Amidan sưng to có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Amidan sưng to không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà còn xảy ra ở người lớn. Vậy, amidan sưng to có nguy hiểm không? Nên làm gì để cải thiện bệnh? Nắm rõ các di chứng có thể xảy ra khi bệnh chuyển nặng và phương pháp chữa trị kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh khó chịu này.

Amidan sưng to có nguy hiểm không?
Liệu Amidan sưng to có gây nguy hiểm đối với sức khỏe?

Amidan sưng to có nguy hiểm không?

Amidan sưng to ở trẻ em hoặc người lớn có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn, vi rút hoặc do nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, amidan sưng to thường sẽ giảm sau vài tuần và không gây bất kỳ triệu chứng khó chịu nào đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không tiến hành chữa trị kịp thời, khối sưng có thể lớn dần, chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là các biến chứng thường gặp khi viêm amidan sưng to:

  • Gây đau họng và nuốt đau: Đau họng, khó nuốt, nuốt vướng dẫn đến chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Thiếu hụt dưỡng chất sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi và suy nhược.
  • Gây biến chứng về thận và tim: Viêm amidan do nhiễm khuẩn nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến tình trạng viêm họng liên cầu khuẩn, có thể gây các vấn đề về thận và tim.
  • Ngưng thở khi ngủ: Amidan sưng to chính là một trong những yếu tố gây ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chủ yếu là do amidan viêm sưng, lớn dần về kích thước dẫn đến tình trạng chèn ép cuống họng. Từ đó, làm cản trở sự lưu thông không khí qua vùng hầu họng gây khó thở hoặc ngưng thở.
  • Biến chứng khác: Ngoài các biến chứng nêu trên, viêm amidan khi sưng to có thể kéo theo các vấn đề sức khỏe khác như đau tai, nhiễm trùng tai, hôi miệng hoặc thay đổi giọng nói,… Ngoài ra, ở một đối tượng bệnh còn gặp phải biến chứng khác như áp xe Peritonsillar.

→Xem thêm: Viêm Amidan khạc ra máu có nguy hiểm không?

Amidan sưng to có nguy hiểm
Amidan sưng to có thể gây biến chứng ngưng thở khi ngủ nếu không chữa đúng cách

Nên làm gì khi viêm amidan sưng to?

Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị thích hợp ở mỗi người. Đối với viêm amidan sưng to cấp tính do vi rút, người bệnh chỉ cần điều trị triệu chứng bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

  • Dùng nước muối súc miệng hoặc sản phẩm nước súc miệng có bán trên thị trường: Người bệnh nên tìm các sản phẩm nước súc miệng có chứa thuốc gây tê, sát trùng hoặc chống viêm.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ 4 – 5 cốc nước mỗi ngày giúp tránh mất nước gây khô rát ở vòm họng
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Giúp loại bỏ vi khuẩn và vi rút gây bệnh đường hô hấp tồn tại ở vòm họng. Để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và tái phát, người bệnh nên đánh răng 2 lần mỗi ngày
  • Uống nước gừng ấm: Nguyên liệu có công dụng giảm ho và hoạt huyết. Đồng thời, chúng còn có tác dụng giảm sưng, đau và kháng khuẩn.
  • Sử dụng nước chanh: Không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, nước chanh còn chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống nhiễm trùng và giảm đau.  Do đó, để đẩy lùi triệu chứng amidan sưng to, bệnh nhân nên uống 1 – 2 cốc nước chanh mỗi ngày.
Điều trị amidan sưng to
Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc nước chanh giúp phòng ngừa bệnh và hỗ trợ điều trị amidan sưng to

Trong trường hợp cơn đau nhức ở vòm họng gây khó nuốt, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc xịt họng Cloraseptic hoặc viên ngậm tinh dầu bạc hà hay tinh dầu quả thông,… để cải thiện tình trạng sưng đau.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid Tylenol hoặc ibuprofen. Các loại thuố này có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm sưng và hạ sốt. Từ đó giúp bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dưỡng chất.

Đối với trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan tái phát do nhiễm vi khuẩn gây sưng phù, để quản lý triệu chứng cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc có tác dụng giúp chấm dứt nhanh tình trạng sưng viêm và đau do bệnh gây ra. Tuy nhiên, để hạn chế tác dụng phụ và những biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ trong thời uống.

Mặt khác, amidan sưng to sẽ được nhân viên y tế chỉ định phẫu thuật khi các biện pháp chữa trị khác không giúp làm thuyên giảm kích thước. Ngoài ra, bác sĩ cũng đề nghị cắt bỏ amidan sưng to khi chúng gây nên biến chứng ngưng thở khi ngủ.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề “Amidan sưng to có nguy hiểm không?” Tùy vào từng mức độ bệnh mà amidan có thể gây nguy hiểm hoặc không. Tuy nhiên, để hạn chế những di chứng xảy ra, chúng tôi khuyên người bệnh nên thăm khám và làm theo hướng dẫn từ nhân viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

Bé bị viêm amidan có cần uống thuốc kháng sinh không?

Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh? Loại nào tốt?

Bé bị viêm amidan có cần uống kháng sinh không là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Tình trạng...

Phẫu thuật cắt amidan sau bao lâu thì hồi phục và lành hẳn?

Giống như nhiều ca phẫu thuật khác, người mới cắt bỏ amidan cần thời gian để bình phục. Tuy nhiên,...

Các biện pháp chữa viêm amidan tại nhà được nhiều người áp dụng

Một số trường hợp bệnh viêm amidan có thể tự khỏi nhưng nhiều người phải dùng thuốc kháng sinh để...

Viêm amidan cấp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm amidan cấp khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu, đau rát ở họng, làm ảnh hưởng...

Amidan chảy máu có phải dấu hiệu của bệnh nguy hiểm?

Hiện tượng amidan chảy máu là dấu hiệu cho thấy amidan của bạn đang gặp vấn đề bất thường. Nếu...