Bệnh gai cột sống lưng: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gai cột sống lưng có thể gây chèn ép vào dây thần kinh dẫn đến tê yếu, bại liệt các chi. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ góp phần rất lớn vào hiệu quả điều trị. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống lưng

Khi mới hình thành, các gai xương còn nhỏ, ngắn nên hầu như không gây ra dấu hiệu nào khó chịu. Tuy nhiên, theo thời gian mỏm xương có thể phát triển về kích thước gây cọ sát vào phần mềm và đốt sống khiến bạn phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu như:

Bệnh gai cột sống lưng
Bệnh gai cột sống lưng thường ảnh hưởng đến khu vực thắt lưng

  • Đau lưng: Lưng bạn sẽ bị đau ở khu vực có gai xương. Cơn đau sẽ tăng nặng hơn mỗi khi di chuyển hoặc lúc cúi lên cúi xuống. Kèm theo đó là tình trạng cứng và mỏi cột sống lưng, đặc biệt là buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Tê yếu và mất cảm giác ở chân: Nếu bạn bị bệnh nặng, gai có thể chèn ép vào dây thần kinh ở cột sống lưng gây cảm giác tê bì, yếu liệt chi dưới, cản trở việc vận động, đi lại.
  • Không kiểm soát được hoạt động đại tiện, tiểu tiện: Tình trạng này cũng xảy ra khi dây thần kinh ở cột sống lưng bị chèn ép. Cơ thể bạn sẽ không còn kiểm soát được hoạt động của bàng quang và đường ruột dẫn đến mất tự chủ trong việc đại tiện, tiểu tiện.
  • Có biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật: Bệnh gai cột sống lưng cũng có thể gây rối loạn thần kinh thực vật với các dấu hiệu điển hình như khó thở, hạ huyết áp, cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn hoặc rối loạn phản xạ tự nhiên.
  • Các dấu hiệu toàn thân: Mệt mỏi trong người, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, giảm cân.

Nếu không được điều trị sớm, bệnh gai cột sống lưng có thể gây ra nhiều biến chứng như gù vẹo cột sống hoặc nghiêm trọng hơn là liệt vĩnh viễn. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu mắc căn bệnh này bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị trước khi quá muộn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống lưng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của gai xương ở cột sống lưng, trong đó phổ biến là các lý do sau:

  • Do gặp các vấn đề ở cột sống lưng như: Thoái hóa cột sống lưng, viêm cột sống lưng mãn tính
  • Do cơ thể dư thừa canxi. Chất này có thể lắng đọng tại cột sống và các phần mềm xung quanh dẫn đến sự hình thành của gai.
  • Tổn thương cột sống lưng do chấn thương khi chơi thể thao, té xe, tai nạn lao động…
  • Thói quen ăn uống không hợp lý, lao động nặng nhọc
  • Một số trường hợp bị bệnh bẩm sinh, tức bị gai cột sống lưng ngay từ khi mới sinh ra.

Việc xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ là chìa khóa quan trọng giúp cho công tác chẩn đoán và chữa trị bệnh được chính xác, hiệu quả.

Phương pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống lưng

Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán căn bệnh này bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Giúp chẩn đoán phân biệt tình trạng đau cột sống do nguyên nhân khác gây ra.
  • Chụp phim X-quang: Hình ảnh phản chiếu trên phim chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ xác định được mức độ bệnh, kích thước gai, vị trí gai cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến cột sống, thần kinh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh gai cột sống lưng
Chụp X-quang chẩn đoán gai cột sống lưng
  • Chụp CT scan: Kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ biết được mức độ chèn ép của gai lên các dây thần kinh ở cột sống lưng và sự thay đổi của cấu trúc cột sống.
  • Xét nghiệm điện học: Xét nghiệm này phản ánh tốc độ truyền tín hiệu của thần kinh đến não bộ cũng như các chi. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để xác định được mức độ tổn thương thần kinh do gai cột sống lưng gây ra.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho bạn.

Cách điều trị bệnh gai cột sống lưng

Hầu hết các bệnh nhân bị chèn ép thần kinh nhẹ hoặc trung bình có thể kiểm soát và cải thiện được triệu chứng bệnh bằng các phương pháp điều trị bảo tồn. Trường hợp nặng cần được phẫu thuật cắt bỏ gai xương nhằm tránh các biến chứng xấu cho người bệnh.

1. Trị bệnh gai cột sống lưng bằng phương pháp bảo tồn

  • Nghỉ ngơi:

Hoạt động nhiều có thể làm tăng sự ma sát của gai xương với cột sống và phần mềm xung quanh, từ đó dẫn đến tình trạng viêm cột sống lưng và làm thúc đẩy cơn đau trở nên dữ dội hơn. Chính vì vậy, trong giai đoạn bệnh đang bùng phát, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh.

  • Dùng thuốc:

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau theo đường uống giúp bạn bớt cơn đau lưng, đau cơ do gai xương gây ra. Nếu cột sống lưng có biểu hiện viêm, dùng thuốc chống viêm là điều cần thiết. Thời gian chữa gai cột sống lưng bằng thuốc có thể kéo dài từ 4-6 tuần.

  • Vật lý trị liệu:

Phương pháp này giúp cải thiện cơn đau, giảm sức ép của gai trên các dây thần kinh, phục hồi sức mạnh cho cột sống lưng và giúp việc vận động được linh hoạt hơn. Bạn có thể được châm cứu, xoa bóp, chiếu xung điện, kéo giãn cột sống hay các bài tập thể dục được thực hiện bởi chuyên gia vật lý trị liệu.

Vật lý trị liệu điều trị gai cột sống lưng
Vật lý trị liệu giúp giảm đau, phục hồi chức năng vận động cho cột sống lưng
  • Tiêm steroid:

Loại thuốc này được tiêm ngoài màng cứng có tác dụng giảm đau và tình trạng sưng viêm ở những người bị gai cột sống lưng kèm theo viêm. Thuốc có tác dụng mạnh nhưng chỉ cho kết quả tạm thời. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc nhắc lại định kì để duy trì được kết quả.

2. Phẫu thuật chữa bệnh gai cột sống lưng

Phẫu thuật thường được chỉ định cho những trường hợp không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bảo tồn hoặc nếu gai xương chèn ép dây thần kinh và tủy sống gây đau đớn nhiều, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Thông qua phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt bỏ các gai xương và dây chằng dày gây chèn ép dây thần kinh. Phần lớn các bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt xương đều có kết quả tốt, kết quả duy trì được trong nhiều năm và có chất lượng sống tốt hơn.

Tuy nhiên, một số điều kiện y tế có thể ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật và tốc độ phục hồi tổn thương. Đó có thể là các bệnh lý về tim mạch, tuổi tác, cao huyết áp, đái tháo đường…

Điều quan trọng là bạn cần thông báo cho bác sĩ biết được tất cả những vấn đề về sức khỏe bạn đang gặp phải trước khi ca phẫu thuật điều trị bệnh gai cột sống lưng được tiến hành. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích để tìm ra giải pháp chữa bệnh tốt nhất cho bạn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chuẩn đoán hay chỉ định điều trị thay thế cho các bác sĩ chuyên khoa.

**Có thể bạn quan tâm: Người bị gai cột sống nên ăn gì kiêng ăn những gì là tốt nhất?

Bị gai cột sống nên uống sữa gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bị gai cột sống nên uống sữa gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Hiện nay, bên cạnh việc sử các phương pháp y khoa hiện đại để điều trị bệnh gai cột sống...

Bài thuốc trị gai cột sống bằng khế chua giúp giảm đau hữu hiệu

Đau vùng cổ, thắt lưng, khó khăn trong vận động là một trong những biểu hiện thông thường của bệnh...

Phương pháp chữa gai cột sống bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được chỉ định cho các tình trạng gai cột sống lưng hoặc cổ để tăng...

Bệnh học gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ là thuật ngữ để chỉ sự thoái hóa các đốt sống ở cổ thường xuất hiện...

Tìm hiểu phương pháp bấm huyệt chữa gai cột sống

Biện pháp xoa bóp bấm huyệt chữa gai cột sống có tác dụng giảm đau, cứng cổ, kích thích tuần...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *