gồm gai cột sống, béo phì, tiểu đường, giới tính nữ hoặc gặp các tình trạng như thoái hóa, viêm khớp và mô.

Làm gì khi người già bị đau gót chân?

Đau gót chân ở người già rất phổ biến, do đó điều đặc biệt quan trọng là người bệnh cần dành đủ thời gian để chăm sóc cho bàn chân đã bị lão hóa.

1/ Sử dụng miếng đệm

lưu ý khi người già bị đau gót chân
Sử dụng miếng đệm lót chân là cách làm giảm áp lực lên gót chân

Một trong những điều quan trọng nhất mà người bệnh cần làm khi bị đau gót chân là giảm áp lực lên bàn chân. Người bệnh có thể đeo dụng cụ chỉnh hình gót chân để giảm căng thẳng cho chân và giúp cơ thể phân phối trọng lượng tốt hơn.

Những miếng đệm gót chân này đã được chứng minh lâm sàng là có thể giúp giảm đau và hỗ trợ người bệnh tái tạo da gót chân tốt hơn.

2/ Massage gót chân

Việc này giúp các mô, dây chằng ở bàn chân, gót chân trở nên linh hoạt và mạnh mẽ hơn. Người bệnh có thể massage để kích thích lưu thông máu, phá vỡ các mô sẹo và giảm đau tạm thời.

3/ Sử dụng giày dép phù hợp, thoải mái

Sử dụng giày dép phù hợp với kích thước chân, không quá to càng không được quá nhỏ. Kích thước giày sai có thể góp phần làm tình trạng đau gót chân trở nên nghiêm trọng.

Hãy đo chân khi nó không còn sưng to để có sự lựa chọn kích cỡ giày hợp lý nhất. Hãy chắc chắn rằng đôi giày có đế dày hơn để bảo vệ chân khỏi bị chuột rút và ma sát khi đi bộ.

4/ Thường xuyên kiểm tra chân

Theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của chân để nhận thấy dấu hiệu bệnh lý như loét da, nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường. Giữ cho móng chân luôn ngắn và tránh đi chân trần để giảm thiểu áp lực lên bàn chân.

Trong quá trình lão hóa, đau gót chân là điều không thể tránh khỏi. Do đó, bằng cách nắm rõ sự thay đổi của gót chân, người bệnh có thể bảo vệ và hỗ trợ chứng tốt nhất. Thông tin trong bài viết này không thể thay thế chỉ dẫn, chẩn đoán hay đơn thuốc của bác sĩ chuyên môn. Nếu người bệnh có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ.

Tin bài nên đọc

7 bài tập thể dục chữa gai cột sống vô cùng đơn giản

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện những bài tập thể dục chữa gai cột sống...

Nên bổ sung thêm canxi cho cơ thể nếu bạn bị gai cột sống

Người bị gai cột sống uống canxi như thế nào là tốt nhất?

Bổ sung canxi cho cơ thể khi bị gai cột sống là điều cần thiết, vì chúng sẽ giúp cho...

Bị gai cột sống nên uống sữa gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bị gai cột sống nên uống sữa gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Hiện nay, bên cạnh việc sử các phương pháp y khoa hiện đại để điều trị bệnh gai cột sống...

Thông tin về bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh và cách điều trị

Bệnh học gai đôi cột sống bẩm sinh

Gai đôi cột sống bẩm sinh là một dạng dị tật bẩm sinh, xảy ra do sự phát triển bất...

Những bài thuốc Đông y chữa bệnh gai cột sống

Gai cột sống là một trong những bệnh lý của xương khớp, cũng được xem là một bệnh lý thoái...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.